Sunday, 25 January 2015

Giải thưởng văn học mặt trận đãi ngộ những đầu gấu hạ cánh an toàn (Paul Nguyễn Hoàng Đức - Dân Luận)





26/01/2015

Mỗi năm nhìn giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam lại liên tưởng tới hợp tác xã gia công. Thử nhìn, nước ta mỗi đầu sách in ra với 90 triệu dân số chỉ có quanh co khoảng 1000, nếu luộc hết cỡ khoảng dăm nghìn, trong khi đó mỗi đầu sách ở nước Nhật dân số cũng chỉ hơn ta gấp ba lần nhưng ra cả triệu bản, nghĩa là mỗi đầu sách được đón đọc gấp khoảng một nghìn lần nước ta.

Sức đọc phản ánh nền văn học, sức đọc văn học của ta chỉ ngang cấp xã ở Nhật, cho rộng dài đi thì dưới cấp huyện. Cường quốc là khái niệm nước lớn, nhưng người ta vẫn bảo: Nước Mỹ là cường quốc nhưng là tiểu quốc về bóng đá. Có người đã tự nhận nước ta là cường quốc về thơ, vậy thì nước ta còn là cường quốc về nông nghiệp, cường quốc về vứt rác bừa bãi, cường quốc về thiểu năng trí tuệ khi làm dường xong mới đào lên đặt cống.

Và nền văn học dưới cấp huyện trên cấp xã của chúng ta chỉ là một nền văn học nông dân, học, rồi đi bộ đội hay công nhân để được thoát ly, không phải đội mưa gió ngoài đồng, “ăn cơn chúa múa tối ngày”. Văn nghệ mới đầu mục đích chỉ là phong trào để kích thích động viên sản xuất và chiến đấu. Rồi tiếp diễn các anh chị công –nông – binh cứ à uôm viết tiến lên. Anh nào quá giỏi hay xuất sắc cũng thường chỉ được một bài. Rồi lại lao vào “học nhi ưu tắc sĩ” (học giỏi làm quan). Giải thưởng năm nay chủ yếu giải quyết chính sách hưu hạ cánh an toàn cho các bác cả đời đã thành bã văn thơ, không có khả năng đội trần hay đạp trần, mà chỉ có khả năng luồn cúi ngang lưng lãnh đạo. Hãy xem những giải:

“Theo thông tin từ Hội Nhà văn Việt Nam, các giải thưởng của Hội năm 2014 thuộc về: Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.75 (Nhà xuất bản Chính trị quốc gia), tiểu thuyết tư liệu của Trần Mai Hạnh; Trường ca ngắn, kịch thơ (Nhà xuất bản Hội Nhà văn) của Nguyễn Thuỵ Kha; Trăm năm trong cõi... (Nhà xuất bản Văn học), lý luận phê bình của Phong Lê và Thơ Việt Nam hiện đại, tiến trình và hình tượng (Nhà xuất bản Văn học), lý luận phê bình của Nguyễn Đăng Điệp…”

Giải thơ năm ngoái thì trao cho đại ca Thanh Thảo với tập ấm ớ từ cái tên “Trường ca chân đất” văng cả cứt đái vào thơ, rồi Năm Trì gãi háng, rồi Phạm Đương, khi bị tố là đạo nguyên si cả tên đầu đề, Hội nhà văn cứ giả điếc trao bừa, coi như ta cứ trao bừa cho giải ăn cắp là ta không ăn cắp. Còn năm nay trao cho Thụy Kha cũng là một đầu gấu. Mọi người cứ nghiệm đi sang năm dù các đại ca này có ra những tập thơ hay hơn, cũng không đến lượt vì còn dành cho người khác xếp hàng.

Còn hãy nghe tài năng thơ xuất sắc của Nguyễn Thụy Kha một đại ca được mệnh danh là “con quạ của những xác chết” qua nhưng vần thơ được chắt lọc nhất:

“Tôi con dân chính gốc Hải Phòng/ Cả ấu thơ chưa hề đến biển. Năm ấy tôi mười ba tuổi/ Lần đầu tiên nghỉ hè cắm trại Đồ Sơn/ Lần đầu tiên chân chạm sóng đại dương/ (…) Năm ấy chúng tôi đâu biết có một chuyện bất ngờ đã từ đây sẽ xảy ra/ Chúng tôi thì lạc đường nhưng những người lính hải quân lại đang tìm đường mới/ Và cái vịnh khuất nẻo này sẽ là nơi xuất phát/ Của một đoàn tàu dũng cảm ra đi/ (… )/ Năm nay tôi sáu ba tuổi/ Lại trở về thung lũng xanh gặp tuổi mười ba/ Tần ngần nhớ ngày xưa bên mốc số không/ bên tượng đài thủy quân tàu không số/ Bất chợt thấy dâng lên quanh mình bao cực sóng/Thấy hồn mình cũng hóa thành cực sóng/ Để mãi mãi dạt dào sóng vọng Biển Đông/ Để Tổ quốc Việt Nam muon đời đứng vững/ Cong một đường thái cực thiêng liêng.”

Thơ văn là phải vướt qua thông tin cấp một mới là thơ văn, đằng này 99% những câu thơ trên là thông tin cấp một. Giờ tôi xin làm một khúc thơ vu vơ nhưng hay hơn:

Tôi là con gà gốc Đông Cảo, cả đời tôi chưa thấy hồ, ngày đó tôi 13 tháng tuổi, lần đầu tiên bị đem ra chợ Lồng, tôi đâu biết chuyện bất ngờ gì sẽ xảy ra, tôi được rao bán đúng lúc người ta tuyển quân băng dãy Trường Sơn… Một cụ bà vừa khóc vừa mua tôi, cụ đem về cúng cầu may cho con cụ qua khỏi cảnh chiến trường, cụ già lẩm cẩm chập chạp, tôi đạp tung lồng thoát khỏi… Ngày con cụ về đòi bắt tôi giết thịt ăn mừng/ nhưng cụ khóc lóc văn xin và bảo vía của tôi là gà thoát chết thì con mới thoát, mẹ nuôi nó thành gà già để kỷ niệm ngày con thoát trở về/ Sướng quá tôi đứng trên đỉnh lồng như đứng trên đầu trái đất gáy vang một khúc bất tử thiêng liêng!...

Thôi những thơ mậu dịch này, chỉ là chứng minh cho cơ chế cơ quan ăn tem phiếu nhạt hoét. Những cán bộ trong hệ mậu dịch hý hửng thấy mình lúc nào cũng là quả pháo hoa đứng xếp hàng trên đầu nòng súng. Họ đâu có biết viên đạn muốn bay cao thì phải được bắn đi từ đáy cò. Và thơ họ rút cục mãi mãi chỉ là pháo hoa rụng như bọt xà phòng ngay đầu cuống rơm.

Paul Đức 25/01/2014



No comments:

Post a Comment

View My Stats