Ủy ban Bảo vệ Quyền
Làm Người Việt Nam | Quê Mẹ
2015-01-20
Thông
cáo báo chí của Liên Âu
về cuộc Đối thoại Nhân quyền Liên Âu-Việt Nam
về cuộc Đối thoại Nhân quyền Liên Âu-Việt Nam
PARIS, ngày 20.1.2015 (QUÊ MẸ) - Hôm nay, 20.1.2015, Liên Âu vừa ra Thông cáo báo chí nói đến nội dung cuộc Đối thoại Nhân quyền Liên Âu-Việt Nam lần thứ 4 tại thủ đô Brussels, Vương quốc Bỉ, ngày hôm qua 19.1.2015. Ông Ugo Astuto, Giám đốc Nam và Đông Nam Á thuộc Bộ Ngoại giao Liên Âu, dẫn đầu Phái đoàn Liên Âu. Phái đoàn Việt Nam do ông Vũ Anh Quang, Tổng giám đốc Vụ Các Tổ chức Quốc tế thuộc Bộ Ngoại giao Việt Nam, dẫn đầu.
Trong cuộc đối thoại năm thứ tư này, Liên Âu đã nêu lên các vấn đề tự do ngôn luận và truyền thông, kể cả pháp lý Internet và biểu tỏ sự quan ngại của Liên Âu trước sự mở rộng việc áp dụng những điều luật An ninh quốc gia trong bộ Luật Hình sự.
Liên
Âu nhắc lại sự quan tâm nghiêm trọng về tình hình một số các nhà bảo vệ nhân
quyền, các nhà hoạt động, các bloggers và thân nhân của họ. Liên Âu cũng nêu bật
vấn đề thực hiện tự do tôn giáo hay tín ngưỡng, qua việc phát triển tích cực
khi chấp thuận chuyến viếng thăm đã phải chờ đợi rất lâu của Báo cáo viên LHQ đặc
nhiệm tự do tôn giáo tháng 7 năm ngoái. Nhưng Liên Âu vẫn tỏ mối quan ngại về sự
tồn tại những hạn chế [trong vấn đề tôn giáo].
Liên Âu khuyến thỉnh Việt Nam chuyển hướng tới một xã hội cởi mở, đặt trọng tâm trên các tiêu chuẩn luật quốc tế, và tôn trọng nhân quyền. (…) Liên Âu lưu ý việc xét lại bộ Luật Hình sự như cơ hội bảo đảm sự cố kết với các nguyên tắc lập thành Hiến Pháp và Công ước Quốc tế về các Quyền dân sự và chính trị.
Liên Âu còn nhấn mạnh sự tham gia quan trọng của các luật sư và quyền xử án công minh, cũng như sự cần thiết cải thiện các điều kiện giam cầm. Liên Âu lấy làm tiếc cho số lượng án tử hình lên cao trong năm 2014 và kêu gọi chính phủ Việt Nam tiến đến việc huỷ bỏ án tử hình.
Liên Âu khuyến khích Việt Nam trong tư thế thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ làm bật lên vai trò quán quân tôn trọng nhân quyền trên thế giới cũng như tại Việt Nam, và sớm công bố Lộ đồ thực thi các khuyến cáo được đưa ra tại cuộc Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) tại LHQ vừa qua.
Suốt ba tháng qua, Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam đã ráo riết tham gia vận động, thông tin tại Quốc hội Châu Âu và LHQ về tình hình nhân quyền và tôn giáo tại Việt Nam. Thành quả thấy rõ qua hồ sơ của Uỷ ban đã được quan tâm và sử dụng trong các cuộc gặp gỡ, đối thoại với Hà Nội.
Liên Âu khuyến thỉnh Việt Nam chuyển hướng tới một xã hội cởi mở, đặt trọng tâm trên các tiêu chuẩn luật quốc tế, và tôn trọng nhân quyền. (…) Liên Âu lưu ý việc xét lại bộ Luật Hình sự như cơ hội bảo đảm sự cố kết với các nguyên tắc lập thành Hiến Pháp và Công ước Quốc tế về các Quyền dân sự và chính trị.
Liên Âu còn nhấn mạnh sự tham gia quan trọng của các luật sư và quyền xử án công minh, cũng như sự cần thiết cải thiện các điều kiện giam cầm. Liên Âu lấy làm tiếc cho số lượng án tử hình lên cao trong năm 2014 và kêu gọi chính phủ Việt Nam tiến đến việc huỷ bỏ án tử hình.
Liên Âu khuyến khích Việt Nam trong tư thế thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ làm bật lên vai trò quán quân tôn trọng nhân quyền trên thế giới cũng như tại Việt Nam, và sớm công bố Lộ đồ thực thi các khuyến cáo được đưa ra tại cuộc Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) tại LHQ vừa qua.
Suốt ba tháng qua, Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam đã ráo riết tham gia vận động, thông tin tại Quốc hội Châu Âu và LHQ về tình hình nhân quyền và tôn giáo tại Việt Nam. Thành quả thấy rõ qua hồ sơ của Uỷ ban đã được quan tâm và sử dụng trong các cuộc gặp gỡ, đối thoại với Hà Nội.
Sau đây là các công
tác vận động ấy :
Tham luận của ông Võ Văn Ái nhân dịp Bộ Ngoại giao Liên Âu tham
khảo các xã hội dân sự về cuộc Đối thoại Nhân quyền Liên Âu – Việt Nam tổ chức
tại Brussels hôm 16.12.2014
Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam (Vietnam Committee on Human Rights) cảm ơn Bộ Ngoại giao Liên Âu đã cho chúng tôi cơ hội nói lên mối quan ngại trước hiện tình nhân quyền tại Việt Nam chẩn bị cho cuộc Đối thoại Nhân quyền Liên Âu - Việt Nam lần thứ tư sắp tới.
Ông Võ Văn Ái phát biểu
tại Ủy ban CESCR ở Điện Wilson LHQ Genève
Ủy
ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam quan ngại sâu sắc về sự thiếu vắng tiến
trình đưa luật pháp Việt Nam tương ứng với các Công ước nhân quyền quốc tế mà
Việt Nam đã cam kết tham gia. Năm 2012, theo kết luận ghi trong Hiệp ước Đối
tác và Hợp tác, Đối thoại nhân quyền Liên Âu Việt Nam được nâng lên cấp cao và
gặp gỡ tại hai thủ đô Hà Nội hay Liên Âu trên nền tảng đối thoại nghiêm túc. Ngụ
ý cho sự cam kết vững chắc của cả hai bên để nhân quyền được ưu tiên quan tâm tối
đa trong quan hệ Liên Âu - Việt Nam. Thế nhưng Việt Nam chẳng những chỉ thất bại
trong tiến bộ đích thực về nhân quyền suốt giai đoạn ấy, mà trái lại, còn gia
tăng đàn áp những người bảo vệ nhân quyền, những nhà bất đồng chính kiến và những
nhà hoạt động dân chủ ôn hoà, với sự leo thang bạo động của công an, sách nhiễu
và giam cầm. Việt Nam tiếp tục thông qua những luật mới để áp đặt những hạn chế
khắc nghiệt về tự do tôn giáo, và tự do ngôn luận trực tuyến hay ngoài luồng.
