Hôm
14-1, sứ quán Việt cộng bên Tàu đã tổ chức họp báo về việc kỷ niệm 65 năm thiết
lập quan hệ ngoại giao Việt–Trung (18/1/1950-18/1/2015). Theo đại sứ Nguyễn Văn
Thơ, đây là dịp quan trọng để hai nước nâng cao hơn nữa mối “quan hệ hữu nghị
truyền thống” và “hợp tác chiến lược toàn diện”. Lý do: Trung Quốc vừa là láng
giềng lớn, vừa là nước cùng chế độ xã hội chủ nghĩa, vừa là đối tác quan trọng
hàng đầu của Việt Nam!
Phản
ảnh Cam kết hợp tác toàn diện tháng 2-2011, Nguyễn Văn Thơ nói: “Đảng, Chính
phủ và nhân dân VN trước sau như một luôn xem trọng việc phát triển quan hệ mọi
mặt với Trung Quốc, coi đây là một trong những ưu tiên hàng đầu, nhất quán và
lâu dài trong chính sách đối ngoại của VN”. Đại diện Hà Nội nêu rõ: hai nước cần
(1) tăng cường các cuộc tiếp xúc, thăm viếng cấp cao cũng như giao lưu giữa các
bộ ngành và địa phương, đặc biệt thế hệ trẻ, nhằm củng cố niềm tin chính trị và
niềm tin chiến lược; (2) tiếp tục thúc đẩy hợp tác kinh tế thương mại, sớm
thành lập hai nhóm công tác về cơ sở hạ tầng và tiền tệ; (3) tiếp tục giải quyết
vấn đề Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình, trên cơ sở tôn trọng lợi ích song
phương và luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật biển
năm 1982, Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC); (4) tăng cường
tuyên truyền về tình hữu nghị, sự hiểu biết và mối quan hệ giữa hai dân tộc, nhất
là cho giới trẻ”. (Theo Thông tấn xã VN 14-01-2015). Thiệt là trong lịch sử
bang giao giữa các quốc gia và dân tộc tự cổ chí kim, từ đông sang tây, nhất là
trong mấy ngàn năm Việt sử, chưa hề có mối quan hệ thắm thiết, sâu sắc, toàn diện
như vậy!?!
Để
chuẩn bị cho tinh thần này, ngày 27-12-2014, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ/VN
-Nguyễn Thiện Nhân- và Chủ tịch Ủy ban toàn quốc Hội nghị Hiệp thương chính trị
TQ -Du Chính Thanh- đã cùng khai trương "Học viện Khổng Tử", một cơ
quan tuyên truyền cho Tàu cộng. Sau đó, tại “hội nghị của Chính phủ với địa
phương triển khai Nghị quyết của Quốc hội về nhiệm vụ kinh tế - xã hội và dự
toán ngân sách Nhà nước năm 2015” ngày 29-12, bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang
Thanh đã khẳng định: “Tôi thấy lo lắng lắm, không biết tuyên truyền thế nào,
chứ từ trẻ con đến người già có xu thế ghét Trung Quốc. Ai nói tích cực cho
Trung Quốc là ngại. Tôi cho rằng, cái đó là nguy hiểm cho dân tộc”.
Nhân
kỷ niệm 65 năm bang giao Trung-Việt, hãy thử nhìn lại mối quan hệ giữa hai lân
bang này, mà đúng hơn là giữa hai cộng đảng. Một mối quan hệ luôn thể hiện
trong ý đồ xâm lăng, kiểu cách “cá lớn nuốt cá bé” như từng chứng kiến trong lịch
sử các quốc gia CS: Nga đối với các tiểu quốc Liên bang Xô viết, Liên Xô đối với
các nước Đông Âu, và Tàu cộng đối với các nước châu Á cộng sản.
Ngày
13-1-1950, Bộ trưởng Ngoại giao VN, Hoàng Minh Giám, rồi ngày 18-1-1950, Bộ trưởng
Ngoại giao TQ, Chu Ân Lai thay mặt chính phủ hai nước gửi công hàm công nhận lẫn
nhau và đề nghị thiết lập quan hệ, từ đó ngày 18-1 được coi là ngày kỷ niệm
chung. Nhưng cũng chính từ hôm này, mộng xâm lăng bành trướng muôn thuở của Đại
Hán “tiến lên một tầm cao mới”. Lợi dụng sự viện trợ quân sự to lớn để giúp Hà
Nội đánh Pháp rồi đánh Mỹ, mà thực chất là đánh phe quốc gia và chế độ tư bản,
lợi dụng lòng tin tưởng mù quáng của Hồ Chí Minh và đảng Việt cộng vào tình đồng
chí vô sản (hay là niềm tín thác sáng suốt của tên Tàu đội lốt Việt Hồ Tập
Chương), lợi dụng sự ngu dốt về lịch sử chống giặc của tiền nhân và sự coi thường
khí phách kháng Tàu của dân tộc, Mao Trạch Đông đã phá vỡ Ải Nam Quan, tiền đồn
chốt chặn ngàn đời của nước Việt để không những đem lực lượng quân sự mà cả lực
lượng chính trị, kinh tế, văn hóa ngõ hầu xâm lược Việt Nam, biến nó lại thành
An Nam, và xa hơn là thành tỉnh Âu Lạc.
