Tường
An, thông tín viên RFA, Paris
2015-01-11
2015-01-11
(Từ
trái) Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, Tổng thống Mali Ibrahim Boubacar
Keita, Tổng thống Pháp Francois Hollande, Thủ tướng Đức Angela Merkel, Chủ tịch
Liên minh châu Âu Donald Tusk và Tổng thống Palestine Mahmud Abbas tham gia cuộc
tuần hành Unity "Marche Republicaine" vào ngày 11 tháng một năm 2015 ở
Paris để tưởng nhớ 17 người thiệt mạng trong loạt tấn công khủng bố trong 3
ngày liên tiếp . AFP
Ngày
Chúa nhật 11 tháng 1, cả nước Pháp đồng loạt xuống đường tuần hành để tưởng nhớ
đến những nạn nhận của cuộc khủng bố trong 3 ngày vừa qua. Tại Paris gần 2 triệu
người đã tuần hành đến quảng trường République.
Một
ngày lịch sử
Paris,
một buổi sáng chúa nhật tháng 1 tràn ngập người, ai cũng với biểu ngữ trên tay
và nước mắt trong lòng , những giọt lệ dành cho 17 công dân Pháp, trong đó có
những nhà vẽ tranh biếm hoạ tài danh vừa qua đời trong vòng 3 ngày qua. Ngoài Tổng
thống Pháp Francois Holland, thủ tướng Đức Angela Merkel, thủ tướng Anh David
Cameron, và gần 50 đại diện các quốc gia đến tham dự. Gần 2 triệu người đã đổ về
Paris. Khắp thủ đô Paris tràn đầy những biểu ngữ với dòng chữ « Je
suis Charlie » Những cây bút được dơ cao. Những lá cờ gục đầu tưởng nhớ những
nạn nhân đã nằm xuống vì cực đoan tôn giáo.
Một
phụ nữ Pháp từ ngoại ô Paris đến tham gia tuần hành cho biết lý do bà tham gia
cuộc tuần hành này:
"Tôi
đến đây để đồng hành cùng Charlie, ở nước Pháp, dù với bất cứ lý do nào,
không ai có thể bị giết chết vì giá trị của dân chủ và tự do và tự do
ngôn luận . Tất cả mọi người cùng tập hợp về đây để lên tiếng và để chính phủ
phải làm một cái gì đó.”
Tất
cả chúng ta đều bị sốc bởi những gì vừa xảy ra. Cuộc tuần hành này để nói lên
điều đó không thể chấp nhận được và để cho mọi người thấy rằng chúng ta không sợ
hãi”
Mang
theo những biểu ngữ với dòng chữ “Je suis Charlie, chúng tôi là người Việt
Nam”, hoà trong biển người đó, ông Nam cho biết cảm tưởng:
“Mọi
người đều chấp nhận nhẫn nại, chờ đợi có khi cả tiếng đồng hồ, nhưng đều vui cười
với nhau và trong gương mặt họ nhìn nhau đã thấy một sự thông cảm với nhau. Biểu
ngữ của tôi đưa lên là “công đồng người Việt”. Có lẽ đây là một biểu ngữ đặc biệt
cho nên họ đến, họ tìm hiểu và họ nói chuyện với mình rất nhiều. Đây là cơ hội
quý báu để nói lên cái thổn thức của chúng ta cũng chính là thổn thức của họ,
đó là cảm tưởng của tôi”
Gần 2 triệu người đã tụ
tập tuần hành ở Paris vào ngày 11 Tháng Một năm 2015 để tưởng nhớ 17 nạn nhân vụ
khủng bố xảy ra trong 3 ngày vừa qua.
Ba
ngày qua, nước Pháp sống trong nỗi bàng hoàng, lo lắng. Kết quả cuối
cùng : 17 người chết và 3 nghi phạm cũng bị tiêu diệt. Pháp đang vào mùa
soldes (bán hạ giá) Đã có nhiều người ngại ngần không muốn đến chổ đông người .
Pháp có 5 triệu người nhập cư Hồi giáo. Dĩ nhiên không phải người Hồi giáo nào
cũng là kẻ khủng bố. Tuy nhiên, sau các vụ tấn công đẩm máu vừa qua, người dân
không khỏi đặt câu hỏi về nền an ninh của nước Pháp. Ông Thành, một người làm
việc trong ngành bảo vệ và an ninh cho rằng, đã từ lâu nước Pháp sống trong sự
đe doạ :
« Rõ
ràng là có sự đe doạ. Nó không phải là từ những tháng hay những tuần gần đây mà
nó đã kéo dài rồi. Gia đoạn của tuần vừa qua là đỉnh điểm »
Ngày 8 tháng 1, 1 ngày sau khi 12 người bị thảm sát
tại toà soạn báo Charlie Hebdo, tiếng chuông nhà thờ khắp nơi đổ đúng 12 giờ.
Trước nhà thờ Notre Dame, hàng trăm người đứng tưởng niệm dưới mưa.
Tờ Financel Times trích lời một cư dân paris :
« Cả đất nước đang khóc » Bên cạnh những vòng hoa tưởng niệm đặt ở đường
Nicolas Appert, nơi đặt trụ sở toà soạn báo Charli Hebdo, một phụ nữ Pháp ôm một
người đàn ông Hồi giáo khóc nức nở khi ông ta la vang « Tư do muôn năm,
chúng tôi yêu mọi người …. » .
Sau những đau thương, đỗ vỡ này, người dân có quyền
hy vọng sẽ vươn lên từ những mất mát ? sẽ đoàn kết lại bất chấp mọi khác
biệt ?