Về tự do ngôn luận : Trong năm 2014, một số bloggers nổi danh bị bắt và kết án tù chỉ vì họ phát ngôn những biểu tỏ ôn hoà. Nguyễn Quang Lập bị bắt hôm 6.12.2014, và Hồng Lê Thọ bị bắt hôm 29 tại Saigon. Cả hai bị kết tội “lợi dụng tự do dân chủ xâm phạm quyền lợi nhà nước” chiếu điều 258 của bộ Luật Hình sự. Trong năm 2014, Việt Nam sử dụng điều 258 để kết án ít nhất 12 người nhắc nhở tới nhân quyền, và bắt 4 bloggers. Nguyễn Hữu Vinh (được biết dưới tên Anh Ba Sàm) và người cộng tác Nguyễn Thị Minh Thuý, cùng bị bắt trong tháng 5.2014. Tháng 11, trại tù B14 gần Hà Nội cấm không cho luật sư bào chữa Hà Huy Sơn vào tiếp xúc với thân chủ Nguyễn Hữu Vinh, và luật sư bào chữa Nguyễn Tiến Dũng gặp thân chủ Nguyễn Thị Minh Thuý. Vào tháng 12.2014, văn phòng Biện lý thông báo cho luật sư rằng trường hợp ông Vinh được trả về cơ quan điều tra công an để bổ túc hồ sơ.
Những người hoạt động bảo vệ nhân quyền : Trong năm 2014, Việt Nam tiếp tục sách nhiễu và giam cầm những người bảo vệ nhân quyền. Mới tuần lễ trước đây, hôm 12.12 2014, Toà án Nhân dân Đồng Tháp trong phiên phúc thẩm giữ nguyên án tù cho bà Bùi Thị Hằng, ông Nguyễn Văn Minh, và cô Nguyễn Thị Thuý Quỳnh về tội “phá rối trật tự công cộng” chiếu điều 258, đoạn 2 của bộ Luật Hình sự. Ba người này bị bắt hôm 11.2.2014 tại huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp khi đi thăm cựu tù nhân lương tâm Nguyễn Bắc Truyển và vợ ông. Hai ngày trước đó, công an đã tấn công gia đình ông Truyển và bắt về đồn.
Vấn đề thả tù nhân : Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam chào đón việc trả tự do cho các tù nhân chính trị Cù Huy Hà Vũ (ngày 6.4.2014) và Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày) ngày 21.10.2014. Tuy nhiên, điều vô cùng đáng tiếc là họ chỉ được trả tự do với điều kiện chấp nhận dời cư sang Hoa Kỳ. Nguyễn Văn Hải không được cả quyền thông báo cho gia đình về sự ra đi của ông. Ông chỉ được gọi điện thông báo chuyến đi cho con khi máy bay ghé Hồng Kông.
Tự do tôn giáo : Đàn áp trên căn bản tôn giáo tiếp tục lan rộng. Nghị định 92 về “Hướng dẫn và biện pháp thi hành Pháp lệnh về tín ngưỡng và tôn giáo” có hiệu lực từ tháng giêng 2013 cấm mọi sinh hoạt bị xem là “lợi dụng quyền tự do tín ngưởng hay tôn giáo”, và gia tăng một số nghĩa vụ cùng những điều luật mơ hồ, qua đó nhà cầm quyền được quyền tự do trừng phạt hay hạn chế các sinh hoạt tôn giáo. Thay vì bảo đảm quyền tự do tôn giáo, Nghị định 92 được dùng để tăng cường sự kiểm soát hay điều khiển các tôn giáo tại Việt Nam.
Từ ngày 21 đến 31.7.2014, Báo cáo viên LHQ đặc nhiệm Tự do tôn giáo hay tín ngưỡng, ông Heiner Bielfeldt, viếng thăm Việt Nam. Mặc dù cuộc viếng thăm được Liên Âu chào đón như sự phát triển tích cực, nhưng trong thực tế đã bị phá hỏng do công an theo dõi sát nút và sách nhiễu. Cuối cuộc thăm viếng, Báo cáo viên LHQ đã phải tuyên bố Việt Nam vi phạm các nguyên tắc thăm viếng tại chỗ (in situ visits). Nhiều dự tính thăm viếng đã bị “cắt đứt”, một số đối tác bị hăm doạ, sách nhiễu để tránh gặp Báo cáo viên LHQ. Ông Heiner Bielfeldt cũng cho biết luôn luôn bị mật vụ hay công an theo dõi, khiến các cuộc gặp gỡ riêng tư và kín bị xâm phạm. Ông đã kết luận : “Những vi phạm tự do tôn giáo tại Việt Nam là một thực tại”.
Hoàn cảnh của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN), là tôn giáo lâu đời và có đông đảo tín đồ là tổ chức đáng quan tâm. Bị giải thể từ năm 1981 sau khi Nhà nước thiết lập Hội Phật giáo Tăng già Việt Nam. Hàng giáo phẩm lãnh đạo GHPGVNTN bị giam cầm, hăm doạ và thường xuyên sách nhiễu. Mặc dù có rất nhiều lời kêu gọi của Cộng đồng Thế giới, Việt Nam vẫn không cho GHPGVNTN phục hồi quyền sinh hoạt pháp lý. Tháng giêng năm 2014, Việt Nam mở cuộc đàn áp GHPGVNTN và các tổ chức thành viên như Gia Đình Phật tử Việt Nam nhân dịp lễ Hiệp Kỵ tại Tu viện Long Quang ở Huế do Hoà thượng Thích Như Đạt làm Viện chủ. Lực lượng Công an ngăn chận, sách nhiễu, hăm dọa chư Tăng Ni, Phật tử thành viên GHPGVNTN không cho tham dự lễ. Hàng trăm công an bao vây Tu viện Long Quang. Hoà thượng Thích Thanh Quang, Viện chủ chùa Giác Minh ở thành phố Đà Nẵng và Sư cô Thích Nữ Đồng Hiếu bị hành hung và cấm không cho ra Huế. Huynh trưởng Gia Đình Phật tử Việt Nam, Lê Công Cầu, bị bắt và quản chế tại Huế. Công an tịch thu laptop, điện thoại di động và giao diện UBS của anh. Có ít nhất 100 huynh trưởng Gia Đình Phật tử Việt Nam bị bắt, quản chế, như trường hợp các Huynh trưởng Hoàng Như Đạo (huyện Phong Điền), các Huynh trưởng Hoàng Thị Hồng Phượng, Văn Đình Tất, và Nguyễn Sắc (huyện Quảng Điền) ; Ngô Đức Tiến và Văn Tiến Nhị (huyện Phú Vang). Trương Diên Hiếu (huyện Hương Trà) ; Nguyễn Tất Trực và Nguyễn Đình Mộng (huyện Hương Thuỷ).
Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ, 87 tuổi, bị quản chế không lý do tại Thanh Minh Thiền viện ở Saigon. Ngài trải qua 30 năm tù đày vì kêu gọi ôn hoà cho tự do tôn giáo và nhân quyền. Hoàn cảnh ngài ngày nay bị công an theo dõi, kiểm soát, và mất quyền công dân vì không có hộ khẩu, không được tự do liên lạc. Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam và Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền kêu gọi Liên Âu áp lực cho việc trả tự do tức khắc và vô điều kiện cho Đức Tăng Thống.
Duy trì tiêu chuẩn Nhân quyền Quốc tế : Cải cách pháp lýlà yếu tố chủ chốt : Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam lập lại mối quan tâm đã được đệ trình lên Hội đồng Nhân quyền LHQ nhân kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) Việt Nam vào tháng 2.2014. Điều quan tâm khẩn thiết của chúng tôi là, sự thiếu vắng tiến trình đưa luật pháp Việt Nam tương ứng với các Công ước nhân quyền quốc tế mà Việt Nam đã cam kết tham gia. Những điều luật trong chương An ninh quốc gia của bộ Luật Hình sự bao hàm tội phạm mơ hồ, tỉ như “phá hoại đoàn kết dân tộc, gieo chia rẽ giữa những người tôn giáo với người không theo tôn giáo” (điều 87) ; “tuyên truyền chống phá Nhà nước Xã hội chủ nghĩa” (điều 88) ; thường được trưng dẫn để giam cầm các bloggers và các nhà bất đồng chính kiến sử dụng Internet khi họ luân lưu trực tuyến những ý kiến ôn hoà ; “lợi dụng tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước” (điều 258). Điều 79 về “những hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” đưa tới án tử hình, càng ngày càng được viện dẫn để trừng phạt các hoạt động thuộc phạm vi tự do ngôn luận.
Các điều luật này, có 7 điều dẫn tới án tử hình, chẳng bao giờ được phân biệt giữa những hành động bạo lực như khủng bố, với những hành xử tự do ngôn luận, hoàn toàn trái chống với Công ước Quốc tế về các Quyền dân sự và chính trị (ICCPR).
Việt Nam cũng thường viện dẫn Pháp lệnh 44 (ban hành năm 2002) về “Quản chế hành chính”, nhằm tăng cường quyền lực cho công an địa phương, cho phép bắt những ai phê phán chính quyền, để quản chế tại gia, hay đưa vào bệnh viện tâm thần, hoặc các trại cải huấn, trong vòng 2 năm mà không cần thông qua sự xét xử của toà án.
Các Quyền Kinh tế, Xã hội, và Văn hoá : Việt Nam tiếp tục vi phạm nghiêm trọng các Quyền Kinh tế, Xã hội, và Văn hoá, và cũng coi thường những nghĩa vụ đối với Ủy ban LHQ về các quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa (CESCR). Phúc trình mà Việt Nam đệ nạp lên Uỷ ban LHQ hồi tháng 11 năm 2014 trễ đến 18 năm. Nhân dịp này, Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam và Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền cũng đã gửi đến Uỷ ban LHQ bản Báo cáo chung phản bác : “Việt Nam vi phạm các Quyền Kinh tế, Xã hội, và Văn hoá” (Báo cáo phụ khuyết về sự thi hành Công ước LHQ về các Quyền Kinh tế, Xã hội, và Văn hoá của Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam). Báo cáo trình bày những trường hợp vi phạm quyền công nhân, quyền công đoàn, quyền được chăm sóc sức khoẻ và giáo dục, quyền dân tộc thiểu số, quyền văn hoá, cũng như đưa ra các khuyến cáo để thực hiện bảo vệ các quyền này.
Chúng tôi xin kèm đây bản Báo cáo chung này để Bộ Ngoại giao Liên Âu cân nhắc cho cuộc Đối thoại Nhân quyền Liên Âu – Việt Nam sắp tới.
Về tự do ngôn luận : Trong năm 2014, một số bloggers nổi danh bị bắt và kết án tù chỉ vì họ phát ngôn những biểu tỏ ôn hoà. Nguyễn Quang Lập bị bắt hôm 6.12.2014, và Hồng Lê Thọ bị bắt hôm 29 tại Saigon. Cả hai bị kết tội “lợi dụng tự do dân chủ xâm phạm quyền lợi nhà nước” chiếu điều 258 của bộ Luật Hình sự. Trong năm 2014, Việt Nam sử dụng điều 258 để kết án ít nhất 12 người nhắc nhở tới nhân quyền, và bắt 4 bloggers. Nguyễn Hữu Vinh (được biết dưới tên Anh Ba Sàm) và người cộng tác Nguyễn Thị Minh Thuý, cùng bị bắt trong tháng 5.2014. Tháng 11, trại tù B14 gần Hà Nội cấm không cho luật sư bào chữa Hà Huy Sơn vào tiếp xúc với thân chủ Nguyễn Hữu Vinh, và luật sư bào chữa Nguyễn Tiến Dũng gặp thân chủ Nguyễn Thị Minh Thuý. Vào tháng 12.2014, văn phòng Biện lý thông báo cho luật sư rằng trường hợp ông Vinh được trả về cơ quan điều tra công an để bổ túc hồ sơ.
Những người hoạt động bảo vệ nhân quyền : Trong năm 2014, Việt Nam tiếp tục sách nhiễu và giam cầm những người bảo vệ nhân quyền. Mới tuần lễ trước đây, hôm 12.12 2014, Toà án Nhân dân Đồng Tháp trong phiên phúc thẩm giữ nguyên án tù cho bà Bùi Thị Hằng, ông Nguyễn Văn Minh, và cô Nguyễn Thị Thuý Quỳnh về tội “phá rối trật tự công cộng” chiếu điều 258, đoạn 2 của bộ Luật Hình sự. Ba người này bị bắt hôm 11.2.2014 tại huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp khi đi thăm cựu tù nhân lương tâm Nguyễn Bắc Truyển và vợ ông. Hai ngày trước đó, công an đã tấn công gia đình ông Truyển và bắt về đồn.
Vấn đề thả tù nhân : Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam chào đón việc trả tự do cho các tù nhân chính trị Cù Huy Hà Vũ (ngày 6.4.2014) và Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày) ngày 21.10.2014. Tuy nhiên, điều vô cùng đáng tiếc là họ chỉ được trả tự do với điều kiện chấp nhận dời cư sang Hoa Kỳ. Nguyễn Văn Hải không được cả quyền thông báo cho gia đình về sự ra đi của ông. Ông chỉ được gọi điện thông báo chuyến đi cho con khi máy bay ghé Hồng Kông.
