Tuesday, 27 January 2015

Có Thể Tách Khủng Bố Ra Khỏi Đạo Hồi Được Không? (Trúc Giang)





27/01/2015

1* Mở bài

Khủng bố và Hồi Giáo gắn bó chặt chẽ với nhau. Tín đồ Hồi Giáo thực hiện khủng bố, nhân danh đạo Hồi để khủng bố. Thánh chiến khủng bố để thành lập một vương quốc Hồi Giáo. Thánh chiến là con đường duy nhất và được chết vì Allah là thể hiện sự trung thành. Chết vì thánh chiến thì sẽ được lên thiên đàng Hồi Giáo và sẽ được thưởng hai thiếu nữ đồng trinh 13 tuổi.

Bốn triệu người Pháp xuống đường để phản đối và lên án hành động khủng bố của tín đồ Hồi Giáo. Người theo đạo Hồi khắp nơi lại xuống đường chống người Pháp và nước Pháp.

Nước Pháp và một số quốc gia khác tuyên bố họ chỉ chống Hồi Giáo cực đoan chớ không chống đạo Hồi. Thế nhưng trong đạo Hồi không có hệ phái nào gọi là cực đoan hay ôn hòa cả.

Cả châu Âu rúng động vì khủng bố Hồi Giáo. Sự việc càng thêm trầm trọng vì thế giới có 1.6 tỷ người theo đạo Hồi, họ cho rằng chết vì thánh chiến thì được lên thiên đàng để lãnh thưởng. Về căn bản thì đạo Hồi xem nền văn hóa Tây phương và Thiên Chúa Giáo là kẻ thù của tôn giáo họ.

Vậy làm sao tách khủng bố ra khỏi đạo Hồi để cho 1.6 tỷ tín đồ nầy đứng ngoài khủng bố?.

2* Tiểu sử Mohamed

Còn viết là Mohammad, Muhammad, Mohamed, Mohammed, Muhamed. Ông sinh ngày 12 tháng 3 âm lịch Á Rập, tại Mecca.

2.1. Tuổi thơ nghèo đói

Mohamed là con của Abdallah, một thương gia giàu có ở Mecca. Ông cha làm ăn thất bại, sạt nghiệp nên buồn rầu sanh bịnh rồi chết hai tháng trước khi Mohamed chào đời.

Vì quá nghèo, bà mẹ là Anima đem Mohamed đến nhờ ông nội là Muttalib nuôi dưỡng. Hai năm sau, cơn đói đã qua bà mẹ mang Mohamed về nuôi. Khi Mohamed 6 tuổi, bà mẹ chết. Mohamed lại trở về sống với ông nội.

Sau đó Mohamed được đưa đến sống ở nhà ông chú là Abu Talib. Ông chú là một thủ lãnh đoàn thương buôn của dòng họ Talib nhà ông.

2.2. Lăn lộn giang hồ

Khi Mohamed 12 tuổi, ông chú quyết định cho Mohamed đi theo đoàn lữ hành tải hàng từ Mecca sang bán ở Syria.

Kể từ đó, Mohamed luôn luôn theo đoàn thương buôn băng qua sa mạc Syro-Arabia, đến khắp nơi trong vùng để mua bán.

Đoàn thương buôn thường xuyên bị bọn cướp tấn công cướp hang, cho nên mọi người phải luyện tập võ nghệ và khả năng tự vệ. Và cuộc chiến trên giang hồ không bao giờ chấm dứt.

Mohamed tinh thông về quân sự như: cởi ngựa, bắn cung, đấu kiếm, đô vật và ngay cả mưu lược chiến thuật và phương cách bày binh bố trận chống lại bọn cướp. Lặn lội trên giang hồ, Mohamed trở thành một võ sĩ, một tướng quân.

2.3. Về đường vợ con

Năm 529 Mohamed muốn cưới con gái của chú tên Fakhita, nhưng ông chú muốn gả Fakhita cho một nhà giàu có ở Mecca.

Để đền bù, ông chú đứng làm trung gian mai mối để Mohamed lấy bà Khadija, một phụ nữ sang trọng, giàu có bậc nhất vùng Mecca. Bà nầy khoảng 40 tuổi đã có hai đời chồng và 7 đứa con.

Bà Khadija đang cần một người có tài năng để dẫn đoàn thương buôn từ Mecca, băng qua sa mạc đến mua bán ở Syria. Thế là hợp tác song phương, loan phượng hòa minh hai bên cùng có lợi.

Bà Khadija lớn hơn Mohamed 15 tuổi. Tình nghĩa vợ chồng kéo dài 24 năm đến lúc bà mất 64 tuổi (năm 619). Theo sử liệu, Mohamed xem bà như một người mẹ, một cố vấn hơn là người vợ bình thường.

Bà Khadija sinh cho Mohamed 7 đứa con, 3 trai, 4 gái. Con gái út tên Fatimah.

