14.01.2015
Cuộc
họp Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 10 khóa XI của đảng Cộng sản Việt Nam
(CSVN) đã bế mạc. Cuộc họp thảo luận về các văn kiện sẽ trình trước Đại hội
XII, trong đó quan trọng nhất là dự thảo Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành
Trung ương, dự thảo Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020, tham
gia tổng kết 30 năm đổi mới 1986-2016, góp ý kiến về tinh giản biên chế, cơ cấu
lại đội ngũ cán bộ viên chức. Về nhân sự, quan trọng nhất là việc lấy phiếu tín
nhiệm các ủy viên Bộ Chính trị và Ban Bí thư, sau đó là lập quy hoạch cán bộ cấp
cao, và bầu bổ sung Ban Kiểm tra Trung ương đảng CS.
Lẽ
ra việc thảo luận về Cương lĩnh, đường lối đổi mới, Điều lệ đảng phải được đặt
là ưu tiên hàng đầu, nhưng xem ra việc này rất bị coi nhẹ do thái độ xơ cứng,
giáo điều, kiên trì những con đường cũ kỹ, ngăn cản mọi sự đổi mới thật sự. Đảng
CS càng bị thoái hóa về chính trị - đạo đức, thì vấn đề nhân sự lại càng được đặt
lên hàng đầu để tranh giành chức quyền, gắn bó với lợi ích riêng tư của các phe
nhóm.
Qua
phát biểu của nhiều nhà chính trị và trí thức theo dõi cuộc họp này, phần lớn
cũng chỉ mong kết quả của cuộc lấy phiếu tín nhiệm các ủy viên Bộ Chính trị và
Ban Bí thư được công bố, và ít quan tâm đến nội dung có gì mới trong các cuộc
thảo luận, nhất là về bản Báo cáo chính trị.
Thật
ra cuộc lấy phiếu tín nhiệm ở cuộc họp này cũng như ở Quốc hội trước đây không
mang tính chất dân chủ, vì có 3 nấc khác nhau - tín nhiệm cao, tín nhiệm và tín
nhiệm thấp - cộng lại thì ai cũng được 100% tín nhiệm cả, không có phiếu nào bất
tín nhiệm. Tất cả là cán bộ đảng viên bỏ phiếu cho nhau, không có phiếu nào của
người dân.
Theo
ý kiến của khá đông đảng viên và cán bộ, nhân dân ngoài đảng thì vấn đề then chốt
hiện nay của đảng CS là vấn đề thay hẳn Cương lĩnh của đảng, thay hẳn thể chế chính
trị, từ đó thay hẳn Hiến pháp của đất nước, đưa đất nước vào kỷ nguyên dân chủ
thật sự, coi đó là chìa khóa, là đầu mối để đổi mới toàn diện đất nước.
Đây
là nội dung chủ yếu nhất của biết bao ý kiến, góp ý, tuyên ngôn, tuyên bố, thư
ngỏ…trong 2 năm qua, nhất là trong cuộc thảo luận khá rộng về Hiến pháp mới năm
2013.
Thay đổi Cương lĩnh của đảng là thay đổi những gì? Đó là từ bỏ việc lấy học thuyết Mác – Lênin làm nền tảng chính trị và tư tưởng của đảng để ép nhân dân phải tuân theo. Đó là từ bỏ chủ nghĩa cộng sản viển vông đã bị cả thế giới phủ định; trước kia từng có hơn 100 đảng CS nay chỉ còn vài đảng CS cầm quyền. Đó là từ bỏ CNXH ảo tưởng mơ hồ chưa có thật ở đâu cả. Đó là thay đổi tên gọi của đảng CS Việt Nam và danh xưng của nước CHXHCN Việt Nam ( hiện nay chỉ có duy nhất nước Việt Nam dùng tên gọi này).
