Jonathan
Glancey - BBC
10
tháng 1 2015
Quảng trường Đỏ ở
Moscow luôn là nơi để Liên Xô cũ và sau này là Nga phô trương sức mạnh trong
các cuộc diễu binh hàng năm
Các
khu thành thị lớn từ thời Hy Lạp cổ đại đã có những khoảng không gian rộng lớn.
Chúng luôn là những nơi để diễn ra các cuộc tụ tập hòa bình và cả các cuộc
biểu tình bạo lực. Jonathan Glancey tìm hiểu:
Từ
thời Hy Lạp cổ đại đã có những bãi trống công cộng, được gọi là agora,
tức khu chợ ngoài trời, nằm ở chính giữa các thành phố để mọi người tới tụ họp.
Đây
là những khoảng không gian đô thị không chỉ nổi tiếng mà còn là nhất định phải
có.
Kể
từ đó, mỗi quảng trường công cộng không chỉ ở thế giới phương Tây mà còn trên
toàn cầu đều có cái gì đó tương tự như các agora.
Đó
là nơi các thương gia và các nhà triết học, các nhà thơ và các chính trị gia họp
mặt, và cũng là nơi dân chúng tới khiếu nại, biểu tình, và cả có lúc bị giải
tán, thậm chí bị đàn áp bạo lực.
Bởi
vậy, agora là một nơi đặc biệt và thường là nơi rất dễ chịu, nhưng
cũng không ngạc nhiên gì khi nó chính là gốc của từ agoraphobia, tức là
nỗi sợ hãi những nơi công cộng.
Trong
hàng trăm năm, và tất nhiên là ngày nay, các quảng trường công cộng là nơi biểu
tình, nơi có hành vi bạo lực và thậm chí cả làm cách mạng.
Một
dãy dài các cái tên nổi bật ta có thể nhắc tới, chỉ tính riêng với những địa
danh bắt đầu bằng vần ‘T’, như các quảng trường Tahrir, Taksim, Thiên An Môn,
Trafalgar.
Quảng
trường Concorde, Place de la Concorde, bất chấp cái tên của mình, đã không hề
bình yên trong các cuộc bạo động của sinh viên tại Paris hồi 1968.
Quảng
trường Palace Square của St Petersburg, sẽ mãi mãi gắn với Cách mạng tháng Mười,
sự kiện đưa Lenin và những người Bolsevic lên nắm quyền hồi 1917.
Palace Square sẽ mãi gắn
với Cách mạng tháng Mười, sự kiện đưa Lenin và những người Bolsevic lên nắm
quyền hồi 1917
Quảng
trường Đỏ tại Moscow là nơi gắn liền với lăng Lenin và các cuộc diễu binh hàng
năm hoành tráng, nơi để Liên Xô cũ và nay là Nga phô trương sức mạnh quân sự.
Quảng
trường Cách mạng, Plaza de la Revolucion ở Havana là nơi Fidel Castro thời nắm
quyền mỗi năm đều có bài diễn văn trước đám đông hàng triệu người kể từ sau
cuộc cách mạng hồi 1959 lật đổ nhà độc tài được Hoa Kỳ hậu thuẫn, Fulgencio
Batista.
Gần
đây, cảnh bạo lực tập trung tại các quảng trường công cộng đã được chiếu tới
tận từng nhà chúng ta, với hình ảnh gửi về từ Tripoli, Istanbul, Cairo và
Kiev, với những cuộc diễu binh đầy màu sắc quân sự, chính trị từ Bắc Kinh và
Bình Nhưỡng.
Một
số các cuộc biểu tình bạo lực nhất tại Anh trong mấy chục năm qua đã diễn ra tại
quảng trường Trafalgar của London hồi 1990, liên quan tới cuộc thăm dò về thuế
của chính phủ do đảng Bảo thủ của bà Margaret Thatcher lãnh đạo.
Bất
kể tình hình chính trị chín muồi tới đâu, hay vấn đề mang tính xã hội tới mức
nào, thì các quảng trường ở các thành phố lớn vẫn luôn chứa đựng rủi ro, với khả
năng bùng nổ thành bạo lực, như lịch sử đã từng chứng minh.
Các
quảng trường không chỉ là nơi tụ họp mà còn là khóa van an toàn cho khu đô thị.
Đó
cũng là nơi để người dân tới ăn mừng, tới ngỏ lời chia buồn, hay trải lòng về
những bất ổn trong cuộc sống thường nhật.
Quảng trường Tahrir của
thủ đô Cairo là nơi người dân Ai Cập biểu tình phản đối cả Tổng thống Hosni
Mubarak lẫn người kế nhiệm ông, Mohammed Morsi
Điểm
tập trung tinh hoa
Bởi
là nơi trung tâm nhất của hầu hết các thành phố lớn, các quảng trường cũng là
những nơi được tập trung đầu tư rất nhiều các tinh hoa kiến trúc, tiền bạc và
văn hóa.
Khu
vực Forum ở thành Rome cổ từng là nơi vô cùng tráng lệ trong thời Hoàng đế
Augustus, còn các quảng trường khác từ thế kỷ thứ nhất tới thế kỷ 20 luôn đóng
vai trò quan trọng cho đời sống của Thành phố Bất diệt.