Cô Mỹ Linh, một người trẻ sống tại Pháp cho biết ý
kiến :
« Mấy
người tấn công họ nghĩ rằng người Pháp sẽ lo sợ và khủng hoảng. Nhưng tôi thấy
ngược lại : sau vụ tấn công này trong nhóm bạn trẻ Pháp và Việt của tôi,
cũng như trong gia đình tôi, đương nhiên, sau khi trải qua sự sợ hãi và buồn, tất
cả đều lên tinh thần và đoàn kết lại để chống lại khủng bố »
Ngày
« Je suis Charlie » đã có mặt gần 2 triệu người tại Paris, nhưng đảng
cực hữu Mặt Trận Quốc Gia đã không được mời. Cựu chủ tịch đảng Mặt trận Quốc
gia (Front National) Jean-Marie Le Pen tuyên bố « Je ne suis pas
Charlie ».
Các
vụ tấn công khủng bố không khỏi gây lo ngại cho một sự kỳ thị tôn giáo có thể nổi
lên trong lòng người dân Pháp, đây đó đã có vài vụ quăng đá vào cửa tiệm người
đạo Hồi. Người ta cũng lo ngại các đảng cực hữu sẽ lợi dụng sự kiện này để gây ảnh
hưởng. Nhiều nhân vật chính trị, đảng phái đã là đề tài châm biếm của tuần báo
này. Có người cho rằng tờ báo này đã đi quá xa trong việc sử dụng quyền tự do
ngôn luận.
Blogger
Mỹ Dung không đồng ý với quan điểm này, cô nói :
« Nếu
cho rằng tờ báo này đi quá xa, châm biếm quá, họ có thể trả lời bằng chính cái
Tư do ngôn luận đó. Hoặc trong một nhà nước pháp quyền, họ nghĩ rằng việc châm
biếm này vượt quá giới hạn cho phép họ có thể kiện ra toà chứ không thể nào
dùng bạo lực, dùng súng ống, dùng giết chóc để mà đối lại với những bài báo thể
hiện trên tờ báo này được »
Charbonnier
và tuần báo Charlie Hebdo
Dù
chỉ với một ngân sách ít ỏi, nhân lực hạn chế và số phát hành không nhiều như
các tờ báo khác, nhưng tờ Charlie Hebdo đã góp phần vào sự đặc thù của nền văn
hoá Pháp, đó là sự trào phúng, diễu cợt qua văn phong, chữ nghĩa. Sau khi tờ
báo bị đốt vì đăng lại một bức tranh biếm hoạ về nhà tiên tri Mohammed, toà soạn
đã bị đốt, Tổng Biên Tập Stéphane Charbonnier với bút hiệu Charb đã phải có cảnh
sát theo bảo vệ. Nhiều người khuyên ông rút lại những biếm họa. Nhưng ông vẫn
kiêu hãnh thốt lên câu mà sau này sẽ được khắc lên mộ của ông : « Je
préfère mourir debout que vivre à genoux » (Tôi thà chết đứng còn hơn sống
quỳ) .
Anh
Paul, một người bạn từng học cùng trường với Charb trong những năm 82-84 tại
college de Louvrais (Pontoise) nói về ông như sau :
« Charbonier
hồi xưa khi đi học chung với mình là một học trò giỏi ; tính tình rất đầm,
lòng rất là tốt. Ai cũng thích Charbonnier dù anh ta rất là «mắc cở » anh
ta không bạo như những người trẻ khác, anh ta học rất là giỏi. Ngày xưa, tôi
cũng không quen với Charbonier nhiều, nói thẳng ra là như vậy, vì tính tình
không giống nhau : tôi thì thích chơi thể thao nhiều, Charbonnier thì
thích ngồi trong lớp vẽ thôi ! Anh ta có khiếu vẽ tranh biếm hoạ, lúc đó
tôi thấy cũng vui ! Tôi nhớ lúc đi học với Charbonnier là như vậy. Từ lúc
còn trẻ, tính tình anh ta cũng rất là khoan dung, lúc nào cũng chống lại kỳ thị
chủng tộc. Từ lúc nhỏ, Charbonnier đã như vậy rồi »
Đây
là vụ tấn công khủng bố lần thứ 10 trong vòng 40 năm qua. Nhưng có lẽ đây cũng
là vụ khủng bố gây nhiều xúc động và quan tâm nhất của thế giới, không phải
chỉ vì số lượng người chết mà còn vì cuộc tấn công này không chỉ vì lý do tín
ngưỡng mà vì nó đã đụng đến sự tự do ngôn luận. Đụng đến đệ tứ quyền của nền Cộng
hoà Pháp tức là đánh thẳng vào trái tim của người Pháp vì tự do ngôn luận là nền
tảng của nước Pháp. Các cơ quan truyền thông, trang Amazon, hội Phóng viên
Không biên giới đều gây quỹ bằng nhiều cách khác nhau để tuần báo Charlie Hebdo
có thể hồi sinh ngày 14/1 sắp tới với 1 triệu ấn bản. Charlie được công nhân là
công dân danh dự của thủ đô Paris.
Paris,
London, Berlin, Barcelona….hàng triệu người cùng tuần hành với Charlie, Paris
hô vang : “Qui est tu (anh là ai?) và Paris trả lời “ Charlie, Charlie … với ngọn
bút giơ cao để nói rằng dù ở không gian, thời gian nào, bạo lực cũng không thể
chiến thắng được sức mạnh của ngòi bút.
No comments:
Post a Comment