Tự do tôn giáo : Đàn áp trên căn bản tôn giáo tiếp tục lan rộng. Nghị định 92 về “Hướng dẫn và biện pháp thi hành Pháp lệnh về tín ngưỡng và tôn giáo” có hiệu lực từ tháng giêng 2013 cấm mọi sinh hoạt bị xem là “lợi dụng quyền tự do tín ngưởng hay tôn giáo”, và gia tăng một số nghĩa vụ cùng những điều luật mơ hồ, qua đó nhà cầm quyền được quyền tự do trừng phạt hay hạn chế các sinh hoạt tôn giáo. Thay vì bảo đảm quyền tự do tôn giáo, Nghị định 92 được dùng để tăng cường sự kiểm soát hay điều khiển các tôn giáo tại Việt Nam.
Từ ngày 21 đến 31.7.2014, Báo cáo viên LHQ đặc nhiệm Tự do tôn giáo hay tín ngưỡng, ông Heiner Bielfeldt, viếng thăm Việt Nam. Mặc dù cuộc viếng thăm được Liên Âu chào đón như sự phát triển tích cực, nhưng trong thực tế đã bị phá hỏng do công an theo dõi sát nút và sách nhiễu. Cuối cuộc thăm viếng, Báo cáo viên LHQ đã phải tuyên bố Việt Nam vi phạm các nguyên tắc thăm viếng tại chỗ (in situ visits). Nhiều dự tính thăm viếng đã bị “cắt đứt”, một số đối tác bị hăm doạ, sách nhiễu để tránh gặp Báo cáo viên LHQ. Ông Heiner Bielfeldt cũng cho biết luôn luôn bị mật vụ hay công an theo dõi, khiến các cuộc gặp gỡ riêng tư và kín bị xâm phạm. Ông đã kết luận : “Những vi phạm tự do tôn giáo tại Việt Nam là một thực tại”.
Hoàn cảnh của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN), là tôn giáo lâu đời và có đông đảo tín đồ là tổ chức đáng quan tâm. Bị giải thể từ năm 1981 sau khi Nhà nước thiết lập Hội Phật giáo Tăng già Việt Nam. Hàng giáo phẩm lãnh đạo GHPGVNTN bị giam cầm, hăm doạ và thường xuyên sách nhiễu. Mặc dù có rất nhiều lời kêu gọi của Cộng đồng Thế giới, Việt Nam vẫn không cho GHPGVNTN phục hồi quyền sinh hoạt pháp lý. Tháng giêng năm 2014, Việt Nam mở cuộc đàn áp GHPGVNTN và các tổ chức thành viên như Gia Đình Phật tử Việt Nam nhân dịp lễ Hiệp Kỵ tại Tu viện Long Quang ở Huế do Hoà thượng Thích Như Đạt làm Viện chủ. Lực lượng Công an ngăn chận, sách nhiễu, hăm dọa chư Tăng Ni, Phật tử thành viên GHPGVNTN không cho tham dự lễ. Hàng trăm công an bao vây Tu viện Long Quang. Hoà thượng Thích Thanh Quang, Viện chủ chùa Giác Minh ở thành phố Đà Nẵng và Sư cô Thích Nữ Đồng Hiếu bị hành hung và cấm không cho ra Huế. Huynh trưởng Gia Đình Phật tử Việt Nam, Lê Công Cầu, bị bắt và quản chế tại Huế. Công an tịch thu laptop, điện thoại di động và giao diện UBS của anh. Có ít nhất 100 huynh trưởng Gia Đình Phật tử Việt Nam bị bắt, quản chế, như trường hợp các Huynh trưởng Hoàng Như Đạo (huyện Phong Điền), các Huynh trưởng Hoàng Thị Hồng Phượng, Văn Đình Tất, và Nguyễn Sắc (huyện Quảng Điền) ; Ngô Đức Tiến và Văn Tiến Nhị (huyện Phú Vang). Trương Diên Hiếu (huyện Hương Trà) ; Nguyễn Tất Trực và Nguyễn Đình Mộng (huyện Hương Thuỷ).
Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ, 87 tuổi, bị quản chế không lý do tại Thanh Minh Thiền viện ở Saigon. Ngài trải qua 30 năm tù đày vì kêu gọi ôn hoà cho tự do tôn giáo và nhân quyền. Hoàn cảnh ngài ngày nay bị công an theo dõi, kiểm soát, và mất quyền công dân vì không có hộ khẩu, không được tự do liên lạc. Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam và Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền kêu gọi Liên Âu áp lực cho việc trả tự do tức khắc và vô điều kiện cho Đức Tăng Thống.
Duy trì tiêu chuẩn Nhân quyền Quốc tế : Cải cách pháp lýlà yếu tố chủ chốt : Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam lập lại mối quan tâm đã được đệ trình lên Hội đồng Nhân quyền LHQ nhân kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) Việt Nam vào tháng 2.2014. Điều quan tâm khẩn thiết của chúng tôi là, sự thiếu vắng tiến trình đưa luật pháp Việt Nam tương ứng với các Công ước nhân quyền quốc tế mà Việt Nam đã cam kết tham gia. Những điều luật trong chương An ninh quốc gia của bộ Luật Hình sự bao hàm tội phạm mơ hồ, tỉ như “phá hoại đoàn kết dân tộc, gieo chia rẽ giữa những người tôn giáo với người không theo tôn giáo” (điều 87) ; “tuyên truyền chống phá Nhà nước Xã hội chủ nghĩa” (điều 88) ; thường được trưng dẫn để giam cầm các bloggers và các nhà bất đồng chính kiến sử dụng Internet khi họ luân lưu trực tuyến những ý kiến ôn hoà ; “lợi dụng tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước” (điều 258). Điều 79 về “những hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” đưa tới án tử hình, càng ngày càng được viện dẫn để trừng phạt các hoạt động thuộc phạm vi tự do ngôn luận.
Các điều luật này, có 7 điều dẫn tới án tử hình, chẳng bao giờ được phân biệt giữa những hành động bạo lực như khủng bố, với những hành xử tự do ngôn luận, hoàn toàn trái chống với Công ước Quốc tế về các Quyền dân sự và chính trị (ICCPR).
Việt Nam cũng thường viện dẫn Pháp lệnh 44 (ban hành năm 2002) về “Quản chế hành chính”, nhằm tăng cường quyền lực cho công an địa phương, cho phép bắt những ai phê phán chính quyền, để quản chế tại gia, hay đưa vào bệnh viện tâm thần, hoặc các trại cải huấn, trong vòng 2 năm mà không cần thông qua sự xét xử của toà án.