Khi ông chú Abu Talib bị sạt nghiệp thì Mohamed xin đứa con trai út của ông chú tên Ali (5 tuổi) đem về nuôi. Sau đó ông gả con gái út tên Fatimah cho Ali. Ali và Mohamed là anh em chú bác và Ali là con rể của Mohamed.

Ali bin Abu Talib (17-3-600 – 27-1-661) là một nhân vật lỗi lạc trong Hồi Giáo. Những tín đồ xem ông như một vị vua. Ali bin Abu Talib được mọi người nể trọng vì tính rộng lượng, tài hùng biện và nhất là tài năng của một vị tướng.

Năm 619, người vợ đầu tiên là bà Khadija qua đời. Một năm sau (620) Mohamed lấy cô Sawdah (30 tuổi) là một góa phụ, em dâu của tù trưởng Amir, với ý định liên minh quân sự với tù trưởng nầy, nhưng sau đó Amir chống lại Mohamed và bị bắt làm tù binh ở Medina.

Cũng cùng năm 620, người bạn thân giàu có là Abu Bakr gả con gái tên Aisha cho Mohamed. Lúc đó Aisha mới có 6 tuổi. Việc hứa gả chỉ là hình thức vì Aisha vẫn sống với cha mẹ. Sau đó, đến năm 9 tuổi thì Aisha chính thức về làm vợ của Mohamed.

Tóm lại, Mohamed có 5 vợ và một tiểu thiếp. Những hậu duệ, con cháu đời sau của Mohamed có đến 600,000 người sống tại các nước Á Rập Saudi, Iraq, Syria, Jordan, Ai Cập, Libya, Tunisia, Algeria, Marốc, Ấn Độ, Afghanistan, Pakistan và Bengladesh. Cũng không có gì lạ, chế độ đa thê, con cháu đầy đàn, tăng theo “cấp số nhân”, ví dụ như trùm khủng bố Osama bin-Laden là con thứ 17 trong 51 người con của cha ông.

2.4. Bất ngờ lên làm thánh

Năm 605, lúc đó Mohamed 35 tuổi. Bộ lạc Quraysh quyết định xây lại đền thờ Kaaba. Đó là việc quan trọng và rất tốn kém, cần phải có nhiều người đóng góp mới thực hiện được.

Sau năm ngày tranh cãi về những ý kiến trái ngược nhau nên không có kết quả. Cuối cùng, các tập đoàn tham dự giao ước với nhau: “Nếu một người đàn ông nào đó đến đền thờ ngay trong lúc nầy thì chúng ta hỏi ý kiến người đó, và ý kiến đó sẽ là quyết định chung”.

Thật bất ngờ, người đàn ông bước vào đền thờ lúc đó chính là Mohamed. Theo thông lệ, sau chuyến lữ hành thành công và an toàn thì Mohamed đến đền thờ để tạ ơn Thượng Đế. Mohamed dõng dạc trả lời: “Tất cả chúng ta hãy tìm mọi cách để di chuyển “Tảng Đá Đen” (The Black Stone) đến giữa đền thờ rồi cùng nhau đoàn kết xây lại nơi thờ phượng đấng Allah. Chúng ta sẽ biến nơi nầy thành trung tâm của thế giới”.

Năm 610 trong một hang động thuộc tỉnh Hedja của nước Arabia, người đàn ông 40 tuổi bổng nghe được tiếng nói dạy ông phải loan báo cho mọi người biết là chỉ có một đấng thiêng liêng duy nhất. Người đó là Mohamed. Từ đó ông trở thành giáo chủ được kính trọng và cũng rất đáng sợ nhất.

Chỉ một thế kỷ sau khi ông chết, đế quốc Hồi Giáo đã xâm chiếm từ Ma Rốc sang đến bắc Ấn Độ với tín đồ trên 1 tỷ như ngày nay.

Hình ảnh Đạo Hồi.

3* Hồi Giáo

Hồi Giáo còn được gọi là đạo Islam, là một tôn giáo độc thần, lớn thứ hai trên thế giới. Người theo đạo Hồi gọi là Muslim. Tín đồ hiện nay là 1.57 tỷ, chiếm 23% dân số thế giới.

Hồi Giáo ra đời hồi thế kỷ thứ 7 tại bán đảo Á Rập do Mohamed được thượng đế Allah truyền lại những giáo lý thông qua thiên thần Gabriel. (Jibrael).

Sau khi Mohamed qua đời, người bạn thân cũng là cha vợ (gả con gái Aisha cho Mohamed lúc còn 6 tuổi) tên là Abu Bakr được bầu lên thay thế gọi là Caliph (người kế vị làm vua).

Suốt 12 năm sau khi Mohamed chết, Abu Bakr tiến hành những cuộc thánh chiến đẫm máu đã xâm chiếm bán đảo Á Rập, toàn bộ Trung Đông bao gồm Iraq và Ai Cập.

Năm 750 xâm chiếm Bắc Phi, chinh phục Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha. Các dân tộc bị trị bắt buộc phải theo đạo Hồi.