Bước
xâm lược đầu tiên thể hiện qua cuộc Cải cách ruộng đất tiến hành theo đường lối
Tàu và dưới sự chỉ đạo của Tàu, vừa nhằm tước đoạt đất đai cho cộng đảng, vừa
nhằm phá vỡ cơ cấu xã hội và đạo đức dân tộc, vừa nhắm làm kiệt quệ kinh tế của
Hà Nội để phải nhận sự viện trợ của Bắc Kinh trong cuộc chiến mở xuống phía Nam
chủ nghĩa CS. Tiếp đến là thể hiện qua cuộc Trăm hoa đua nở theo tinh thần
“Bách gia tranh minh” của Trung Nam Hải, vừa nhằm mục đích cải biến trí thức
thành “cục phân” (vì mù quáng thần phục đảng) vừa nhằm mục đích tiêu diệt văn
hóa Việt để văn hóa Tàu dễ tràn vào.
Cuộc
thống trị kiểu “cá lớn nuốt cá bé” tiến thêm một bước với công hàm Phạm Văn Đồng
năm 1958 nhằm tước bỏ chủ quyền nước Việt trên Hoàng Sa lẫn Trường Sa để giao
cho kẻ ngoại thù mà cả mấy ngàn năm, biên giới phía Nam chỉ đến Hải Nam đảo.
Giao cho chúng ngõ hầu được chúng viện trợ quân trang, quân dụng và cả quân đội
để tàn phá chính đất nước của Tổ tiên (“dẫu đốt cả dãy Trường Sơn” như HCM từng
nói), tàn sát chính đồng bào cùng huyết tộc (“đánh Mỹ cho tới người Việt cuối
cùng vì Trung Quốc” như Lê Duẩn từng khẳng định). Cuộc chiến tranh tương tàn
càng kéo dài bao lâu thì cuộc xâm lăng của Trung Nam Hải càng tiến sâu chừng ấy.
Đến
năm 1974, khi Tàu cộng ngang nhiên xâm chiếm Hoàng Sa của đất nước, phá vỡ cuộc
kháng cự anh dũng của VNCH, vào chính ngày kỷ niệm bang giao Trung-Việt
(18-01), thì như để đánh dấu tình hữu nghị răng môi, tình đồng chí vô sản, Hà Nội
hí hửng tuyên bố: “Thà để Hoàng Sa thuộc Trung Quốc hơn là thuộc Ngụy Sài
Gòn. Bạn giữ cho ta rồi có ngày sẽ trao lại”?!? Xâm lăng VNCH xong, Hà Nội
bắt đầu bị Bắc Kinh đòi nợ chiến phí. Khốn nạn một điều là Trung Nam Hải không
đòi tiền (mà có đòi thì Ba Đình chẳng biết lấy đâu đủ để trả) cho bằng đòi dâng
đất, một điều mà vua chúa Việt chưa từng làm trong lịch sử, thậm chí còn cấm
đoán với lời răn đe tru di tam tộc (Trần Nhân Tông). Nhưng Việt cộng thì cần gì
biết tinh thần lẫn giáo huấn đó, nên năm 1988, lúc Tàu cộng chiếm thêm Gạc Ma
thuộc Trường Sa quần đảo, chính tên bộ trưởng quốc phòng thân Tàu là Lê Đức Anh
đã cấm binh sĩ kháng cự, coi chúng như kẻ thù, thậm chí Bộ Chính trị sau đó còn
cấm loan tin (rồi sẽ nhiều lần cấm tưởng niệm), khiến cho 64 chiến sĩ hải quân
mãi mãi là những oan hồn tức tưởi vì bị hy sinh cho thứ tình hữu nghị không ai
hiểu nổi!
Sau
khi mất chỗ dựa vật chất và tinh thần từ anh cả Liên Xô và khối Đông Âu cộng sản,
Hà Nội lại chạy sang Bắc Kinh mà mình từng coi là kẻ thù kể từ cuộc chiến biên
giới 1979, để khấu đầu tạ tội, tái nhận giặc làm cha, xin nối lại mối bang
giao, tình hữu nghị (1990). Thế là Tàu cộng lợi dụng cơ hội để biến quan hệ đồng
chí anh em thành quan hệ chủ tớ, đại quốc chư hầu. Tại Hội nghị Thành Đô, các
tên cáo già Giang Trạch Dân và Lý Bằng đã ra oai trước những chú cừu non Đỗ Mười,
Nguyễn Văn Linh, Phạm Văn Đồng và biến ba tên này thành đám đồng lõa, tay sai
cho cuộc xâm lấn ngày càng sâu rộng, tặng cho Hà Nội vòng kim cô 16 chữ vàng
ngày càng siết chặt đầu dân Việt và bảng mật ước ghê gớm ngày càng ngoạm dần đất
Việt (xem dưới).