Các Quyền Kinh tế, Xã hội, và Văn hoá : Việt Nam tiếp tục vi phạm nghiêm trọng các Quyền Kinh tế, Xã hội, và Văn hoá, và cũng coi thường những nghĩa vụ đối với Ủy ban LHQ về các quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa (CESCR). Phúc trình mà Việt Nam đệ nạp lên Uỷ ban LHQ hồi tháng 11 năm 2014 trễ đến 18 năm. Nhân dịp này, Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam và Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền cũng đã gửi đến Uỷ ban LHQ bản Báo cáo chung phản bác : “Việt Nam vi phạm các Quyền Kinh tế, Xã hội, và Văn hoá” (Báo cáo phụ khuyết về sự thi hành Công ước LHQ về các Quyền Kinh tế, Xã hội, và Văn hoá của Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam). Báo cáo trình bày những trường hợp vi phạm quyền công nhân, quyền công đoàn, quyền được chăm sóc sức khoẻ và giáo dục, quyền dân tộc thiểu số, quyền văn hoá, cũng như đưa ra các khuyến cáo để thực hiện bảo vệ các quyền này.
Chúng tôi xin kèm đây bản Báo cáo chung này để Bộ Ngoại giao Liên Âu cân nhắc cho cuộc Đối thoại Nhân quyền Liên Âu – Việt Nam sắp tới.
Võ
Văn Ái
Chủ tịch Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam
Chủ tịch Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam
Thông cáo chung của Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam và
Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền yêu cầu Liên Âu áp lực cho Nhân quyền nhân cuộc đối
thoại sắp tới
Ngày 16.1.2015, Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam và Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền, hai tổ chức có trụ sở tại Paris đã công bố bản Thông Cáo Chung nói rằng : Liên Âu phải sử dụng cuộc đối thoại tới đây để yêu sách Hà Nội khẩn cấp giải quyết các vi phạm nhân quyền trầm trọng. Hai tổ chức nhân quyền quốc tế kêu gọi cho cuộc Đối thoại Nhân quyền Liên Âu – Việt Nam lần thứ 4 tại thủ đô Bruxelles Vương quốc Bỉ ngày 19.1.2015.
Chủ tịch Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền, ông Karim Lahiji nói rằng “Tình trạng nhân quyền tại Việt Nam không cho một dấu hiệu cải thiện nào, Liên Âu cần sử dụng cuộc đối thoại này để làm sáng tỏ, cân nhắc, và khuyến cáo Việt Nam thực thi nhân quyền hạn trong một thời gian cố định”.
Những khuyến cáo phải bao gồm sự chấm dứt sách nhiễu và bắt bớ tuỳ tiện các bloggers, các nhà hoạt động, tín đồ tôn giáo, và người bảo vệ nhân quyền cũng như trả tự do tức khắc và vô điều kiện cho tù nhân chính trị.
Năm 2014, Việt Nam bắt giam hay bỏ tù 12 bloggers, các người bảo vệ nhân quyền và hiện đang giam giữ 200 tù nhân chính trị, con số lớn nhất tại các quốc gia Đông Nam Á. Vào cuối năm 2014, nhà cầm quyền Việt Nam gia tăng đàn áp tự do ngôn luận và bắt ba bloggers nổi danh. Hồng Lê Thọ và Nguyễn Quang Lập bị giam giữ hôm 29.11 và 6.12 chiếu điều 258 trong bộ Luật Hình sự “lợi dụng dân chủ tự do xâm phạm lợi ích Nhà nước”. Ngày 27.12, Nguyễn Đình Ngọc tức Nguyễn Ngọc Già bị bắt vì “những hoạt động bất hợp pháp” nhưng không trưng dẫn tội phạm. Nhiều nhà hoạt động bị sách nhiễu, bị nhân viên an ninh hành hung vì tố cáo các lạm dụng nhân quyền, kể cả nhà báo độc lập Trương Minh Đức hồi tháng 11.
Liên Âu phải yêu cầu Việt Nam nhanh chóng bãi bỏ hoặc sửa đổi các điều luật trong bộ Luật Hình sự mà nhà cầm quyền sử dụng để bỏ tù những nhà bất đồng chính kiến ôn hoà. Từ điều 258, đến các điều luật khắc nghiệt khác không tương ứng với các điều luật quốc tế : Điều 79, trừng phạt “những hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” ; Điều 87, trừng phạt những hoạt động “phá hoại đoàn kết quốc gia, gây chia rẽ giữa người theo tôn giáo và người không theo tôn giáo” ; và Điều 88 đặt ra ngoài vòng luật pháp những ai “tuyên truyền chống Nhà nước CHXHVN”.
Trên lĩnh vực các quyền kinh tế, xã hội, và văn hoá, Liên Âu cần thúc đẩy Việt Nam thực hiện các khuyến cáo của Ủy ban LHQ về các quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa (CESCR) công bố hôm 15.12.2014. Những nhận xét trong bản kết luận của Ủy ban LHQ về các quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa (CESCR) đã phản ảnh những khuyến cáo trong Báo cáo chung của hai tổ chức Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam và Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền đệ trình LHQ hôm 11.11.2014 với những chứng liệu vi phạm các quyền kinh tế, xã hội và văn hoá tại Việt Nam.
Ủy ban LHQ về các quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa (CESCR) tố cáo sự thiếu vắng các biện pháp hữu hiệu cho những nạn nhân bị vi phạm các quyền kinh tế, xã hội, và văn hoá. Uỷ ban LHQ cũng quan ngại cho sự đe doạ các cá nhân khiếu nại các quyền của họ bị xâm phạm, như những ai phản đối chống cưỡng chiếm đất đai hay điều kiện lao động tồi tệ. Ủy ban LHQ cũng than phiền sự khai thác lao động thiếu nhi trên lĩnh vực kinh tế, cũng như những tác động có hại của chương trình phát triển công ăn việc làm theo các quyền kinh tế, xã hội, và văn hoá của dân tộc thiểu số.
Ủy ban LHQ về các quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa (CESCR) kêu gọi sự hình thành Viện Nhân quyền quốc gia theo Nguyên tắc Paris, và kiến tạo một môi trường giúp cho sự thành lập và vận hành các tổ chức xã hội dân sự. Uỷ ban LHQ thúc giục Việt Nam thực hiện các quyền công nhân bằng cách huỷ bỏ những hạn chế quyền đình công, giúp cho người công dân thành lập hay tham gia công đoàn theo sự chọn lựa của họ, và bãi bỏ điều luật cho phép thiếu nhi lao động.
Ông Võ Văn Ái, Chủ tịch Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam, nói rằng : “Bản kết luận của Ủy ban LHQ về các quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa (CESCR) mang ý nghĩa nhấn mạnh sự liên đới giữa các hoạt động kinh tế và sự lạm dụng nhân quyền tại Việt Nam. Trong nỗ lực kiện toàn quan hệ kinh tế và tái lập thị trường xuất cảng lớn nhất của Việt Nam, Liên Âu không thể bỏ qua những vi phạm nhân quyền trầm trọng đang tiếp diễn tại Việt Nam”.
