Kính
Hòa, phóng viên RFA
2015-01-02
2015-01-02
Blogger
Nguyễn Ngọc Già là 1 trong 3 blogger bị bắt gần đây. Thời gian này lại trùng với
thời điểm đảng cộng sản Việt Nam chuẩn bị đại hội trung ương, và qua đó chuẩn bị
cho đại hội toàn quốc vào năm 2016. Blogger
Điếu Cày Nguyễn Văn Hải trao đổi với Kính Hòa RFA về tình hình của truyền thông
tự do tại Việt Nam sau những vụ bắt bớ này.
Liên quan đến sinh hoạt của Đảng?
Kính
Hòa: Trong
thời gian gần đây, sau cuộc bắt bớ hai bloggers đầu tiên là Hồng Lê Thọ và Nguyễn
Quang Lộc có nhiều người nói rằng có lẽ là cuộc bắt bớ đó ngừng lại bây giờ thì
không phải như vậy. Sau cuộc bắt bớ blogger Nguyễn Ngọc Già, chuyện bắt bớ như
vậy đang bùng nổ như vậy có liên quan đến sinh hoạt của Đảng cộng sản Việt Nam
hiện nay không?
Blogger
Điếu Cày: Những
cuộc bắt bớ gần đây làm cho tôi nhớ lại chiến dịch bắt bớ vào năm 2010. Thời điểm
đó rất nhiều blogger bị bắt và đợt này tôi thấy là bắt cũng rất nhiều. Tôi thấy
nó trùng hợp với sinh hoạt mà đại hội của trung ương của Đảng Cộng sản Việt
Nam, vào thời điểm năm 2010 nó cũng xảy ra như vậy. Rất nhiều người bị bắt đặc
biệt là những người có tiếng nói trên mạng và có lượng truy cập cao. Sau khi họ
đại hội xong thì cũng có một số người được thả ra nhưng lần này có lẽ nó cũng
rơi vào trường hợp nó trùng với sinh hoạt của Đảng Cộng sản Việt Nam. Họ muốn
những người đấu tranh cho dân chủ, những người có tiếng nói được nhiều người
quan tâm ở trên mạng, họ muốn những người này phải im tiếng và bằng cách là bắt
giữ họ đi một thời gian. Còn cụ thể sau đó thì thế nào thì mình chưa thể đoán
được.
Kính
Hòa: Thưa
anh, có vẻ như đó là lý do chính để tạo ra cuộc bắt bớ này. Ngoài ra thì cũng
có những lời đồn đoán rằng có vài blogger bị bắt là do kẹt giữa cuộc đấu đá giữa
các thế lực cầm quyền tại Việt Nam. Theo anh, chuyện đó có đúng không?
Blogger
Điếu Cày: Trên
chính trường Việt Nam gần đây, một số năm gần đây khi họ đấu đá, báo chí của họ
cũng khó mà lên tiếng vì việc quản lý báo chí ở Việt Nam rất là chặt chẽ. Cho
nên nhiều người của họ cũng sử dụng truyền thông tự do ở bên ngoài để làm việc
theo mục đích của họ. Có lẽ những việc đấu đá như thế, ví dụ ở đây có một số
trang xuất hiện rất nhiều thông tin rò rỉ từ trong nội bộ của Đảng Cộng sản Việt
Nam ra ngoài, mà vừa rồi ông Trần Đại Quang, Bộ trưởng Bộ công an, có đề cập và
một điều nữa Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cũng có đưa ra vấn đề về sức
mạnh của truyền thông mạng. Đó là một sự thừa nhận về việc họ không còn nắm giữ
thế độc tôn trên xã hội truyền thông của Việt Nam nữa. Và điều đó cho thấy họ
tăng cường đàn áp ở trên mạng để giảm bớt truyền thông tự do.
Nhưng
tôi nghĩ phong trào dân báo ở Việt Nam hiện nay đang ở mức độ phát triển rất mạnh
mẽ và việc bắt một số người như thế này chỉ có thể làm gia tăng sự căm phẫn ở
trên mạng và làm cho người dân thấy rõ được sự dối trá của Đảng Cộng sản. Ví dụ
trước đây họ mị dân bằng nhiều cách, nhưng bây giờ họ tự vạch trần bộ mặt thật
của họ khi mà họ đàn áp tất cả những người viết tự do ở trong nước mặc dù năm
nay Việt Nam đã là thành viên của Hội đồng Nhân quyền.
Kính
Hòa: Đứng
trước cảnh bắt bớ những blogger như vậy thì những blogger dấn thân ở Việt Nam
phải làm như thế nào?