3.1. Hệ phái Shiite

Tiếng Á Rập là Shiah đọc là Shia có nghĩa là người theo Ali bin Abu Talib.

Người Shiite có khoảng 200 triệu trong tổng số 1.57 tỷ Hồi Giáo. Đa số người Shiite ở Iran, Iraq, Azerbaijan và Bahrain.

Những chính quyền Sunni thường đàn áp hệ phái nầy, họ là bộ phận nghèo nhất trong xã hội. Tại một số quốc gia hai cộng đồng Hồi Giáo nầy sống cách biệt với nhau.

Tháng 3 năm 2011, chính phủ Malaysia tuyên bố Shiite là tà giáo và cấm họ phổ biến niềm của hệ phái nầy.

3.2. Hệ phái Sunni

Sunni tiếng Á Rập là đa số, chiếm 80% tín đồ đạo Hồi, còn gọi là Ahi as-Sunnah. Hệ phái nầy chủ trương người thừa kế làm vua không nhất thiết phải là người thuộc dòng dõi của Mohamed.

4* Kinh Koran

4.1. Tổng quát về kinh Koran

Kinh Koran còn được viết là Quran, Quran, Koran, Coran. Kinh có 30 phần, 114 chương và 6,235 câu do Mohamed viết ra, được cho là do đấng Allah chuyển đến Mohamed qua trung gian của thiên thần Gabriel.

Một số câu trong kinh phản ảnh những biến cố, những tình huống trong đời của Mohamed. Những câu rời rạc, không theo thứ tự thời gian nào, cũng không ghi rõ năm tháng.

Kinh Koran khuyến khích chế độ đa thê. Trong hoàn cảnh xã hội Á Rập có nhiều góa phụ, thường hay bị lạm dụng, bị bắt nạt cho nên cần phải có đàn ông để bảo vệ. “Nếu thấy điều đó là tốt cho anh, phải lấy thêm hai, ba, bốn vợ” (Koran 4:3) (Marry such women as seem good for you two, three or four. Koran 4:3)

4.2. Những điều cấm trong kinh Koran

Một số điều cấm trong kinh Koran: Cấm cho vay nặng lãi. Cấm ăn thịt heo. Cấm ăn máu (tiết canh, huyết). Cấm cờ bạc và săn bắn. Cấm giao hợp khi phụ nữ có kinh.

Phải đi hành hương một lần trong đời người. Phải ăn chay trong tháng Ramadan. Phải rửa chân tay trước khi cầu nguyện. Đàn bà ngoại tình thì bị ném đá đến chết ở nơi công cộng.

Bất cứ những ai chống đấng Allah hoặc chống Mohamed đều phải bị chặt đầu hoặc đóng đinh trên thập tự giá.

Hình ảnh Đạo Hồi.

5* Kinh Koran chủ trương khủng bố

5.1. Hãy giết ngay kẻ nào nhục mạ ta

Đa số tín đồ Hồi Giáo không phải là cực đoan nhưng hầu hết những kẻ khủng bố trên thế giới hiện nay là tín đồ Hồi Giáo. Tất cả những hành vi khủng bố được thần thánh hóa bằng việc xử dụng những câu trong kinh Koran.

Trong sách Hadith, lời của Mohamed được ghi lại như sau: “Nếu kẻ nào nhục mạ ta mà tín đồ nghe thấy thì hãy giết nó ngay lập tức”. (If anyone insults me, then any Muslim who hears this must kill them immediately)

5.2. Giết người vô tội là mục đích chính

Các tổ chức khủng bố Hồi Giáo ngày nay xem thường sinh mạng người vô tội. Họ coi việc giết thường dân là mục tiêu chính để đạt được tiếng vang trong dư luận quần chúng và cũng gây sợ hãi cho đối phương vì thế đặt bom ở những nơi công cộng như khu thương mại chẳng hạn.

Kinh Koran đã ghi:”Ta sẽ gieo kinh hoàng nơi trái tim của những kẻ ngoại đạo. Các con hãy chặt đầu chúng và hãy cắt rời tất cả các đầu ngón tay của chúng” (Koran 8:12) (I will cast terrors into their hearts of those who disbelieve. Therefore strike off their heads and strike off every fingertips of them-Koran 8:12)

5.3. Kinh Koran xúi giục giết người ngoại đạo

Kinh Koran xúi giục tín đồ giết người ngoại đạo mà không chịu trách nhiệm vì hành vi sát nhân vì cho đó là việc của đấng Allah. “Không phải các ngươi đã giết chúng, mà đấng Allah đã giết chúng. Không phải các ngươi đập tan kẻ thù mà Allah mới là đấng đập tan chúng” (Koran 8:17) (“You did not slay but it was God who slew them.You did not smite the enemy but it was God who smote”. Koran 8:17)

5.4. Sự nguy hiểm của đạo Hồi

Đạo Hồi chia thế giới làm hai khu vực.