Ngày 7.8.2014, Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền và Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam đã nộp đơn khiến kiện gửi Người trung gian hoà giải (Ombudsman) của Liên Âu về việc Uỷ hội Châu Âu từ chối đặt vấn đề Nhân quyền trong các cuộc thương thảo về Mậu dịch và Đầu tư với Việt Nam. Kết quả là vị Trung gian hoà giải Liên Âu đã chính thức mở hồ sơ hôm 3.9.2014.
Uỷ ban LHQ về các quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hoá sử dụng tài
liệu của Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam để khuyến cáo Hà Nội
Trung tuần tháng 11.2014, Phái đoàn Hà Nội do Thứ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng dẫn đầu 18 người đại diện các Bộ Ngoại giao, Giáo dục, Tư pháp, Vụ Nhân quyền thuộc Bộ Công an, Ủy ban Dân tộc, v.v… đến Genève phúc trình về việc thực thi Công ước Quốc tế về Kinh tế, Xã hội, Văn hóa trước Ủy ban LHQ về các quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa (CESCR) tại khoá họp lần thứ 53 của Ủy ban CESCR.
Bản
Báo cáo chung, tiếng Anh, phản bác Phúc trình Hà Nội về vi phạm các Quyền kinh
tế, xã hội và văn hoá, công bố tại LHQ Genève ngày 11.11.2014
Nhân
dịp đó, ông Võ Văn Ái, Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt
Nam (VCHR), đã lên tiếng phản bác những điều dối gạt trong bản Phúc trình của
Hà Nội. Đồng thời ông Ái cung cấp bản Báo cáo chung, 36 trang, được Ủy
ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam (VCHR) và Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền
(FIDH) thực hiện như một Phản phúc trình, mang tựa đề “Việt Nam vi phạm
các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa” (xin bấm vào đây để đọc bản Việt dịch). Đây là bản Báo
cáo duy nhất của người Việt đệ nạp LHQ trong kỳ họp này, và đã được Trang Nhà
LHQ công bố cho các chuyên gia LHQ và mọi người tham khảo, song song với bản
Phúc trình của Hà Nội.
Nhiều chuyên gia LHQ đã sử dụng các chứng cứ, tư liệu, phân tích và tố giác trong bản Báo cáo chung nói trên tại cuộc chất vấn Phái đoàn Hà Nội. Báo cáo chung này đã cung cấp cho các chuyên gia LHQ những sự thật hiển nhiên, đồng thời phân tích các vi phạm trầm trọng quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa. Dù Việt Nam ký kết tham gia Công ước nói trên từ năm 1982, thế nhưng Việt Nam đã chậm trễ phúc trình định kỳ kể từ năm 1993.
Vừa qua, Ủy ban LHQ về các quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa cho công bố những nhận xét và khuyến nghị đối với bản Phúc trình của Hà Nội. Rất nhiều điều LHQ khuyến nghị Hà Nội đã được rút từ 36 điều Khuyến Cáo trong bản Báo cáo của Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam (UBBVQLNVN) và Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền. Chúng tôi xin nêu một số ví dụ :
Nhiều chuyên gia LHQ đã sử dụng các chứng cứ, tư liệu, phân tích và tố giác trong bản Báo cáo chung nói trên tại cuộc chất vấn Phái đoàn Hà Nội. Báo cáo chung này đã cung cấp cho các chuyên gia LHQ những sự thật hiển nhiên, đồng thời phân tích các vi phạm trầm trọng quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa. Dù Việt Nam ký kết tham gia Công ước nói trên từ năm 1982, thế nhưng Việt Nam đã chậm trễ phúc trình định kỳ kể từ năm 1993.
Vừa qua, Ủy ban LHQ về các quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa cho công bố những nhận xét và khuyến nghị đối với bản Phúc trình của Hà Nội. Rất nhiều điều LHQ khuyến nghị Hà Nội đã được rút từ 36 điều Khuyến Cáo trong bản Báo cáo của Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam (UBBVQLNVN) và Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền. Chúng tôi xin nêu một số ví dụ :
-
LHQ nhận xét về sự thiếu tự do, sách nhiễu hay bỏ tù những người hoạt động
trong xã hội dân sự, những người hoạt động bảo vệ nhân quyền, hoặc ngăn cản
liên hệ với các tổ chức quốc tế ; Khuyến nghị Nhà nước thành viên
LHQ tạo môi trường thiết lập và hoạt động độc lập cho các xã hội dân sự. Nhà nước
thành viên LHQ có những biện pháp hữu hiệu chống mọi sự sách nhiễu, bắt bớ và
giam giữ những người bảo vệ nhân quyền (Khuyến cáo số 4 của UBBVQLNVN).
- LHQ nhận xét về vấn đề tham nhũng gia tăng ; Khuyến thỉnh Nhà nước thành viên LHQ đào sâu vào nguyên nhân cội rễ của tham nhũng liên quan tới sự miễn trừng phạt để bảo đảm sự điều hành các công vụ quần chúng, bằng luật pháp và trong hành xử ; khuyến thỉnh Nhà nước thành viên LHQ phục tùng các điều luật pháp lý bảo vệ nhân quyền cho những ai tham gia hoạt động chống tham nhũng, đặc biệt các nạn nhân, nhân chứng và luật sư của họ (xem Báo cáo của UBBVQLNVN trang4-5).
- LHQ nhận xét cơ chế Hộ Khẩu là sự kỳ thị mà những người dời cư phải chịu trên lĩnh vực dịch vụ xã hội, các quyền được hưởng như nhà ở, nước nôi và y tế ; Khuyến thỉnh Nhà nước thành viên LHQ bảo đảm quyền thay đổi chỗ ở, dù là tạm trú, không bị thiệt hại trên phạm vi kinh tế, xã hội và văn hoá. Đặc biệt nâng cấp tức khắc vấn đề đăng ký gia đình (Hộ khẩu), hưởng thụ các phúc lợi xã hội, nhà ở, nước nôi, y tế, và nhập học cho con cái, đồng thời sửa đổi cơ chế Hộ khẩu hiện nay cho phù hợp với tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế (xem Một số cơ chế kiểm soát, trang 8 Báo cáo của UBBVQLNVN).
- LHQ nhận xét những điều kiện lao động tồi tệ vẫn tiếp diễn, an ninh lao động và vệ sinh trong giới công nhân hay chủ nhân bị xấu đi vì thiếu thông tin hoặc khả năng hạn chế của thanh tra lao động ; Khuyến thỉnh Nhà nước thành viên LHQ nỗ lực : a. mở mang ý thức về an ninh lao động và vệ sinh trong giới công nhân hay chủ nhân ; b. bảo đảm đời sống tối thiểu cho công nhân và gia đình họ, thiết lập những cơ chế nhằm củng cố các điều luật cân bằng lương bỗng và thù lao tương xứng cho việc làm ; c. từng bước tiến hành sự thăng tiến việc sử dụng hợp đồng, giảm thiểu sự khó khăn của giới công nhân do lạm dụng sự thiếu thông tin kinh tế, và từ từ giảm thiểu số công nhân sống ngoài các quy định cư xử kinh tế (xem tình trạng công nhân trong Báo cáo của UBBVQLNVN từ trang 13 đến 17).
