16-1-2015
Nhìn
vào quyển lịch mới, chúng ta thấy ghi năm nay là năm 2015. Nhìn vào tình
hình chính trị của thế giới chúng ta thấy Á Châu-Thái Bình Dương và đặc biệt là
Trung Quốc đã thay đổi khá nhiều. Đứng ở địa vi “số một” của thế giới Hoa Kỳ
cũng đang cố gắng lựa chọn cho mình một sách lược an ninh phù hợp với khà năng
và sự đòi hỏi của người dân trong nước.
Khác hẳn với chiến lược “ngăn chặn” Liên Xô trong thời gian Chiến Tranh Lạnh,
giờ đây, chiến lược của Hoa Kỳ áp dụng cho vùng Á Châu -Thái Bình Dương chưa được
rõ rệt lắm. Chiến lược đó chưa có tên và từ hơn hai thập kỷ nay người ta
chỉ biết đó là một chiến lược có hai mũi nhọn : mũi nhọn thứ nhất là tìm cách
khuyến khích và tạo điều kiên thuận lợi cho Trung Quốc nhanh chóng hội nhập vào
thế giới văn minh ; mũi nhọn thứ hai là tìm cách tạo thế “quân bình” (
balances) với lực lượng của Trung Quốc ở khắp nơi trên thế giới.
Theo nhận xét của mọi người thì cả hai mũi nhọn nói trên đều không mang lại kết
quả mong muốn. Trung Quốc vẫn ra tay đàn áp những người bất đồng chính kiến
tại quốc nội và không có một sự chuyển dịch nào đáng ghi nhận về hướng Tự
Do. Tại một vài nơi, thế quân bình cũng không thiết lập được vì ngân sách
của Hoa Kỳ bi cắt giàm.
Tình hình chính trị hiện tại của vùng Á Châu-Thái Bình Dương
Nói đến tình hình chính trị tại vùng này là đề cập đến thái độ ngang ngược của
Trung Quốc. Càng ngày thái độ của các lãnh ̣đạo Trung Quốc càng trờ nên
kiêu hãnh và tự cao tự đại. Theo họ, việc cai trị bằng chế độ độc đảng hiện
nay rất thích hợp cho Trung Quốc về mọi phương diện. Vì thế cho nên trong
thời gian qua, mặc dù đã chấp nhận vài thay đổi về mặt kinh tế họ vẫn nhất định
giữ nguyên trạng về quyền lực chính trị.
Họ luôn luôn vỗ ngực tự cho là có chính danh cai trị vì đã có công lấy lại và bảo
vệ danh dự của tổ quốc. Họ cũng không ngớt tuyên truyền là đã đưa Trung
Quốc lên ngang tầm với Hoa Kỳ nhưng lúc nào họ cũng bị ám ảnh bởi nỗi lo sợ bi
bao vây và lật đổ. Trước thái độ hoà nhã và thông cảm của Hoa Thịnh Đốn họ cũng
không tin tưởng và tiếp tục giữ nỗi sợ này canh cánh trong lòng.
Kể từ sau khi Chiến Tranh Lạnh chấm dứt, mặc dầu cố hết sức tránh đối đầu bằng
võ lực với Hoa Kỳ, Bắc Kinh không ngừng theo đuổi mục tiêu phát triển kinh tế để
đưa quốc gia họ lên vị thế “cường quốc”. Tin mới nhất cho biết là lợi
tức quốc gia của Trung Quốc đã qua mặt lợi tức quốc gia của Hoa Kỳ vào cuối năm
2014, và tin này đã khiến nhiều người kinh ngạc.
Tập Cận Bình, từ ngày lên ngôi chủ tịch, thường có giọng điệu kẻ cả đối những
nước anh em, và tự xưng mình là “nước lớn”. Bằng lời nói và hành động Bắc
Kinh đang cố gắng tiến từng bước đi vững chắc để làm lu mờ hình ảnh của Hoa Kỳ
trên thế giới. Trong thâm tâm, họ muốn thay thế Hoa Kỳ tại vùng Á
Châu-Thái Bình Dương.
Bằng chính sách nói trên, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đang áp dụng sách lược được
coi như tốt nhất của Tôn Tử là “thắng mà không cần chiến đấu”. Họ cố
tạo ra một tình thế mới, buộc các quốc gia trong vùng phải “im lặng” tuân theo
để tranh ngôi “số một” với Hoa Kỳ.