Các
quảng trường thành phố theo lẽ tự nhiên luôn là nơi tập trung sự chú ý, nhưng
những quảng trường gây ấn tượng nhất, dễ chịu nhất trên thế giới luôn là một tổ
hợp các kiến trúc kết gắn với nhau.
Ở
London, đó là những quảng trường thường là êm ả với các khu vườn xung quanh.
Hay
ở Turin là các khoảng trống thoáng đãng được thiết kế với những hàng cột có kiến
trúc Baroque.
Ở
Venice, nơi rộng nhất là quảng trường Piazza San Marco, nơi mà Napoleon
Bonaparte được cho là đã mô tả như “một phòng vẽ tranh của Âu châu”.
Rất
quen thuộc với mọi người, nhưng Piazza San Marco vẫn là một khoảng không đầy
quyến rũ.
Được
che kín ba mặt bởi những tòa nhà cổ điển với những dãy cột lớn tiếp nối nhau,
còn mặt thứ tư mở hướng tới thánh đường Saint Mark và lầu chuông trên đó.
Khối
kiến trúc này đã được phục chế hồi 1912 sau khi tòa nhà gốc bị sập trước đó
một thập niên, khiến con mèo của người quản lý thánh đường thiệt mạng. May
mà không có ai khác bị hề hấn gì trong vụ sập nhà.
Quảng trường Trafalgar
của London là nơi người dân thường tụ tập trong những dịp lễ lớn
Khi
các quảng trường thành phố trở nên quá lớn, chúng không còn luôn đem lại cảm
giác che chở cho người dân nữa.
Những
quảng trường như Thiên An Môn, hay thậm chí cả Plaza de la Constitucion ở
Mexico City - địa điểm tụ họp ghê gớm của thành phố Aztec xưa kia, Tenochtitlan
- cũng có thể gây chứng sợ hãi cho hầu như bất kỳ ai.
Trái
tim thành phố
Thiên
An Môn được nhà lãnh đạo Trung Quốc, Mao Trạch Đông cho mở rộng vào cuối thập
niên 1950 bởi ông muốn có quảng trường lớn nhất thế giới.
Dù
là trong những ngày hè oi bức hay những ngày đông ảm đạm, Quảng trường Thiên An
Môn luôn là nơi có những thử thách mang tính quyết định.
Sức
mạnh của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã bị thách thức tại đây hồi 1989 bởi
phong trào đòi dân chủ.
Ngày
5 tháng Sáu năm đó, cảnh sát và quân đội đã nã súng giết chết hàng trăm, mà
cũng có thể là hàng ngàn người biểu tình.
Hình
ảnh ám ảnh nhất từ những ngày khủng khiếp đó là cảnh một người đàn ông đơn lẻ
mặc chiếc áo sơ mi trắng, hai tay xách túi mua đồ, dám đối diện với một đoàn
xe tăng rùng rùng đi trên Đại lộ Tràng An ở hướng bắc của quảng trường.
Không
ai thừa nhận là đã biết người đàn ông quả cảm đó, hay về việc chuyện gì đã xảy
ra với ông sau đó: Quảng trường Thiên An Môn đã nuốt chửng ông.
Quảng trường Thiên An
Môn là nơi hàng trăm, mà cũng có thể là hàng ngàn sinh viên Trung Quốc đấu tranh
đòi dân chủ hồi 1989 đã bị giết chết
Trong
những năm gần đây, không chỉ có nhiều thành phố lớn trên thế giới đầu tư vào
các quảng trường lịch sử của mình, mà ý tưởng có các quảng trường cũng đang trở
nên thịnh hành.
Các
quảng trường vốn đã xuống cấp tại Hoa Kỳ nay hồi sinh trở lại, chẳng hạn như
các quảng trường Market ở Houston hay Pittsburgh, hay quảng trường Campus
Martius của Detroit.
Có
lẽ điều then chốt khiến cho những nơi này trở nên tràn đầy sức sống trở lại là bởi
chúng thực sự là nơi để mọi người tới tụ tập, gặp gỡ.
Cũng
có thể nói là hơi thừa, nhưng có những quảng trường rộng nhất thế giới lại
đóng vai trò như nút giao thông khổng lồ, hỗn loạn chứ không phải là quảng trường.
Chẳng
hạn như quảng trường Palace de la Concorde của Paris, luôn khiến người ta thất
vọng bởi khó ai có thể đi bộ ở đó chứ đừng nói chuyện hẹn gặp.
Tuy
nhiên, từ lâu nay đã tồn tại một xu hướng. Đó là với các chế độ chính trị
độc đoán như của Napoleon hay Mao Trạch Đông luôn quét bỏ đời sống nhộn nhịp,
náo động, là thứ vốn đem lại cho các agora của Hy Lạp cổ đại vị trí đặc biệt
ở Athens trong thời dân chủ rực rỡ Pericle, và thay vào đó bằng một đời sống tẻ
nhạt với những lễ diễu hành, chính trị và quân đội.
Bất
kể các thành phố đã phát triển, mở rộng ra sao, thì các trung tâm thành phố vẫn
luôn đóng vai trò đặc biệt quan trọng.
Nằm
chính giữa thành phố luôn là các agora - nơi tụ họp vì dân chủ: quảng trường
công cộng.
Bản gốc
tiếng Anh bài viết này đã được đăng trên BBC Culture.
No comments:
Post a Comment