- LHQ nhận xét về những bất thường trong việc tuyển dụng các công nhân lao động nước ngoài ; Khuyến thỉnh a. mở rộng luật pháp cho người lao động nước ngoài trong các hợp đồng kể cả những hợp đồng cá nhân hay bất thường ; b. điều chỉnh và theo dõi các dịch vụ tuyển mộ, và bảo đảm những hành động tội phạm cho những ai phụ trách tuyển mộ kỹ nghệ phải được trừng trị (xem tình trạng công nhân trong Báo cáo của UBBVQLNVN từ trang 17).
- LHQ nhận xét về vấn đề đình công ; Khuyến thỉnh Nhà nước thành viên LHQ bãi bỏ những hạn chế quá đáng về quyền đình công, trong luật pháp cũng như trong hành xử, và giới hạn các “dịch vụ khẩn thiết” nguy hiểm đến đời sống, an ninh cá nhân hay sức khoẻ của một bộ phận quần chúng, sửa đổi luật pháp về việc cung cấp tiền bồi thường người công nhân (xem Báo cáo của UBBVQLNVN về Quyền Công đoàn, trang 17, 18).
- LHQ Khuyến thỉnh Nhà nước thành viên LHQ đưa các luật pháp về quyền công đoàn ngang tầm với tiêu chuẩn quốc tế về thiết lập hay gia nhập công đoàn theo sự chọn lựa riêng của mỗi người, thỉnh mời Nhà nước thành viên LHQ phê chuẩn Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), Công ước Tự do lập hội và bảo vệ Quyền tổ chức, 1948 (số 87) và về áp dụng những nguyên tắc của quyền tổ chức và thương lượng tập thể, 1949 (số 98).
- LHQ nhận xét về vấn đề tham nhũng gia tăng ; Khuyến thỉnh Nhà nước thành viên LHQ đào sâu vào nguyên nhân cội rễ của tham nhũng liên quan tới sự miễn trừng phạt để bảo đảm sự điều hành các công vụ quần chúng, bằng luật pháp và trong hành xử ; khuyến thỉnh Nhà nước thành viên LHQ phục tùng các điều luật pháp lý bảo vệ nhân quyền cho những ai tham gia hoạt động chống tham nhũng, đặc biệt các nạn nhân, nhân chứng và luật sư của họ (xem Báo cáo của UBBVQLNVN trang4-5).
- LHQ nhận xét cơ chế Hộ Khẩu là sự kỳ thị mà những người dời cư phải chịu trên lĩnh vực dịch vụ xã hội, các quyền được hưởng như nhà ở, nước nôi và y tế ; Khuyến thỉnh Nhà nước thành viên LHQ bảo đảm quyền thay đổi chỗ ở, dù là tạm trú, không bị thiệt hại trên phạm vi kinh tế, xã hội và văn hoá. Đặc biệt nâng cấp tức khắc vấn đề đăng ký gia đình (Hộ khẩu), hưởng thụ các phúc lợi xã hội, nhà ở, nước nôi, y tế, và nhập học cho con cái, đồng thời sửa đổi cơ chế Hộ khẩu hiện nay cho phù hợp với tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế (xem Một số cơ chế kiểm soát, trang 8 Báo cáo của UBBVQLNVN).
- LHQ nhận xét những điều kiện lao động tồi tệ vẫn tiếp diễn, an ninh lao động và vệ sinh trong giới công nhân hay chủ nhân bị xấu đi vì thiếu thông tin hoặc khả năng hạn chế của thanh tra lao động ; Khuyến thỉnh Nhà nước thành viên LHQ nỗ lực : a. mở mang ý thức về an ninh lao động và vệ sinh trong giới công nhân hay chủ nhân ; b. bảo đảm đời sống tối thiểu cho công nhân và gia đình họ, thiết lập những cơ chế nhằm củng cố các điều luật cân bằng lương bỗng và thù lao tương xứng cho việc làm ; c. từng bước tiến hành sự thăng tiến việc sử dụng hợp đồng, giảm thiểu sự khó khăn của giới công nhân do lạm dụng sự thiếu thông tin kinh tế, và từ từ giảm thiểu số công nhân sống ngoài các quy định cư xử kinh tế (xem tình trạng công nhân trong Báo cáo của UBBVQLNVN từ trang 13 đến 17).
- LHQ nhận xét về những bất thường trong việc tuyển dụng các công nhân lao động nước ngoài ; Khuyến thỉnh a. mở rộng luật pháp cho người lao động nước ngoài trong các hợp đồng kể cả những hợp đồng cá nhân hay bất thường ; b. điều chỉnh và theo dõi các dịch vụ tuyển mộ, và bảo đảm những hành động tội phạm cho những ai phụ trách tuyển mộ kỹ nghệ phải được trừng trị (xem tình trạng công nhân trong Báo cáo của UBBVQLNVN từ trang 17).
- LHQ nhận xét về vấn đề đình công ; Khuyến thỉnh Nhà nước thành viên LHQ bãi bỏ những hạn chế quá đáng về quyền đình công, trong luật pháp cũng như trong hành xử, và giới hạn các “dịch vụ khẩn thiết” nguy hiểm đến đời sống, an ninh cá nhân hay sức khoẻ của một bộ phận quần chúng, sửa đổi luật pháp về việc cung cấp tiền bồi thường người công nhân (xem Báo cáo của UBBVQLNVN về Quyền Công đoàn, trang 17, 18).
- LHQ Khuyến thỉnh Nhà nước thành viên LHQ đưa các luật pháp về quyền công đoàn ngang tầm với tiêu chuẩn quốc tế về thiết lập hay gia nhập công đoàn theo sự chọn lựa riêng của mỗi người, thỉnh mời Nhà nước thành viên LHQ phê chuẩn Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), Công ước Tự do lập hội và bảo vệ Quyền tổ chức, 1948 (số 87) và về áp dụng những nguyên tắc của quyền tổ chức và thương lượng tập thể, 1949 (số 98).
Bản
Báo cáo chung, tiếng Việt, phản bác Phúc trình Hà Nội về vi phạm các Quyền kinh
tế, xã hội và văn hoá, công bố tại LHQ Genève ngày 11.11.2014
-
LHQ nhận xét về tình trạng bảo hiểm sức khoẻ và chăm sóc sức khoẻ ; Khuyến
thỉnh Nhà nước thành viên LHQ a. nỗ lực thực hiện bảo hiểm sức khoẻ bao gồm sự
thông tin kinh tế và mở chiến dịch khuyến khích các nhóm bị thiệt thòi hay sống
bên lề tham gia bảo hiểm ; b. bảo đảm giá bảo hiểm không quá đắt cho mọi
người kể cả các nhóm bị thiệt thòi, và mở rộng danh sách chỉ định y sĩ nằm trong
quy định bảo hiểm để hạn chế phải bỏ tiền túi chi trả(xem quyền chăm
sóc y tế và giáo dục trong Báo cáo của UBBVQLNVN trang 22).