*
Sự thất bại về “đồng thuận” giữa hai quốc gia Hoa, Trung vào lúc này, không đến
từ tình trạng tiếu thiện chí của đôi bên mà đến từ sự khác biệt về “lợi ích quốc
gia”của hai nước. Dù cho sự bất đồng thuận về một số lợi ích nhỏ có thể
vượt qua bằng thương lượng, nhưng những sự khác biệt căn bản liên quan đến “ý
thức hệ” thì không thể nào dàn xếp được.
Cái mà Trung Quốc muốn hiện nay là “bá quyền khu vực”. Điều này Hoa Kỳ
không thể nhượng bộ vì từ lâu Hoa Kỳ đã chủ trương là không để cho bất cứ một sức
mạnh đối kháng nào nổi lên trên lục địa Âu-Á. Chủ trương này bao gồm một
số lý do mang tính chiến lược. kinh tế và ý thức hệ, mà bao đời tổng thống đã
ra công gìn giữ dù phải đối mặt với bạo lực như mọi người đều biết.
Một Trung Quốc không bị Hoa Kỳ kiểm soát trong vùng Á Châu – Thái Bình Dương,
có thể chưa hành động bằng bạo lực ngay lúc này, nhưng nó sẽ từ từ gậm nhấm
đất đai và tài nguyên thiên nhiên của các quốc gia bé nhỏ xung quanh. Khi
nó đã hoàn toàn kiểm soát biển Đông bằng cái “lưỡi bò chín đoạn”, nó sẽ đẩy mạnh
sự kiểm soát sang biển Ấn Độ, sang vùng Trung Đông rồi sang Phi Châu. Và
một khi nó đã thành công trong vụ lấn chiếm thứ hai này thì thế giới sẽ gặp khó
khăn trong mọi hành động thương mại và trong mọi vấn đề khai thác tài nguyên.
Chừng
nào đảng CSTQ còn kiểm soát Hoa Lục môt mình nó sẽ làm thất bại nỗ lực dân chủ
hóa các nước xung quanh. Rồi tiếp theo, từ căn cứ Á Châu đó, nó sẽ dùng sức mạnh
kinh tế để tiếp sức cho các chế độ độc tài thân hữu khác trong vùng, như nó đã
làm với Việt Nam trong dĩ vãng.
Ngay cả khi Trung Quốc đã trở thành “dân chủ” , thì cũng chưa chắc gì Bắc Kinh
đã có thể đi đến một sự “đồng thuận chân thành” với Hoa Kỳ. Những rắc rối
nội bộ trong tiến trình dân chù hóa sẽ tiếp tục phá phách sự đồng thuận giữa
hai nước. Cho nên trong một thời gian dài nữa, những hợp tác mà Bắc Kinh
ưng thuận, đòi hỏi phải là những hợp tác thật lòng. Liên quan đến điểm
này, điều cần nhắc lại ở đây là : một khi chính phủ Trung Quốc đã có chính danh
cai trị thì không có lý do nào để họ còn phải lo ngại đến âm mưu lật đổ của các
quốc gia dân chủ khác.
Hoa Kỳ sẽ phải học tập để sống chung hòa bình với Trung Quốc và coi họ như một
“cường quốc” tại Á Châu-Thái Bình Dương, cũng như nước Anh đã phải nhìn nhận
Hoa Kỳ như một “cường quốc” tại Tây Bán Cầu trong dĩ vãng. Lịch sử đã chứng
minh như vậy, và phải như vậy mới có thể tránh cho nhân loại tham họa tự hủy diệt
bới chiến tranh nguyên tử. Lẽ cố nhiên là một vài phản kháng nhỏ sẽ vẫn
còn xuất hiện trong thời gian, nhưng những loại phản kháng đó rồi cũng sẽ tự điều
chỉnh.
Những việc cần làm ngay
Đối với Hoa Kỳ, việc phải làm ngay là phải tạo thế “quân bình” lực lượng với
Trung Quốc ở khắp nơi trên thế giới , và phải làm tốt việc này. Phụ
tá ngoại trưởng James Steinberg gọi việc này là “bảo hiểm chiến lược”.
Trước việc Trung Quốc gây rắc rối tại biển Đông với Nhật Bản, Việt Nam, Phi Luật
Tân ….hành pháp Obama đã bắt đầu tạo lập thế “quân bình” tại vùng này vào năm
2010. Theo cách nói của tổng thống Obama thì ông đã sớm chấm dứt cuộc can
thiệp của Mỹ vào Iraq và Afghanistan để “chuyển trục” sang vùng Á Châu-Thái
bình Dương.