1. Khu vực Hồi Giáo. (Land of Islam) còn gọi là Nền Hòa Bình Hồi Giáo. Các nước Hồi Giáo trở thành anh em với nhau. Không đánh giết nhau. Khu vực hoà bình.

2. Khu vực ngoại đạo. (Land of unbelievers). Kinh Koran ghi lại như sau: “Những kẻ theo sự sai lầm. Tất cả những kẻ ngoại đạo đều đáng phải bị chặt đầu hoặc bị bỏ tù” (Koran 47:4) (The unbelievers follow falsehood. When you meet the unbelievers in the battlefield, strike off their heads or make them prisoners” Koran 47:4)

6* Ba nguyên nhân gây hận thù trong Hồi Giáo

Sự xung đột giữa hai phái Sunni và Shiite đưa đế thánh chiến đẩm máu nhất và dài nhất (1,400 năm) trong lịch sử các tôn giáo trên thế giới.

Ba nguyên nhân gây chia rẻ và xung đột đẫm máu như sau:

6.1. Nguyên nhân thứ nhất. Tranh chấp quyền kế vị

Mohamed không chỉ định người kế vị và cũng không nêu ra nguyên tắc và điều kiện để chọn người kế vị, cho nên sau khi Mohamed chết tranh chấp chức vị xảy ra.

Sau khi ông vua (Caliph) thứ ba của nhà nước Hồi Giáo là Othman bin Affan bị ám sát thì Ali bin Abu Talib tuyên bố lên làm vua thứ tư. Ali là anh em chú bác, vừa là con nuôi, vừa là con rể của Mohamed, mang dòng máu họ Talib vì Ali là con ông chú của Mohamed, tên là Abu Talib.

Ali gặp sự chống đối quyết liệt của của hai người cùng tranh chấp chức vị là Zubair và Talha với sự trợ giúp của bà vợ góa của Mohamed là Aisha. Bà nầy căm thù Ali vì ông nầy cho rằng bà ngoại tình với một tín đồ trẻ trong việc cả hai cùng đi trễ đến dự phiên họp ở Medina. Bà căm thù Ali từ đó.

Liên hệ trong gia đình Mohamed. Bà Aisha là vợ của Mohamed từ lúc 9 tuổi. Ali là anh em chú bác, vừa là con nuôi, con rể của Mohamed. Cùng huyết thống. Ali gọi bà là “mẹ vợ kế”.

Lý do gây tranh chấp được Zubair và Talha nêu ra là, cần chọn một cá nhân có đủ tài năng và phẩm chất làm người kế vị. Những người ủng hộ Ali cho rằng, người kế vị phải có huyết thống của Mohamed.

Hai người chống Ali nổi loạn, chiếm thành phố quân sự Basra tại Iraq. Ali và một số thân cận không có quân đội nên chạy về thành phố Koufa, lo chiêu binh mãi mã.

Ali chiến thắng trong trận đánh đẩm máu, lừng danh tên Camel.

Năm 661, cũng giống như Othman, Ali bị tín đồ ám sát.

Những người ủng hộ Ali theo hệ phái Shiite. Phe đa số là Sunni.

6.2. Nguyên do thứ hai. Sự khác biệt về kinh sách

Kinh Koran rất mơ hồ và thiếu sót về luật pháp cho nên những nhà làm luật đi tìm những lời nói của Mohamed, đúc kết lại và từ đó soạn ra sách Hadiths. Sách nầy có những khác biệt với kinh Koran. Đó là nguyên nhân sự khác biệt về kinh sách trong đạo Hồi.

6.3. Nguyên do thứ ba. Giáo lý Hồi Giáo bị pha trộn nhiều nền văn hóa khác.

Do đế quốc Hồi Giáo bành trướng quá nhanh trong khu vực Trung Đông và Bắc Phi nên giáo lý bị pha trộn bởi nhiều nền văn hóa tại các quốc gia trong khu vực.

Tóm lại, nguyên nhân chính gây chiến tranh đẫm máu là sự tranh giành quyền lực để lãnh đạo tôn giáo nầy.

Có nhiều tôn giáo bị phân hóa nhưng không đẫm máu như đạo Hồi. Sở dĩ đẫm máu anh em, tín đồ cùng tôn giáo là do cuồng tín, cực đoan của người Á Rập.

Sự chia rẻ kéo dài 1,400 năm làm thiệt mạng hàng triệu tín đồ của tôn giáo nầy. Những vụ đẫm máu nhất được ghi lại như sau:

Năm 1400, hoàng đế Timur của đế quốc Hồi Giáo Sunni đánh chiếm hai nước Iran và Iraq đã giết trên một triệu người Shiite.

Năm 1467, đế quốc Thổ Nhỉ Kỳ Ottaman thuộc Sunni đã chiếm Syria, Ai Cập, Bắc Phi và Saudi Arabia, cai trị những nước nầy 53 năm, đã tiêu diệt hàng triệu tín đồ Shiite.