- LHQ nhận xét khai thác lao động thiếu nhi trên lĩnh vực kinh tế phổ biến tại Nhà nước thành viên LHQ ; Khuyến thỉnh Nhà nước thành viên LHQ thủ tiêu nạn lao động thiếu nhi trên lĩnh vực kinh tế, và đưa Thông tư số 11 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về lao động thiếu nhi tương xứng với tiêu chuẩn quốc tế (xem Lao động thiếu nhi trong Báo cáo của UBBVQLNVN trang 16).
- LHQ nhận xét về tình trạng người Thượng ; Khuyến thỉnh Nhà nước thành viên LHQ áp dụng hữu hiệu chiến lược nhân quyền và thiết lập những chương trình đáp ứng với những thách thức tại các vùng sâu vùng xa sống trong cảnh đói nghèo, và yêu cầu Nhà nước thành viên LHQ phúc trình trong kỳ kiểm điểm tới về sự cải thiện, dữ liệu thống kê tính từng năm, từng vùng cùng những nhân tố thích ứng (xem Báo cáo của UBBVQLNVN trang 11).
- LHQ nhận xét về tình trạng cưỡng chiếm đất đai không được bồi thường ; Khuyến thỉnh Nhà nước thành viên LHQ a. bảo đảm bằng luật pháp cũng như hành xử, quyền quyết định tự do và ưu tiên của các dân tộc ít người liên quan tối các quyết định dành cho họ, và ban hành luật pháp bảo vệ họ ; b. Bảo đảm minh bạch mọi tiến trình, kể cả thông tin về giá cả bồi thường, nơi dời cư với sự hậu thuẫn của công an… (xem Báo cáo của UBBVQLNVN trang 18).
- LHQ nhận xét về quyền dân tộc thiểu số ; Khuyến thỉnh Nhà nước thành viên LHQ kiểm lại chính sách văn hoá cho việc phát triển một cách khách quan, và tôn trọng quyền các dân tộc thiểu số được tham gia các sinh hoạt văn hoá, cũng như bảo tồn, thăng tiến và phát triển nền văn hoá của họ. Những hạn chế về các quyền này chỉ áp dụng cho các hành xử tiêu cực xâm phạm các nhân quyền khác. Hơn nữa, LHQ khuyến thỉnh Nhà nước thành viên LHQ bảo đảm cho các dân tộc thiểu số được toàn quyền tham gia quyết định trong tiến trình khai thác kinh tế trên di sản văn hoá mà họ được hưởng phúc lợi qua những hoạt động này (xem Báo cáo của UBBVQLNVN trang 11).
- LHQ nhận xét về các quyền văn hoá ; Khuyến thỉnh Nhà nước thành viên LHQ tôn trọng điều 15, đoạn 3 của Công ước tôn trọng quyền tự do không thể thiếu đối với nghiên cứu khoa học và các hoạt động sáng tạo, bãi bỏ chế độ kiểm duyệt đối với các sinh hoạt văn hoá cũng như mọi hình thức biểu tỏ khác, yêu cầu sử dụng các tiêu chuẩn quốc tế thay cho những hạn chế về tự do ngôn luận, kể cả bải bỏ các án lệnh tù (xem Báo cáo của UBBVQLNVN trang 26).
- LHQ nhận xét khai thác lao động thiếu nhi trên lĩnh vực kinh tế phổ biến tại Nhà nước thành viên LHQ ; Khuyến thỉnh Nhà nước thành viên LHQ thủ tiêu nạn lao động thiếu nhi trên lĩnh vực kinh tế, và đưa Thông tư số 11 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về lao động thiếu nhi tương xứng với tiêu chuẩn quốc tế (xem Lao động thiếu nhi trong Báo cáo của UBBVQLNVN trang 16).
- LHQ nhận xét về tình trạng người Thượng ; Khuyến thỉnh Nhà nước thành viên LHQ áp dụng hữu hiệu chiến lược nhân quyền và thiết lập những chương trình đáp ứng với những thách thức tại các vùng sâu vùng xa sống trong cảnh đói nghèo, và yêu cầu Nhà nước thành viên LHQ phúc trình trong kỳ kiểm điểm tới về sự cải thiện, dữ liệu thống kê tính từng năm, từng vùng cùng những nhân tố thích ứng (xem Báo cáo của UBBVQLNVN trang 11).
- LHQ nhận xét về tình trạng cưỡng chiếm đất đai không được bồi thường ; Khuyến thỉnh Nhà nước thành viên LHQ a. bảo đảm bằng luật pháp cũng như hành xử, quyền quyết định tự do và ưu tiên của các dân tộc ít người liên quan tối các quyết định dành cho họ, và ban hành luật pháp bảo vệ họ ; b. Bảo đảm minh bạch mọi tiến trình, kể cả thông tin về giá cả bồi thường, nơi dời cư với sự hậu thuẫn của công an… (xem Báo cáo của UBBVQLNVN trang 18).
- LHQ nhận xét về quyền dân tộc thiểu số ; Khuyến thỉnh Nhà nước thành viên LHQ kiểm lại chính sách văn hoá cho việc phát triển một cách khách quan, và tôn trọng quyền các dân tộc thiểu số được tham gia các sinh hoạt văn hoá, cũng như bảo tồn, thăng tiến và phát triển nền văn hoá của họ. Những hạn chế về các quyền này chỉ áp dụng cho các hành xử tiêu cực xâm phạm các nhân quyền khác. Hơn nữa, LHQ khuyến thỉnh Nhà nước thành viên LHQ bảo đảm cho các dân tộc thiểu số được toàn quyền tham gia quyết định trong tiến trình khai thác kinh tế trên di sản văn hoá mà họ được hưởng phúc lợi qua những hoạt động này (xem Báo cáo của UBBVQLNVN trang 11).
- LHQ nhận xét về các quyền văn hoá ; Khuyến thỉnh Nhà nước thành viên LHQ tôn trọng điều 15, đoạn 3 của Công ước tôn trọng quyền tự do không thể thiếu đối với nghiên cứu khoa học và các hoạt động sáng tạo, bãi bỏ chế độ kiểm duyệt đối với các sinh hoạt văn hoá cũng như mọi hình thức biểu tỏ khác, yêu cầu sử dụng các tiêu chuẩn quốc tế thay cho những hạn chế về tự do ngôn luận, kể cả bải bỏ các án lệnh tù (xem Báo cáo của UBBVQLNVN trang 26).
No comments:
Post a Comment