Trước
hành động nói trên, Trung Quốc không tin là Mỹ sẽ có đủ quyết tâm và tài nguyên
để thực hiện sự “chuyển trục” đó. Họ nghi ngờ là phải, vì hành động của Mỹ
liên quan đến sự “chuyển trục” này chưa có gì là ghê gớm và quyết liệt, ngoài
việc đưa một ít lính sang căn cứ Darwin tại Úc Châu và việc sắp xếp lại một vài
ý niệm mới về chiến lược “air-sea battle” mà Mỹ trang bị cho những cái tên kêu
dữ dội như : phối hơp tấn công. tiến sâu và cắt đứt, tiêu diệt và đánh bại…Những
ngôn ngữ đó không phải là cách trả lời cho sự lớn mạnh của quân đội Trung Quốc.
Dù khó khăn đến đâu thì Hoa Kỳ cũng phải tìm ra ngân sách cần thiết để “quân
bình “ lực lượng với Trung Quốc ở những nơi chưa thực hiện.
Từ
thập kỷ 1990 đến nay, Trung Quốc thắt lưng buôc bụng để dành ngân sách tối đa
cho sự phát triển quân đội. Ước muốn của Bắc Kinh là tìm hết cách để
quân đội của họ có thể nhanh chóng qua mặt quân đội Hoa Kỳ. Một cuộc chay
đua vũ trang mới lại bắt đầu, giống cuộc chạy đua vũ trang với Liên Xô thời
trước. Cho nên Hoa Kỳ phải chú tâm để phản ứng kịp thời.
Sự
im lặng của Hoa Kỳ làm cho các chiến lược gia Trung Quốc tin rằng Hoa Kỳ đang
thực sự sợ hãi nếu phải đương đầu với Trung Quốc bằng chiến tranh tại vùng Á
Châu-Thái Bình Dương. Dù sao thì vào lúc này, một cuộc chiến tranh như vậy
cũng chưa đến nỗi phải xảy ra. Tuy nhiên, nhu cầu “quân bình” lực lượng với
Trung Quốc phải giữ đúng mức và đúng lời hứa để làm yên lòng quần chúng và đồng
minh.
Từ
sau chiến tranh Việt Nam, đồng minh của Hoa Kỳ rất dễ mất tin tưởng vào sự bảo
vệ của Mỹ. Để lấy lại lòng tin này, Washington phải hành động nhiều
hơn nói. Hoa Kỳ phải chứng minh cho thiên hạ thấy là họ có nhiều quyết
tâm và khả năng hơn Bắc Kinh, và lúc nào cũng đứng ở tuyến đầu chứ không phải
chỉ biết “chỉ huy từ phía sau”.
Chiến
tranh hiện đại đòi hỏi phải đánh thắng ngay từ những giây phút đầu tiên bằng những
cuộc tấn công như vũ bão trên mọi mặt trận, kể cả mặt trận không gian, chứ
không phải chỉ bằng chiến lược phòng thủ tốt. Vì thế nó là một cuộc
chiến rất đắt tiền, phải chuẩn bị thật kỹ trong mọi kế hoạch chứ đừng để xảy ra
những sự hụt hẫng bất thường không tính trước.
Lời
hứa của Hoa Kỳ là sẽ bảo vệ các đồng minh của mình bằng võ khí nguyên tử là những
lời cam kết viết, vẫn còn nằm trong sổ sách. Nếu chiến tranh xảy ra vào
lúc này thì quân đội Hoa Kỳ cần phát triển theo diện rộng. Chẳng hạn như
phải liên minh với các quốc gia trong vùng để không cho Trung Quốc cản trở những
hải lộ quốc tế, hoặc phải nhanh chóng ra tay trước để kiểm soát những hải lộ đó
trước tiên. Hoa Kỳ vẫn còn đang nắm độc quyền những thứ vũ khí sát thương
phóng lên từ dưới nước ((undersea warfare technology) thì đó là một lợi thế to
lớn cần sử dụng.
Thương
lượng là tốt nhất
Washington
phải chứng minh cho Bắc Kinh thấy rằng quan hệ giữa hai nước bằng thương lượng
hòa bình là tốt nhất. Bằng đường lối ngoại giao, không khí chiến tranh sẽ
dịu xuống, mặc dầu sự tin tưởng lẫn nhau vẫn chưa hẳn là một trăm phần trăm thực
hiện.
Lãnh vực đầu tiên cần thương lượng là vấn đề mậu dịch (trade). Mậu dịch
có lợi cho cả hai bên, nhưng nó đang có khuynh hướng phát triển “bất cân xứng”
đối với phía Hoa Kỳ. Vì Trung Quốc cố giữ cho giá trị đồng Yuan quá thấp
so với đồng Dollar nên Mỹ đả trở thành con nợ lớn nhất của Trung Quốc.
