16/01/2015
(VNTB)
- 4 ngày sau khi Hội nghị TƯ 10 im lìm kết thúc mà không có bất kỳ tin
tức nào được tiết lộ về kết quả bỏ phiếu tín nhiệm đối với Bộ Chính trị và Ban
bí thư, blog Chân dung quyền lực bất ngờ công bố toàn bộ kết quả bỏ phiếu này.
Mới
chỉ tái lập từ tháng 10/2014, đến nay CDQL đã thu hút được đến 14 triệu lượt
truy cập, vượt hơn cả trang Quan làm báo vào năm 2012. Con số truy cập khổng lồ
như thế cho thấy sức hút và tầm lan tỏa của trang CDQL là ghê gớm đến thế nào
trong một đất nước có đến 34 triệu người dùng Internet.
Kết
quả bỏ phiếu tín nhiệm mà trang này vừa loan báo cũng bởi thế sẽ chắc chắn được
“tán phát” trên mạng xã hội với tốc độ kinh hoàng. Bất kể những số liệu về phiếu
tín nhiệm đối với từng chức danh được CDQL công bố là đúng hay sai, mức độ tác
động tâm lý xã hội của CDQL qua kết quả công bố phiếu tín nhiệm có thể xem là
sâu sắc. Phản ứng tâm lý như thế là hoàn toàn có thể đoán được, khi trước đó
trang CDQL đã “dự báo” tuyệt đối chính xác về lịch trình và ngày giờ chuyến bay
đưa Trưởng ban nội chính trung ương Nguyễn Bá Thanh từ Hoa Kỳ về sân bay Đà Nẵng.
Ngày
15/1/2015, tại một hội nghị của Văn phòng chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
đã lần đầu tiên biểu hiện quan điểm "không thể ngăn cấm thông tin trên mạng
xã hội".
Hiện vẫn chưa biết phản ứng từ phía các cơ quan đảng, chính quyền và an ninh (kể cả an ninh quân đội) ra sao trước hàng loạt thông tin gây sốc và mang tính tuyệt mật của trang CDQL, trong đó đáng kể là đề cập đến tài sản của ông Nguyễn Xuân Phúc – Phó thủ tướng thường trực, và gia đình ông Phùng Quang Thanh – đương kim Bộ trưởng quốc phòng Việt Nam.
Hiện vẫn chưa biết phản ứng từ phía các cơ quan đảng, chính quyền và an ninh (kể cả an ninh quân đội) ra sao trước hàng loạt thông tin gây sốc và mang tính tuyệt mật của trang CDQL, trong đó đáng kể là đề cập đến tài sản của ông Nguyễn Xuân Phúc – Phó thủ tướng thường trực, và gia đình ông Phùng Quang Thanh – đương kim Bộ trưởng quốc phòng Việt Nam.
Trong
bản tin công bố về kết quả bỏ phiếu tín nhiệm tại Hội nghị TƯ 10, trang CDQL
cho biết Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là nhân vật xếp đầu bảng với tỷ lệ phiếu tín
nhiệm cao nhất, mà có thể hiểu là đang giữ ưu thế tốt nhất để tiến chiếm vị trí
tổng bí thư vào đại hội đảng lần thứ 12 vào năm 2016. Kế đến là ông Trương Tấn
Sang, Chủ tịch nước. Kết quả này là tương hợp với những tin tức tương tự mà
giáo sư Carl Thayer – Học viện quốc phòng Úc – đã thông tin trên đài BBC vào
ngày 14/1/2015.
-------------------------
16.1.15
Chân dung Quyền lực
Dù
Hội nghị Trung ương 10 (Khóa XI) đã khép lại gần 1 tuần, nhưng việc không công
khai kết quả đánh giá tín nhiệm khiến dư luận bất bình. Qua nguồn tin đáng tin
cậy được tập hợp từ các Ủy viên TW, BBT xin trân trọng gửi đến quý độc giả kết
quả và một số đánh giá về đợt bỏ phiếu tín nhiệm quan trọng này.