Đế quốc Hồi Giáo Shiite Safavid, tồn tại 270 năm khi đánh chiếm nước nào thì toàn bộ học sĩ (Clerics) người Sunni bị chặt đầu.

Hình ảnh Đạo Hồi.

7* Hiểm họa Hồi Giáo

7.1. Vấn đề di dân nhập cư

Chị Tống Mỹ Loan ở Pháp có chuyển đến bài viết của tác giả Nguyễn Thị Cỏ May nhan đề “Pháp sẽ bị Hồi Giáo hóa trong 20 năm nữa”.

Nội dung trích lời của nhà báo Mỹ Christopher Caldwell trả lời phỏng vấn của báo Le Figaro, cho biết: “Dân ngoại quốc nhập cư, dù trong hoàn cảnh lịch sử nào cũng tạo ra xung đột kinh tế, văn hoá, xã hội. Sự khác biệt về văn hóa không phải là sự phong phú như một số chính trị gia hô hào.

Ở Mỹ cũng có phong trào di dân nhập cư, nhưng họ đến từ Mexico, Trung Mỹ, Nam Mỹ, họ chịu ảnh hưởng của văn hóa Công Giáo. Cách sống của họ cũng giống như người Mỹ gốc Ý nên không có những vấn đề như ở Pháp và châu Âu”.

7.2. Nhập cư di dân Á Rập Hồi Giáo ở Pháp

Ông Caldwell nêu nhận xét: “Nước Pháp sẽ vở tung trong máu và nước mắt trong vòng 15 hay 20 năm nữa”. Ông giải thích, những người cai trị hiện nay và trong tương lai không có khả năng ứng phó trước hiểm họa Hồi Giáo. Và rồi, mọi người Pháp sẽ cam chịu luật Shariah của đạo Hồi, do các chính trị gia thỏa mãn những yêu sách của cử tri Hồi Giáo.

Ông giải thích, trong nền dân chủ người ta biết chia xẻ những luật lệ với nhau nhưng Hồi Giáo châu Âu có quan niệm sống khác biệt của họ, mà khó khăn trong hội nhập. Ví dụ, một ngày nào đó, phụ nữ Hồi Giáo vùng lên đòi quyền phụ nữ được che mặt chẳng hạn.

Thất nghiệp gia tăng, du đảng, tội phạm xã hội ở các khu vực đông người Á Rập nhập cư, vẫn cao hơn ở những nơi khác.

7.3. Phản ứng của Hồi Giáo khắp nơi

Sau vụ thảm sát ngày 7-1-2015, ngày 14-1-2015, tạp chí Charlie Hebdo đăng bức biếm họa nói về Mohamed khiến cho nhiều cộng đồng Hồi Giáo trên thế giới phản ứng mạnh mẽ.

Có khoảng 3 triệu tạp chí xuất bản trên toàn cầu, riêng tại Pháp có nửa triệu bản bán hết chỉ trong vài phút sau khi ra sạp.

Biếm họa về hình Mohamed tay cầm biểu ngữ “Tôi là Charlie” và dòng chữ phía trên “Mọi chuyện đều được tha thứ”.

Tại Thổ Nhỉ Kỳ, nhiều người tụ tập hô vang những khẩu hiệu phản đối tờ báo của nước họ vì đã đăng lại 4 trang của tờ Charlie Hebdo.

Thủ tướng Ahmed Davutohlu tuyên bố: “Thổ Nhỉ Kỳ không cho phép lăng mạ đấng tiên tri Hồi Giáo Mohamed. Đồng thời cho rằng: “Charlie Hebdo là hành động gây hấn”. Thủ tướng Thổ trả lời báo chí: “Tự do báo chí không có nghĩa là lăng mạ. Chúng tôi không cho phép bất cứ hình thức lăng mạ nào đối với đấng tiên tri Mohamed”.

Tổng Thư ký Tổ chức Hợp tác Hồi Giáo, ông Iyad Amin Madani cho biết: “Là một tổ chức, chúng tôi đang tham khảo với các diễn đàn quốc tế và các tổ chức nhân quyền LHQ để giải thích, tự do ngôn luận không phải là kêu gọi sự hận thù và không được xúc phạm đến tôn giáo của người khác.

Tại Ai Cập, tổ chức Hồi Giáo Dar Al-Ifta cho rằng quyết định của tờ báo Pháp là hành vi khiêu khích 1.5 tỷ người Hồi Giáo trên thế giới. Tổng thống Ai Cập ký sắc lịnh cấm mọi ấn phẩm nước ngoài có nội dung bài xích tôn giáo.

Tại Philippines, 1,500 người gồm chính khách, học sinh và phụ nữ đeo khăn che mặt, biểu tình suốt 3 giờ phản đối tờ báo Pháp. Một biểu ngữ ghi: “Nước Pháp phải đưa ra lời xin lỗi”.

Ngoài ra, tín đồ Hồi Giáo tại các nước như: Niger, Pakistan, Algeria cũng có những cuộc biểu tình như thế.

