GS Nguyễn Văn Tuấn
Hôm
qua, nhân dịp xem một cái video clip về sự
việc xảy ra dưới chân tượng Lý Thái Tổ ở Hà Nội làm tôi bận tâm. Số là
một nhóm người tổ chức lễ tưởng niệm 41 năm ngày Hoàng Sa thất thủ và 74 người
lính hải quân VNCH hi sinh, nhưng có một thanh niên xuất hiện phản đối việc làm
đầy nhân văn đó. Anh ta giận dữ nói tại sao tưởng niệm “bọn bán nước”. Anh ta
nhắc đi nhắc lại rằng anh ta ghét “bọn bán nước”. Chữ “bán nước” có vẻ như là một
điểm nhấn của anh ta.
Tôi
không rõ ở ngoài Bắc có bao nhiêu người như anh thanh niên này, những người còn
giữ trong đầu cái quan điểm thù hằn như thế. Thật ra, đó là quan điểm rất sai
và vô lí. Người ta ngã xuống để bảo vệ lãnh thổ thì sao gọi là bán nước được.
Chính quyền VNCH một cách nhất quán phản đối sự xâm lăng của Tàu cộng từ thập
niên 1950s. Không thể nói họ “bán nước” được. Ấy thế mà một thanh niên mặt mũi
xem ra cũng sang sáng nhưng lại thốt ra một câu cực kì đen tối như thế thì quả
là đáng tiếc.
Nhưng
chắc chắn anh ta không phải là người duy nhất có suy nghĩ lỗi thời và sai lầm
như thế. Trong môi trường giáo dục đầy hận thù, với những từ đậm màu sắc tuyên
truyền như “nguỵ”, “phản động”, “ác ôn”, “bán nước”, “tay sai”, v.v. bàng bạt
trong sách giáo khoa và trên môi của giáo viên, thì chúng ta không ngạc nhiên
có một thế hệ như anh thanh niên đó. Họ nói những chữ đó như là một quán tính,
chứ chưa chắc họ có suy nghĩ gì. (Vì nếu có suy nghĩ thì chắc chắn một người
bình thường không thể nói như thế). Nhìn như thế thì anh thanh niên đó là sản
phẩm của một bộ máy tuyên truyền. Nhưng cái sản phẩm đó chẳng giúp gì cho VN hiện
nay.
-------------------------
TIN
LIÊN QUAN :
.
Thứ Năm, ngày 22 tháng 1 năm 2015
.
.
Viet vision 18-1-2015
Chuyện
"3 chàng Ngự lâm" sẵn sàng ra tay dẹp phản động ở Bờ Hồ sáng ngày
18/1/2015
.
.
Published
on Jan 19, 2015
No comments:
Post a Comment