Blogger
Điếu Cày: Theo
tôi thấy hiện nay, anh em blogger đã qua nỗi sợ hãi rồi và họ luôn sát cánh
cùng nhau. Một người bị bắt thì rất nhiều người khác lên tiếng. Họ không hề sợ
hãi, đặc biệt là các anh em trong hội nhà báo độc lập hoặc văn đoàn độc lập hoặc
các nhà trí thức cũng lên tiếng, thậm chí là nhiều đảng viên trong số họ cũng
lên tiếng. Văn nghệ sĩ chính thống cũng đã bắt đầu vào cuộc rồi. Tôi thấy sự
lôi kéo của họ trong mạng xã hội bây giờ rất mạnh mẽ. Xu hướng của thời đại là
không thể đảo ngược. Tôi nghĩ đây là cuộc chiến giành dân ở trên Internet và ai
sẽ là người chiến thắng ở trên Internet dân báo sẽ thắng hay báo độc tài sẽ thắng.
Tôi nghĩ rằng xu hướng của thời đại này, nó nghiêng về phía dân báo hơn.
Mỗi blogger hãy là một nhà báo
Kính
Hòa: Anh
là người dấn thân cho truyền thông độc lập, cho dân báo như anh vừa nói thì
mình cũng chứng kiến sự phát triển của dân báo độc lập trong cả chục năm qua.
Trước mắt và trong thời gian ngăn hạn vài năm tới thì anh có thấy nhân tố nào mới
xuất hiện trong dân báo không, có những thành phần trẻ nào, những blogger mới
dân thân không thưa anh?
Blogger
Điếu Cày: Tôi
nghĩ bây giờ rất nhiều vì cứ điểm lại theo thời gian từ khi chúng tôi thành lập
câu lạc bộ nhà báo tự do năm 2007 và phát động phong trào dân báo năm 2008 và mỗi
bài viết mỗi blogger hãy là một nhà báo, một công dân hoặc là chúng tôi là dân
báo, những khởi đầu đầu tiên để kêu gọi, sử dụng blog để làm báo với số lượng
người ban đầu tham gia còn khiêm tốn đến ngày nay sự phát triển nó đã rất mạnh
mẽ, với số lượng người sử dụng Internet ngày càng đông thì những người đứng ra
làm báo độc lập càng nhiều, trong đó có nhiều nhân tố mới đặc biệt ở trong làng
báo là những nhà báo làm trong báo chí của chính quyền cũng đã có người trả thẻ
nhà báo và bước ra viết tự do như anh Trương Duy Nhất và một số anh em khác và
đặc biệt một số anh em bằng cách này hay cách khác để nói lên. Thì đó là một
trong những nhân tố mới của phong trào dân báo ở Việt Nam. Tôi nghĩ ngày càng
phát triển chứ không vì những sự đàn áp này đe dọa mà họ chùng tay. Bởi vì bây
giờ chính truyền thông tự do sẽ bảo vệ cho anh em, dư luận quốc tế sẽ bảo vệ
cho anh em nhiều hơn nữa và chúng tôi ở ngoài này tìm mọi cách để bảo vệ anh em
ở trong nước bằng tất cả khả năng của mình để đi đến các tổ chức quốc tế, để
kêu gọi cho những anh em mới bị bắt giữ, trong đó có anh Nguyễn Ngọc Già mới nhất.
Kính
Hòa: Có
vẻ như truyền thông dân báo và truyền thông internet thì nó sẽ đến với những
người sử dụng internet. Trong cái cấu trúc của dân số Việt Nam hiện nay với đa
số là nông dân không có khả năng tiếp cận với internet thì hi vọng của anh về
phát triển dân báo mạnh mẽ trong dân chúng Việt Nam để phong trào dân chủ sâu rộng
nó có quá sớm không anh?
Blogger
Điếu Cày: Thực
ra, nó không có sớm đâu anh. Thực ra lượng người truy cập internet ở Việt Nam
thì tôi nghĩ số lượng đó không nhiều, chỉ có những người già không chịu học hỏi
thôi, chứ bây giờ việc truy cập rất dễ, con cháu họ cũng có thể truy cập để cho
họ coi được. Chúng ta đều biết rằng trong xã hội thì những nhóm người sử dụng
internet là những nhóm người tinh hoa của xã hội và họ sẽ dẫn dắt cả xã hội chứ
không phải nhóm không xem xét, không tham gia gì về trí thức có thể dẫn dắt được
xã hội và rõ ràng xu hướng truyền thông, công nghệ còn phát triển hơn nữa, bức
tường bưng bít thông tin sẽ bị đánh vỡ hoàn toàn và sự lừa bịt thông tin ở trên
diễn đàn thông tin Internet, trên báo chí bây giờ không thể thực hiện được và
xu hướng đó khi được mở rộng nó sẽ đem lại tự do dân chủ cho Việt Nam.
Tôi
chỉ muốn nói rằng truyền thông đầu tiên làm nhiệm vụ lan tỏa, thứ hai thức tỉnh,
thứ ba liên kết, thứ tư tập hợp và nhờ đó bây giờ chúng ta đã trong thời điểm tập
hợp. Đó là rất nhiều tổ chức dân sự đã hình thành và đấy là một trong những bước
tiến có kết quả của truyền thông mà có thể nhìn thấy được từ năm 2007 đến nay.
Kính
Hòa: Xin
cám ơn Anh.
No comments:
Post a Comment