Tình trạng nợ nần này khiến Mỹ phải chịu nhượng bộ nhiều điều bất lợi.
Cho nên Mỹ cần phải thương lượng để nhanh chóng thanh toán món nợ năng nề đó.
Bắc Kinh cũng không ngớt áp lực các công ty ngoại quốc trao chuyển kỹ thuật
(transfer of technology) như một điều kiện để được phép đầu tư và sử dụng thị
trường. Vấn đề này cũng cần phải xét lại vì rõ ràng là Bắc Kinh đang dùng
mậu dịch như một biện pháp để tạo thế đứng chiến lược.
Trung Quốc hiện đang theo dõi với con mắt thèm muốn những kỹ thuật cao của Mỹ
và Âu Châu. Ho cũng đang dùng những điều kiện của mậu dịch để tìm cách
xâm nhập vào các lãnh vực này. Đặc biệt trong lãnh vực truyền thông họ có
nhu cầu cấp bách và cao nhất. Trung quốc có khả năng và sẵn sàng bỏ ra những
khoản tiền lớn để hối lộ hoặc để mua những kỹ thuật này. Mua rồi, họ sẽ
phá hoại hoặc nghe lén những liên lạc bí mật giữa các nước đồng minh.
Washington phải kiểm soát gắt gao những công ty truyền thông cùa mình có nhều
quan hệ đối tác với những công ty của Trung Quốc tại Hoa Lục.
Kết luận
Trong mọi lãnh vực, nếu Washington tỏ ra mệt mỏi và chán nản, thì nhóm diều hâu
của Bắc Kinh sẽ nhảy vào đó để thế chỗ. Họ sẽ ngạo mạn cho rằng đó là kết
quả của chính sách cương quyết mà họ đã áp dụng, trong đó có chính sách phát
triển và cải tiến quân đội mà họ luôn luôn coi là chủ trương lớn nhất.
Hoa Kỳ và các quốc gia dân chủ không bao giờ được rời con mắt kiểm soát khỏi
Trung Quốc. Phe dân chủ phải tìm hết cách để ủng hộ sự phát triển các xã
hội dân sự của xứ này, để phổ biến mạnh mẽ hơn tư tưởng Tự Do vào đó và để bênh
vực những người đang bị tù đầy vì đã đấu tranh cho nhân quyền cùa con người.
Cuộc khủng hoảng kinh tế cách đây bốn năm đã làm cho Hoa Kỳ gặp khó khăn nhưng
không đến nỗi suy sụp. Washington hiện đang lấy lại phong độ ngày
xưa. Trong khi đó thì tại Trung Quốc mức phát triển đang có chiều hướng
đi xuống. Đảng CSTQ vẫn nắm quyền lãnh đạo, nhưmg trong một
tương lai không xa lắm thì chắc chắn mọi chuyện sẽ đảo ngược.
Trung Quốc sẽ phải đối mặt với một dân số già nua phải nuôi dưỡng và một chế độ
tham nhũng bất trị. Tập Cận Bình đã nhìn thấy nguy cơ do tệ nạn đó gây ra
và đang tìm cách “đả hổ, diệt ruồi”. Nền kinh tế của Trung Quốc chắc
chắn sẽ đi vào tình trạng bất khả trì (unsustainable). Hoa Kỳ chỉ cần giữ
làm sao cho chiến tranh đừng xảy ra trong thời gian trước mắt là hòa bình thế
giới sẽ được bảo vệ.
Nhiều người lo sợ rằng, việc hợp tác và để cho Trung Quốc tung hoành trong thế
kỷ này có thể nào nguy hại đến tương lai của nước Mỹ hay không ? Câu trả
lời là hiện nay, mối quan hệ Hoa Kỳ-Á Châu Thái bình Dương hãy con mờ mịt chưa
rõ rệt. Tuy nhiên có mấy điều chắc chắn có thể ghi nhận được là : Hoa Kỳ
sẽ là quốc gia bá quyền cuối cùng của nhân loại ; nền kinh tế của Trung
Quốc không phải là mô hình để thế giới noi theo ; tiêu đích dân chủ vẫn
là tiêu đích cao nhất để nhân loại tiến tới ; và nếu chiến tranh không xảy
ra thì “diễn biến hoà bình” sẽ có lợi cho phe dân chủ hơn là cho khuynh hướng độc
tài. /.
---------------------
No comments:
Post a Comment