Nguyễn
Văn Tuấn - FB Que Diêm
11-1-2015
Đọc
bản tin dưới đây (1) trên VNexpress ("Săn tôm hùm nhí mỗi đêm kiếm 30 triệu
đồng"), tôi rất bực bội vì đó là một cách quảng bá tận diệt tài nguyên
thiên nhiên. Hôm nay, mỗi đêm kiếm được 30 triệu đồng, rồi sau này sẽ kiếm bao
nhiêu đồng, và còn lại gì để cho thế hệ mai sau? Thật không hiểu nổi tại sao
nhà báo lại ngu xuẩn (phải dùng chữ nặng nề này) gián tiếp đi quảng bá một cách
huỷ hoại môi sinh. Không ngạc nhiên với cách khai thác như thế này đã và đang
góp phần làm cho VN lụn bại.
Ở
nước ngoài, như Úc chẳng hạn, việc khai thác biển dựa trên nguyên tắc "để
lại cho mai sau". Mặc dù biển của họ có rất nhiều tôm cá và hải sản quí hiếm,
nhưng việc khai thác đều phải thực hiện theo luật định. Họ cấm khai thác những
hải sản mới lớn (như "tôm hùm nhí"), và người dân nói chung đều ý thức
rất tốt. Giới kiểm ngư của Úc kiểm tra ngẫu nhiên các tàu đánh cá, bất kể đánh
cá chuyên nghiệp hay tài tử giải trí, và họ có sẵn phương tiện để đo kích thước
tôm cá. Nếu kích thước không đúng qui định thì chủ nhân sẽ bị phạt ngay. Hình phạt
nhẹ thì phạt tiền, nặng thì bị truy tố ra toà và có thể bị rút giấy phép hành
nghề.
Nhớ
lại những ngày tôi mới đến Úc và có kinh nghiệm về săn bắt hải sản. Những ngày
đầu mới qua Úc, chúng tôi hay đi bắt sò vào ngày cuối tuần. Sò ở Úc thì nhiều
ơi là nhiều, mà người Úc thì không ăn. Còn cá thì đủ lại và câu rất dễ. Lúc đó,
chúng tôi mỗi người chỉ cần tắm biển 1 giờ là có thể bắt cả chục kí lô sò.
Nhưng một hôm có nhân viên kiểm ngư đến cảnh cáo là chỉ được bắt theo giới hạn
(tôi không nhớ là bao nhiêu kí lô) chứ không phải muốn bắt bao nhiêu thì bắt.
Còn cá thì họ đo chiều dài, và con nào còn nhỏ là phải thả xuống biển. Lúc đó
chưa có hình phạt, chỉ cảnh cáo và nhắc nhở. Sau này, dân Á châu (Hàn và Tàu) bắt
sò và câu cá nhiều quá, nên kiểm ngư ra qui định mới là phải có "chứng chỉ"
mới được bắt sò và câu cá.
Cách
kiểm soát tài nguyên của Úc làm tôi ngậm ngùi nhớ đến tình trạng khai thác cá
tôm bên nhà. Trước đây ở quê tôi, bà con bắt cá ròng ròng (loại cá lóc mới lớn)
thoải mái. Loại cá này chúng đi theo bầy, nên bắt một mẻ là hàng trăm con. Loại
cá này mà kho tiêu thì … khỏi chê. Đến khi qua Úc và nhìn lại thói quen săn bắt
cá như thế tôi mới thấy quá bậy.
Miền
Tây thời đó thì tôm cá đầy đồng, và dân số thì còn ít, nên dù có bắt cá như thế
cũng chẳng gây tác hại gì. Nhưng khi dân số tăng và lạm dụng thuốc trừ sâu, thì
tác hại dần dần thấy rõ. Ngày nay, có những loài cá (như cá rô, cá sặc, cá lóc)
rất hiếm ngoài đồng, vì tôi đoán là đã bị khai thác theo kiểu tận diệt trước
đây. Mấy năm gần đây, ở miền Tây còn có tình trạng người dân dùng điện để bắt
tôm cá ngoài đồng, nên nguồn thuỷ sản này sẽ càng cạn kiệt trong tương lai.
Nhưng
VN thì không có những qui định về đánh bắt thuỷ hải sản như Úc, nên người ta vẫn
khai thác thoải mái. Khai thác theo kiểu tận diệt. Nói chuyện với nhiều ngư dân
ở Phú Quốc, họ cho biết ngày nay họ phải đóng tàu lớn để đi đánh bắt xa hơn mới
có cá, chứ gần bờ thì… chỉ tốn xăng dầu. Có lẽ chính vì thế mà ngư dân VN tràn
sang Thái Lan, Mã Lai và Nam Dương đánh cá và bị bắt (2-3).
Những
bài báo như VNexpress (1) là một khuyến khích -- dù chỉ là gián tiếp -- tận diệt
hải sản cần phải bị lên án. Tôi đề nghị VNexpress rút bài báo đó xuống và viết
lời xin lỗi độc giả.
-------------------------------
XEM THÊM :
No comments:
Post a Comment