Toàn
cảnh Hội nghị Trung ương 10 (Khóa XI) diễn ra từ ngày 5-12/1/2015
|
Sáng
ngày 10/1/2015, Trung ương đã tiến hành lấy phiếu tín nhiệm 20 thành viên Ủy
viên Bộ Chính trị và Ban Bí thư với sự tham gia của 197 Ủy viên TW và Ủy viên
TW dự khuyết, vắng mặt 3 ông, gồm: Ông Nguyễn Công Định, Ủy viên TW dự
khuyết, Tỉnh ủy viên tỉnh Bến Tre (qua đời ngày 3/7/2012); Ông Phạm Quý Ngọ,
Ủy viên TW, Thứ trưởng Bộ Công an (qua đời ngày 18/2/2014) và ông Nguyễn Bá
Thanh, Ủy viên TW, Trưởng ban Nội chính TW (đang lâm bệnh nặng do nghi án
Nguyễn Xuân Phúc đầu độc phóng xạ). Kết quả như sau:
Kết
quả đánh giá tín nhiệm các thành viên Ủy viên Bộ Chính trị và Ban Bí thư TW tại
Hội nghị Trung ương 10 (Khóa XI)
So
sánh mức độ tín nhiệm của các thành viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư
|
Theo
đánh giá của các Ủy viên TW, đợt bỏ phiếu tín nhiệm này thể hiện tinh thần đoàn
kết trong Đảng và phản ánh khá chính xác mức độ tín nhiệm đối với một số thành
viên Bộ Chính trị:
Về
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, ông là người đạt số phiếu tín nhiệm cao nhất
(với 152 phiếu tín nhiệm cao, đạt 77%), điều này phản ánh đúng thực tế,
thời gian qua ông đã khẳng định bản lĩnh với các quyết sách làm ổn định kinh tế
và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ. Không chỉ Trung ương mà dư luận trong quần chúng
nhân dân cũng thể hiện rõ điều này.
Về
các ông Nguyễn Sinh Hùng, Nguyễn Xuân Phúc, Phạm Quang Nghị
đạt số phiếu tín nhiệm cao không nhiều, việc các ông xếp hạng tín nhiệm thấp nhất
trong 16 Ủy viên Bộ Chính trị đã đánh giá gần đúng bản chất thực tế, nhiều Ủy
viên TW cho rằng, các ông này còn quá may mắn, nếu làm rõ rồi đánh giá lại thì
kết quả sẽ còn thấp nữa.
Tuy
nhiên, một số vị trí các Ủy viên TW cho rằng chưa đánh giá đúng bản chất, cụ thể:
Về
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, các Ủy viên TW và dư luận đều biết rõ năng
lực của ông Trọng, ngoài bản chất giáo điều cố hữu thì ông không làm được gì cả,
ngay cả nhiệm vụ chống tham nhũng với vai trò là Trưởng ban Thường trực TW về
Chống tham nhũng ông cũng không để lại bất kỳ một dấu ấn nào. Nhưng vì ông là Tổng
Bí thư và cũng là nhiệm kỳ cuối trước khi về hưu, để bảo vệ tính đoàn kết trong
Đảng, các Ủy viên TW đều cho rằng nên đánh giá ông cao một chút, nói chung, ông
Trọng thuộc dạng “vô thưởng vô phạt”.
Về
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, dù không có hành động thực tế, nhưng nhờ
tài ăn nói, biết tranh thủ, vận động đúng thời điểm quan trọng nên cũng được
lòng nhiều Ủy viên TW, dù dư luận cho rằng tài sản của ông và gia đình thể hiện
ông không thực sự liêm khiết như ông nhiều lần đã phát ngôn.
Về
Trưởng ban Tổ chức TW Tô Huy Rứa, tỷ lệ đánh giá tín nhiệm thấp quá cao
(41 phiếu), nhiều Ủy viên TW tỏ ra bất bình thay cho ông nhưng điều này cũng dễ
hiểu, việc ông đánh giá xác đáng về tư cách và năng lực của nhiều lãnh đạo
trung ương đã làm phật lòng rất nhiều người, đặc biệt khi lập danh sách quy hoạch
Bộ Chính trị, Ban bí thư. Trên thực tế, ông là người đứng mũi chịu sào, phải chịu
đòn thay cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Và
đặc biệt là trường hợp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh, nhiều Ủy
viên TW đã tỏ ra rất hối hận khi đánh giá tín nhiệm ông cao chót vót, sau đó mới
tiếp cận thông tin về khối tài sản khổng lồ mà ông cướp được của Quân đội và
Nhân dân bằng thủ đoạn “chuyển đổi mục đích sử dụng đất quốc phòng” với các chứng
cứ cụ thể khó chối cãi đi đôi với việc cha con ông được khám chữa bệnh tại bệnh
viện của PLA và thái độ nhũn nhặn đến mức hèn yếu trước Trung Quốc. Họ khẳng định,
nếu bỏ phiếu lại, chắc chắn vị trí của ông Phùng Quang Thanh sẽ khác rất rất
nhiều.
Dù
sao đây cũng là một đợt kiểm nghiệm quan trọng, đã đánh giá khá chính xác với
các vị trí lãnh đạo thực sự có cống hiến vì dân, vì nước.
Nguồn:
Thanh tra Nhân dân
No comments:
Post a Comment