Và
đó là Hiệp ước phân định biên giới năm 1999 nuốt trọn Ải Nam Quan, 2/3 thác Bản
Giốc, gần 1000 km2 đất liền; Hiệp ước phân định lãnh hải năm 2000 triều cống
cho Tàu trên dưới 10.000 km2 vịnh Bắc bộ; Tuyên bố Việt-Trung năm 2001 rồi 2008
(do Nông Đức Mạnh) cho Tàu cộng vào yếu huyệt Tây Nguyên di dân, ém quân, cấy
người qua vỏ bọc khai thác bauxite. Tuyên bố tai hại này được Nguyễn Tấn Dũng
biến thành hiện thực qua Quyết định số 167 ngày 01-11-2007, cho phép các nhà thầu
TQ thực hiện dự án kéo dài từ 2007 đến 2025. Và đó là việc để cho thường dân
Tàu đi vào VN sinh sống, lập làng xã, xây phố thị từ Nam chí Bắc; để cho thương
lái Tàu đi vào VN lường gạt nông dân, phá hoại nông nghiệp khắp nơi mọi chốn;
cho chuyên gia Tàu đi vào VN trúng thầu đến 90% các công trình xây dựng cơ bản
(đường, điện); cho doanh nhân Tàu thao túng nền kinh tế tụt hậu và giết chết
các công ty xí nghiệp èo uột của dân Việt.
Trên
mặt chính trị và văn hóa, Tàu cộng không ngừng khống chế Việt cộng, lèo lái Bộ
chính trị, xâm nhập Trung ương đảng để thảo ra Cam kết hợp tác toàn diện tháng
2-2011; đẻ ra nhiều kế hoạch làm lợi kẻ thù như cho Tàu cộng thuê mấy trăm ngàn
hecta rừng quốc phòng, nhiều vị trí chiến lược như Vũng Áng, Cửa Việt, Hải Vân,
Cam Ranh; tạo ra nhiều nội ứng cho giặc như phó thủ tướng gốc Tàu Hoàng Trung Hải;
tung ra những đòn tàn bạo trấn áp các cuộc xuống đường chống Tàu, những đòn bắt
bớ kết tội các công dân lên tiếng tố Tàu; soạn ra những sách vở, tài liệu làm
nhân dân quên đi hiểm họa Tàu trong quá khứ lẫn hiện tại; và gần đây nhất là lập
ra viện Khổng Tử (đang lúc trên thế giới ngày càng xóa sổ nó) để tuyên truyền
cho chính sách Tàu.
Để
kết luận về những gì được mất sau 65 năm bang giao Trung-Việt, tưởng không có
gì hơn là nhắc đến bài viết mới đây của đại tá Phạm Quế Dương, "VN sẽ là
Quốc gia tự trị hay là một tỉnh của TQ?”. Trong bài này, vị sĩ quan phản tỉnh
viết: theo tài liệu được tiết lộ bởi Thiếu tướng Hà Thành Châu, Chính ủy Tổng cục
công nghiệp Quốc phòng, tỵ nạn chính trị tại Hoa Kỳ từ ngày 08-4-2013, phải
chăng tại cuộc họp tại Thành Đô năm 1990, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đã khấu đầu
trước Đặng Tiểu Bình: “Nhờ TQ mà Đảng CSVN mới nắm được chính quyền, mới thắng
được đế quốc Pháp và đế quốc Mỹ, diệt được bọn tư bản phản động. Công ơn TQ to
lắm, bốn biển gộp lại cũng không bằng. Do thế, nhà nước VN đề nghị TQ bỏ qua hiểu
lầm, xóa bỏ các bất đồng đã qua. Phía VN sẽ làm hết sức mình để vun bồi tình hữu
nghị lâu đời vốn sẵn có giữa hai đảng do Mao Chủ Tịch và Hồ Chủ tịch dày công
xây dựng trong quá khứ. VN sẽ tuân thủ đề nghị của TQ là cho VN được hưởng “Quy
chế tự trị trực thuộc chính quyền trung ương Bắc Kinh” như TQ từng dành cho Nội
Mông, Tây Tạng,Tân Cương, Quảng Tây”. Phải chăng có kế hoạch sáp nhập VN vào TQ
dự kiến qua ba giai đoạn : Giai đoạn 1: 15-7-2020: Quốc gia tự trị; Giai đoạn
2: 05-7-2040: Quốc gia thuộc trị; Giai đoạn 3: 05-7-2060: Tỉnh Âu Lạc.
Phải
chăng đó sẽ là thành quả bang giao Trung-Việt được làm nên bởi những kẻ cũng da
vàng máu đỏ, cũng con Hồng cháu Lạc, nhưng chưa bao giờ có ý thức quốc gia, tự
hào dân tộc và tình nghĩa đồng bào? Hỡi quốc dân đất Việt, còn đợi gì nữa?
Ban
Biên Tập
*
DOWNLOAD
:
No comments:
Post a Comment