Trên trang nhất của tờ New York Times có viết: “Cùng với bìa báo mới là một loạt nổi lo sợ mới. Sự việc của Charlie Hebdo có thể tiếp tục kích động bạo lực”.

8* Dùng cực đoan để chống cực đoan không phải là giải pháp tốt

8.1. Nhóm cực đoan PEGIDA ở Đức

Đêm 8-12-2014, đoàn biểu tình khoảng 10,000 người của nhóm cực đoan PEGIDA chống chính phủ Đức về chính sách nhập cư, nhất là người Á Rập Hồi Giáo mà họ cho là “Hồi Giáo hóa Tây phương”. Nhóm nầy bị cho là theo chủ nghĩa cực đoan, bài ngoại, kỳ thị chủng tộc và tôn giáo.

PEGIDA là viết tắt trong tiếng Đức: Patriotische Europer gegen die Islamisierung des Abendlandes)

Tiếng Anh: “Patriotic Europeans Against the Islamization of the West”. “Người châu Âu yêu nước chống lại việc Hồi Giáo hóa Tây Phương”.

Tổ chức PEGIDA được thành lập hồi tháng 12 năm 2014. Người thành lập là Lutz Bachmann. Ngày 19-12-2014 PEGIDA đăng ký hoạt động công khai hợp pháp như một tổ chức bất vụ lợi tại bang Dresden.

Chủ tịch: Lutz Bachmann. Phó chủ tịch: Rene Jahn. Thủ quỹ: Kathrin Oertel. Tổ chức nầy cho rằng những người ủng hộ họ tại 30 thành phố ở Đức và 18 nước châu Âu.

Trên Facebook Bachmann bình luận khiếm nhã, cho rằng những người nhập cư là “lũ súc vật” (Cattle), cặn bã (scumbag) và rác rưởi (trash). Một tấm hình được phổ biến trên báo cho thấy Bachmann hóa trang thành nhà độc tài phát xít Đức Quốc Xã Adolf Hitler bằng kiểu tóc và râu cứt mũi giống như Hitler. Hitler cũng cũng kỳ thị chủng tộc và tiêu diệt nhiều triệu người Do Thái.

Những lời miệt thị khiến cho Bachmann phải xin lỗi và từ chức.

Riêng ở bang Dresden có 14 trại với 2,000 người tỵ nạn. Ở Đức người tỵ nạn sẽ lên tới 200,000 trong năm nay, nhiều hơn các quốc gia khác ở Âu châu.

8.2. Phản ứng của chính phủ Đức      

Chính phủ Đức đã lên án hành động hóa trang của Bachmann. Phó Thủ tướng Sigmar Gabriel nhấn mạnh: “Bất cứ ai trong giới chính trị mà lại chụp hình giống như Hitler thì hoặc là ngu ngốc hoặc là ủng hộ Phát xít”.

Người phát ngôn ở Viện Công tố Dresden cho biết, họ sẽ triển khai cuộc điều tra về những bình luận của Bachmann. Những tuyên bố như thế bị cho là cố tình kích động hận thù.

Thủ Tướng Angela Merkel đã lên án các hình thức bài ngoại. Bà nhấn mạnh rằng nước Đức cần những người nhập cư để giúp đỡ đối phó lại sự khủng hoảng dân số do tỷ lệ sinh sản thấp nhất của Đức, so với Âu châu.

8.3. Vài nét về Lutz Bachmann

Lutz Bachmann sinh ngày 26-1-1973 tại Dresden, Đông Đức. Là người sáng lập PEGIDA. Chủ trương chống đạo Hồi và chống chính sách di dân nhập cư của Đức.

Bachmann là con của người hàng thịt (butcher). Có tiền án từ lúc 16 tuổi về các tội trộm cắp, say rượu trong lúc lái xe, tấn công người khác và xử dụng ma túy.

Năm 1998, bị kêu án nhiều năm tù nhưng đã trốn thoát sang sinh sống ở Nam Phi. Sau đó bị trục xuất về Đức.

8.4. Người Đức chống chủ nghĩa cực đoan của PEGIDA

Ngày 12-1-2015, khoảng 100,000 người tại nhiều thành phố lớn của Đức đã xuống đường biểu tình phản đối chủ nghĩa cực đoan của nhóm PEGIDA.

Tại bang Dresden, nơi xuất phát chủ nghĩa cực đoan nầy, đã có 25,000 người xuống đường chống PEGIDA và đã tỏ tình đoàn kết với người Pháp trong vụ thảm sát ngày 7-1-2015 tại tòa báo Charlie Hebdo ở Paris.

Nội dung những cuộc biểu tình là ước vọng một xã hội đa sắc màu, mong ước một xã hội thanh bình, bình đẳng, không phân biệt tôn giáo, văn hóa, màu da…

Dùng cực đoan để chống cực đoan không phải là giải pháp tốt, vì cực đoan là không tốt.

