Những
dòng xe gắn máy lũ lượt chen lấn với xe ô tô và xe tải trên các đường phố. Hàng
quán vỉa hè nhộn nhịp mở cửa. Một ngày quang đãng bắt đầu tại thành phố lớn
nhất của Việt Nam.
Trong
một góc yên tĩnh của Starbucks, nơi bạn bè trò chuyện bên ly cà phê sữa, một
nhóm thanh niên nam nữ ngồi tụm lại với nhau để càu nhàu chính phủ của họ.
"Chúng
tôi đến đây vì Starbucks là quán quốc tế," một người trạc 30
tuổi, blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, nói: "Nếu chúng tôi gặp
nhau như thế này tại một quán bar của người Việt, công an sẽ lập tức đóng cửa
để không cho chúng tôi họp".
Ở
Việt Nam, nơi Đảng Cộng sản là đảng hợp pháp duy nhất, chính quyền kiểm soát
chặt chẽ các phương tiện truyền thông. Nhưng Internet, nhất là các mạng xã hội,
đã châm ngòi cho các hoạt động bất đồng chính kiến bùng lên một cách ôn hòa.
Quỳnh
bắt đầu viết blog từ vài năm trước. Lúc đầu, cô viết về gia đình con cái, nhưng
sau đó cô tự bị thôi thúc chuyển sang đề tài chính trị. Quỳnh và các chí hữu
của cô bây giờ là một phần của làn sóng mới tại Việt Nam đòi hỏi được tự do
ngôn luận.
"Nhờ
Internet, tôi phát hiện được nhiều điều hoàn toàn khác với những gì mà chúng
tôi đã bị tuyên truyền trong cả cuộc đời," cô nói. "Trong
xã hội của chúng tôi bạn không được khuyến khích nghĩ cho chính mình hoặc đào
sâu hơn vào mọi thứ."
"Chỉ
có một sự thật: đó là điều chính phủ buộc ta phải tin," cô nói thêm. "Người
Việt Nam rất sợ nhà cầm quyền."
Theo
số liệu mới nhất, hiện nay đã có hơn 30 triệu người sử dụng internet tại Việt
Nam. Trong khi cộng đồng cư dân mạng đang ngày càng tăng triển, nhà nước phải
chật vật tìm cách ngăn làn sóng tranh luận về chính trị đang ngày càng trở nên
dồn dập.
Năm
ngoái, nhà nước ban hành Nghị định 72 để cấm người sử dụng blog hay mạng xã hội
chia sẻ tin tức. Những blogger bất tuân lệnh này sẽ bị công an an ninh quấy
rối, đe dọa và hành hung.
Tổ
chức Phóng viên Không Biên giới ghi nhận rằng Việt Nam có các blogger
trong tù nhiều hơn bất kỳ quốc gia khác sau Trung Quốc. Trong năm 2012, năm gần
đây nhất có số liệu thống kê, tòa án Việt Nam buộc tội 48 blogger và các nhà
hoạt động nhân quyền, áp đặt tổng cộng 166 năm án tù và 63 năm quản chế.
Dù
vậy, các blogger vẫn mỉa mai bàn tay sắt của chế độ.
"Việt
Nam được bầu vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc vào năm ngoái," Quỳnh nói.
"Chúng tôi in ra nhiều bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền và cố gắng phát
chúng cho dân chúng ngoài đường nhưng công an đã ngăn cản."
Cảnh
sát đã bắt giữ Quỳnh một lần, và thả cô sau 10 ngày. Giờ đây, họ thường xuyên
theo dõi cô. Công an cũng đã đánh đập cô tàn nhẫn - họ dùng bạo lực quá tay chỉ
vì người mẹ này dám phát biểu trên mạng.
"Cảnh
sát đánh tôi trên đường phố khi tôi đang ôm con trai 1 tuổi của tôi. Tôi nói
với họ rằng "nếu đây là cách bảo vệ nhà nước, bạn đang làm nó một cách rất
sai lầm."
Giống
như họ đã từng với các nhà hoạt động khác, công an an ninh cũng không cho Quỳnh
đi ra nước ngoài với lý do "an ninh quốc gia."
"Tôi
đã được mời tham dự một hội thảo tại Châu Âu bởi Tổ chức Ân xá Quốc tế. Tại sân
bay họ chặn tôi lại và tước quyền xuất cảnh của tôi - công an đã tịch thu hộ
chiếu của tôi. Điều đó là sai trái. Tôi có quyền đi ra nước ngoài," cô nói.
Một
blogger khác, An Đỗ Nguyễn (Nguyễn Hoàng Vi - ghi chú DLB), một
người quản lý dự án của một chương trình truyền hình cho một công ty truyền thông.
Vì bài viết của mình trên Facebook, cô bị mất việc.
“Công
an đến nói chuyện với sếp của tôi và buộc ông phải sa thải tôi. Sếp tôi từ
chối. Họ quay sang gây áp lực cho khách hàng của công ty tôi. Thế là sếp đành
phải chịu,”
cô nói.
Hành
động của công an phản tác dụng vì từ khi thất nghiệp cô An đã dành trọn thì giờ
để quản lý một mạng lưới blogger với hơn 100 thành viên - con số đang gia tăng
trong số đó có cả đảng viên ĐCS.
“Tôi
viết bài về vấn đề tham nhũng và vài tham luận đề nghị một thể chế đa đảng. Tôi
tin rằng Việt Nam cần phát triển một xã hội dân sự,” ông Phạm Chí
Dũng, một cựu sĩ quan và đảng viên, nói.
Ông
Dũng bị bắt về tội “âm mưu lật đổ chính quyền và tuyên truyền chống chế độ” và
được thả sau 5 tháng tù. Dù bị đe dọa là sẽ bị bỏ tù thêm nữa, ông vẫn tiếp tục
phát biểu bộc trực trên mạng.
“Trước
đây tôi sợ, nhưng giờ thì hết sợ rồi. Tôi chẳng ngán nhà tù của họ. Nếu chúng
ta muốn thay đổi, chúng ta phải mở miệng,” ông Dũng nói.
Ông
Dũng, Quỳnh và các blogger khác đều không dấu danh tính của họ khi hoạt động.
Họ nhấn mạnh là họ tranh đấu công khai để thu phục đồng bào của họ.
“Chúng
tôi ráng hết sức để công khai hóa các hoạt động của mình. Đó là sức mạnh của
chúng tôi. Thậm chí chúng tôi còn mời an ninh tham dự cuộc họp,” Quỳnh nói và chỉ
tay về phía hai ghế trống có dán giấy "Reserved’ dành cho nhân viên an
ninh.
“Hình
như họ chỉ thích theo dõi chúng tôi từ xa. Tôi nhận ra một vài nhân viên mật vụ
lảng vảng gần quán cà phê,” Quỳnh nói.
Sự
có mặt của nhân viên an ninh như Quỳnh nói chứng tỏ Việt Nam là một nước công
an trị, nhưng Quỳnh cũng mừng là họ vẫn để cho cuộc họp diễn ra.
“Tôi
tin thay đổi là điều khả thi. Hai năm trước đây tôi không thể tưởng tượng là
chúng tôi có thể họp công khai như chúng tôi đang làm hôm nay,” Quỳnh nói.
Blogger
Mí Rưỡi, Mẹ Nấm, Nguyễn Hoàng Vi và Aija Salovaara
Nguồn:
Bản
tiếng Việt:
No comments:
Post a Comment