Thay đổi Cương lĩnh của đảng là thay đổi những gì? Đó là từ bỏ việc lấy học thuyết Mác – Lênin làm nền tảng chính trị và tư tưởng của đảng để ép nhân dân phải tuân theo. Đó là từ bỏ chủ nghĩa cộng sản viển vông đã bị cả thế giới phủ định; trước kia từng có hơn 100 đảng CS nay chỉ còn vài đảng CS cầm quyền. Đó là từ bỏ CNXH ảo tưởng mơ hồ chưa có thật ở đâu cả. Đó là thay đổi tên gọi của đảng CS Việt Nam và danh xưng của nước CHXHCN Việt Nam ( hiện nay chỉ có duy nhất nước Việt Nam dùng tên gọi này).
Rất
nhiều ý kiến của các học giả, nhà kinh tế trong và ngoài nước cho rằng công cuộc
đổi mới 30 năm qua đã hết đà, loanh quanh lại quay về đường mòn cũ, vẫn là chế
độ độc đảng toàn trị, chưa hoàn thành cách mạng dân tộc - dân chủ, đã đến lúc đảng
CS phải có dũng khí tự đổi mới, thay máu, lột xác để thành một tổ chức chính trị
dân chủ đa nguyên thứ thật, để có thể hội nhập hòa mình với thế giới dân chủ của
thời đại.
Đó
là sự lựa chọn duy nhất hiện nay, không có con đường nào khác, nếu không muốn bị
nhân dân nổi dậy đạp đổ theo một cách nào đó khi xã hội bế tắc, cuộc sống của
đa số nhân dân điêu đứng đến cùng cực. Chính Hồ Chí Minh đã từng nói “nếu đảng
và chính phủ không mang lại hạnh phúc cho dân thì nhân dân hãy đạp đổ nó đi”.
Tự
lột xác, thay đổi cương lĩnh, đường lối chính trị, kinh tế - xã hội, văn hoá,
ngoại giao, liên minh chiến lược toàn diện với những bạn bè tin cậy có chung bản
chất dân chủ, duy trì quan hệ láng giềng tốt trên cơ sở bình đẳng tôn trọng lẫn
nhau với Trung Quốc, là mệnh lệnh cấp bách của cuộc sống, là sự mách bảo của
trí tuệ và tâm huyết Việt, là mong muốn của cha ông ta, là nguyện vọng cháy bỏng
thiêng liêng của của nhân dân ta hiện nay.
Trong cuộc thảo luận góp ý cho dự thảo Cương lĩnh sắp khởi đầu ở các cấp, mong rằng mỗi đảng viên hãy phát huy đầy đủ ý chí của người công dân yêu nước để phát biểu rõ ràng về việc thay đổi cương lĩnh của đảng.
Để
đạt mục tiêu thay đổi cương lĩnh, các đảng viên sáng suốt, có tư duy độc lập hãy
truyền bá rộng rãi ý kiến xác đáng của mình trong đảng và ngoài xã hội, hãy chứng
minh rằng đây là thái độ tự phê bình nghiêm túc của đảng CS trước lịch sử, trước
tiền nhân và các thế hệ kế tiếp, một sự chân thành tạ tội về những sai lầm giáo
điều, quan liêu, hư hỏng đã phạm phải. Trên ý nghĩa nào đó đây là thái độ khôn
ngoan truyền thốnG của dân tộc, luôn thông minh sáng tạo, đồng thời là thái độ
hy sinh cao quý chịu chút đau thương để tự lột xác, đổi máu vì nhân dân, vì dân
tộc.
Đây
là lúc Đảng CSVN phải tự nguyện chuyển hóa sang một thực thể chính trị khác,
thành một đảng của dân tộc, của dân chúng, của trào lưu dân chủ chung của thời
đại, với một tên gọi mới, dám chấp nhận tranh đua với 1 hay vài đảng mới của xã
hội dân sự trong sứ mạng phục vụ nhân dân, đất nước, chịu sự giám sát thật sự của
lá phiếu cử tri.
Rõ ràng trong năm 2015, trong quá trình đi đến Đại hội XII, vấn đề thay đổi Cương lĩnh của đảng là vấn đề then chốt, trung tâm cần được thảo luận ráo riết cho ra lẽ. Đó là vấn đề sinh tử của dân tộc, của đất nước, của nhân dân, không thể coi nhẹ, bỏ qua được../.
* Blog của Nhà báo Bùi
Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài
VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
No comments:
Post a Comment