9* Chọc vào ổ kiến lửa thì bị kiến cắn là lẻ tất nhiên

9.1. Châm biếm và quyền tự do ngôn luận

Nhiều ý kiến cho rằng châm biếm là quyền tự do ngôn luận, nghĩa là tự do châm biếm. Trong đời sống thực tế, khi một người dùng hình thức nầy hoặc hình thức khác để châm chọc, mỉa mai, chỉ trích, hạ nhục hay chửi cha người khác thì dù cho đúng hay sai cũng bị phản công, đánh trả tùy theo bản chất và văn hóa của người phản công. Kẻ lổ mảng, vũ phu thì ra tay bằng “thượng cẳng chân hạ cẳng tay”…

Chọc vào Kim Jung-un thì bị tin tặc tấn công trả đủa kèm theo những đe dọa khác.

9.2. Những hạn chế của các quyền tự do

Tự do nào cũng có những hạn chế và ngăn cấm cả. Tự do của người nầy không xâm phạm đến tự do, danh dự, tài sản và quyền lợi của người khác. Ngoài ra tự do không được vi phạm an ninh quốc gia, thuần phong mỹ tục của dân tộc và nhất là hậu quả nghiêm trọng mà tự do cá nhân tạo ra.

Đó là trường hợp của mục sư Terry Jones của nhà thờ tin lành Dove World Outreach thành phố Gainesville, Florida. Ông kêu gọi “ngày thế giới đốt kinh Koran” vào ngày 11 tháng 9.

Hồi Giáo khắp nơi phản ứng mạnh.

Tổng Thống Obama cảnh báo, đó là cái cớ để Al Qaeda chiêu mộ thêm khủng bố thánh chiến. Bộ Trưởng Quốc Phòng Robert Gates gọi điện thoại yêu cầu mục sư hủy bỏ, nhưng ông Jones từ chối. Tướng David Petraeus, chỉ huy trưởng quân đội chống khủng bố ở Afghanistan cho biết, đốt kinh Koran gây nguy hiểm cho công dân Mỹ ở nước ngoài.

Bộ Ngoại Giao Mỹ và Interpol cho biết sẽ có nguy cơ bạo lực. FBI cũng đã đến nói chuyện và “làm việc” với mục sư Jones, Cuối cùng việc đốt kinh Koran phải hủy bỏ.

Nếu như mục sư Jones ra chợ mua cuốn kinh Koran về nhà, đóng cửa lại rồi đốt thì không có gì xảy ra. Và nếu như Trần Trường ở Cali, treo tấm hình của bác ở đầu giường trong phòng ngủ, thậm chí treo trong nhà tắm hay cầu tiêu thì cũng không có chuyện gì xảy ra cả.

10* Chiến lược tiêu diệt tổ chức Nhà nước Hồi Giáo của Mỹ

Nhân dịp 13 năm sự kiện 11 tháng 9 năm 2001, tối ngày 10-9-2014, Tổng Thống Obama tuyên bố chiến lược tiêu diệt tổ chức khủng bố Nhà Nước Hồi Giáo tại tòa Bạch Ốc.

10.1. Phần tổng quát

1). Cần phải làm sáng tỏ hai điều.

1. IS (Tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo) không phải là đạo Hồi.

2. IS chắc chắn không phải là một nhà nước.

2). Mỹ không làm thay những việc mà người Iraq chính họ phải tự thực hiện.

3). Mỹ không giành lấy vị trí của các nước Á Rập trong việc bảo đảm an ninh trong khu vực của họ.

10.2. Chiến lược cụ thể để tiêu diệt tổ chức khủng bố Nhà Nước Hồi Giáo

Hai mục tiêu rõ ràng:

1. Làm suy yếu

2. Rồi sau mới tiêu diệt

1). Tiến hành không kích có hệ thống

Sau 6 tháng không kích của liên minh chống khủng bố gồm: Mỹ, Anh, Pháp, Úc, Đan Mạch, Bỉ, Qatar, Jordan và Saudi Arabia, lực lượng NN/HG tổn thất rất nặng.

Ngày 3-12-2014, tại buổi họp của 62 liên minh chống khủng bố ở trụ sở NATO ở Bỉ (Brussels), Ngoại Trưởng John Kerry cho biết liên minh do Mỹ dẫn đầu đã thực hiện khoảng 1,000 cuộc không kích làm thiệt hại đáng kể cho NN/HG. Một số thủ lãnh bị tiêu diệt.

Nhiều cơ quan hành chánh, trại binh, thiết bị quân sự như xe tăng, phi cơ thu được, nhà máy lọc dầu, khu mỏ dầu khí…tuy nhiên họ còn kiểm soát một vùng lãnh thổ rộng lớn.

Không kích gặp trở ngại.

Trở ngại của liên quân là mục tiêu phải tiêu diệt là một quân đội không có đồng phục, thường di chuyển bằng xe dân sự, trà trộn vào thường dân. Họ từ bỏ sa mạc kéo về sống trong khu đông dân cư.

Lãnh thổ rộng lớn của họ đa số là người Sunni. Mặc dù dân chúng không ưa tổ chức khủng bố nầy nhưng họ vẫn căm thù hai chính quyền của người Shiite là Bashar al-Assad (Syria) và chính quyền Iraq. Vì thế họ hợp tác và bao che cho tổ chức NN/HG nầy.

Ngày 21-1-2015, trong thông điệp liên bang, Tổng Thống Obama cam kết sẽ chiến thắng khủng bố nhưng cần thời gian lâu dài.

2). Tăng cường hậu thuẩn các đơn vị chiến đấu mặt đất.

Đã có 475 cố vấn Mỹ đang huấn luyện, đào tạo, cung cấp thông tin tình báo, nâng cấp các trang bị cho quân đội Iraq.

Vực dậy tổ chức Vệ Binh Quốc Gia để giúp đỡ cộng đồng người Sunni, bảo đảm quyền tự do của họ đã bị mất dưới chính quyền Shiite của Thủ tướng Nouri al-Maliki.

Đơn vị Iraq nào không tham gia chiến đấu thì Mỹ sẽ đứng ngoài để không bị lôi cuốn vào cuộc chiến tranh trên bộ lần thứ hai nữa.

Sẽ không có chuyện bộ binh Mỹ tham gia chiến đấu trên mảnh đất ở nước ngoài.

3). Nâng cao khả năng chống khủng bố tại nước Mỹ

- Nổ lực cắt đứt nguồn tài chánh

- Cải thiện hệ thống tình báo

- Tăng cường sức mạnh quốc phòng

- Chận đứng mọi sự ra vào của các tay súng ngoại quốc vùng Trung Đông.

4). Mỹ sẽ viện trợ nhân đạo cho các thường dân vô tội.

Bao gồm những người Sunni và Shiite. Tổng Thống Mỹ cho biết khi ta hỗ trợ ngăn chặn vụ thảm sát thường dân người thiểu số bị mắc kẹt ở vùng núi xa xôi, đây là điều mà một trong số họ đã nói: “Chúng tôi nợ người bạn Mỹ những mạng sống nầy, con cái chúng tôi sẽ luôn nhớ rằng có những con người ngoài kia cảm thông được nổi thống khổ của chúng tôi, và bất chấp tất cả, thực hiện một cuộc hành trình dài để bảo vệ người vô tội”.

11* Sách lược “củi đậu nấu đậu”của Mỹ

Khủng bố là ung bướu phải cắt bỏ. Một trong những biện pháp tiêu diệt khủng bố Hồi Giáo là dùng chính sách “củi đậu nấu đậu” tức là tạo cơ hội để hai phe Hồi Giáo làm thịt lẫn nhau, tự làm suy yếu để giảm việc tấn công vào Mỹ và phương Tây.

Tại Iraq, Mỹ viện trợ cho chính quyền Shiite để chống lại Sunni của NN/HG. Đồng thời viện trợ để đa số người dân Sunni lớn mạnh đủ sức đối đầu với chính quyền Shiite. Mỹ cũng không tích cực viện trợ để chính quyền Shiite Iraq đủ mạnh để có thế khống chế người Sunni chiếm đa số ở Iraq.

Hoa Kỳ không chủ trương tái lập một nhà nước đủ mạnh để thống nhất các phe phái HG, trái lại tạo ra mâu thuẩn, chia rẻ và phân hóa trong mỗi quốc gia Á Rập Hồi Giáo.

Hoa Kỳ ủng hộ người Kurd thành lập quốc gia để làm trái độn giữa các nước Hồi Giáo láng giềng. Các nước Iran, Thổ Nhỉ Kỳ và Syria lo ngại sự ly khai của người Kurd ở Iraq sẽ kéo theo sự ly khai ở nước họ.

Người Kurd: một dân tộc trên 4 quốc gia.

Thủ tướng Do Thái, Benjamin Netanyahu, kêu gọi một nhà nước độc lập người Kurd để cản trở bước tiến của Hồi Giáo ở Iraq.

12* Kết luận

Kinh Koran của Hồi Giáo đã nhắc đi nhắc lại nhiều lần việc cắt cổ người ngoại đạo mà hiện nay tổ chức NN/HG đã và đang thực hiện việc cắt cổ những con tin được đưa lên các trang mạng.

Cái nguy hiểm của kinh Koran là xúi giục cắt cổ người ngoại đạo. Tổng Thống Obama đã xác định, NN/HG (IS) không phải là đạo Hồi. Tuy nhiên đạo Hồi đã sinh ra khủng bố, là cái nôi nuôi dưỡng khủng bố. Muốn tìm diệt khủng bố thì phải vào đạo Hồi.

Đạo Hồi và khủng bố gắn bó chặt chẽ với nhau cho nên không thể tách rời hoàn toàn riêng biệt hai đối tượng nầy.

Trúc Giang

Minnesota ngày 26-1-2015




No comments:

Post a Comment

View My Stats