Huỳnh Trọng Hiếu
Tác
giả gửi tới Dân Luận
Thứ
Bảy, 06/09/2014
Sáng
nay, ngày 5/9/14, vào lúc 7h20, cô Huỳnh Phương Ngọc vừa mở cửa đi làm thì bị 2
nhân viên công an mặc sắc phục chặn lại trước nhà tại địa chỉ 305/16 Trường
Chinh, phường 14, quận Tân Bình. Ngay sau khi cô Ngọc bị chặn, thì lập tức nhân
viên công an và 2 dân phòng xô cửa xông vào nhà và không cho đóng cửa lại. Vào
lúc đó, chỉ có cô Ngọc và cô Nguyệt đang đứng trước cửa, cả hai đã yêu cầu cơ
quan công an xuất trình lệnh khám nhà mới cho vào nhưng cơ quan công an đã từ
chối. Họ yêu cầu cả hai hợp tác trong việc khám xét nhà – kiểm tra nhân khẩu.
Trước
yêu cầu phi lý của cơ quan công an, hai phụ nữ đã phản đối gay gắt hành động
kiểm tra trái pháp luật và coi thường quyền tự do của công dân. Tuy nhiên, mọi
sự phản kháng của hai phụ nữ đều vô hiệu.
Cùng thời điểm đó, bên ngoài căn nhà, lực lượng dân phòng, an ninh mặc thường phục, và công an mặc sắc phục phường 14, phường 15, và công an quận Tân Bình đứng vây kín các ngã đường đi qua căn nhà.
Khoảng 15 phút sau, công an yêu cầu làm việc trực tiếp với tôi – là Huỳnh Trọng Hiếu về việc điều tra nhân khẩu đang tạm trú. Tuy nhiên, tôi từ chối làm việc và yêu cầu nhân viên công an đi ra khỏi nhà. Hai bên tranh cãi to tiếng, họ yêu cầu tôi xuất trình giấy tờ tùy thân nhưng tôi từ chối.
Cũng
xin nói thêm, tôi đã nhiều lần làm bản khai nhân khẩu và mang trực tiếp đến trụ
sở công an phường 14, nhưng tại đây, nhân viên công an nhiều lần không giải
quyết, họ viện đủ mọi lý do để không xác nhận vào bản khai của tôi. Theo đó, là
các đợt kiểm tra diễn ra liên tục vào ban đêm. Và tôi cũng đã thông báo sự vụ
này với nhiều cơ quan truyền thông để mọi người nhận thấy những hành vi không
chính đáng của cơ quan công an.
Khoảng
20 phút sau, 7 – 8 viên công an mặc sắc xông vào yêu cầu chúng tôi đến trụ sở
công an để làm việc nhưng chúng tôi không chấp hành vì không có lý do để làm
việc với cơ quan công an. Chúng tôi khẳng định mình là một công dân tự do nên
muốn bắt thì phải có lệnh của viện kiểm sát.
Ngay
lúc đó, một viên công an hét lên: “Nếu không về thì sẽ bị cưỡng chế về đồn”.
Vừa dứt lời, tên công an tóm lấy vai tôi rồi lên gối thúc mạnh vào lưng khiến
tôi nằm dài xuống đất. Vừa ngã xuống thì 4 tên công an mặc sắc phục xông vào đè
tôi xuống đất, kẹp cả chân tay và ghì chặt cổ khiến tôi không thở được.
Có
một người mặc thường phục mà tôi biết đó là nhân viên an ninh ra lệnh: “đưa nó
đi”. Vậy là 4 tên công an tóm lấy 2 tay, 2 chân tôi kéo đi lết thết trên con
hẽm 305 và họ ném tôi lên xe đã đợi sẵn, trước sự chứng kiến của rất đông người
đi đường.
2
trong số 4 nhân viên công an nhanh chóng nhảy lên xe khống chế không cho tôi
nhúc nhích, 1 tên an ninh giả dạng côn đồ xông vào đòi đánh tôi trên xe, miệng
chửi rủa và liên tục đe dọa sẽ giết tôi . Tên an ninh côn đồ này tôi đã gặp ở
đồn công an quận 1 khi bị bắt vào đây vì tham gia biều tình chống Tầu cộng.
Cũng chính anh ta là kẻ dọa giết tôi trong đồn công an trước mặt rất nhiều nhân
viên công an mặc sắc phục. Cho đến bây giờ, tôi vẫn còn nhớ rất rõ khuôn mắt
đằng đằng sát khí của con người đó.
Đầu
tôi bị đè chặt vào thành xe được một lúc thì tôi nghe tiếng ú ớ của một phụ nữ,
ngoái nhìn ra thì thấy cô Phương Ngọc đang bị một tên công an khác bịt mồm, bóp
cổ, bẻ ngoặc đầu sang một bên rồi tống vào thùng xe.
Hai
người chúng tôi bị đưa đi, tôi nghe Ngọc kể lại rằng vợ và con trai nhỏ của tôi
đang giằng co với công an, 1 nữ công an dùng áo khoác siết cổ vợ tôi là Nguyễn
Thị Ánh Ngân để lôi đi và khiến con trai tôi là bé Côn Bằng bị rơi ra ngoài.
Phương Ngọc khóc trong tức tửi và lo lắng, thực sự chúng tôi rất lo lắng cho
hai mẹ con cô ấy.
Hai
chúng tôi bị đưa đến đồn công an phường 14, họ bắt chúng tôi ngồi trên ghế và
không được đi lại, xung quanh có rất nhiều công an đứng canh giữ. Khoảng 15
phút sau, công an áp tải vợ tôi vào đồn, còn bé Côn Bằng – con trai tôi được
một phụ nữ lạ mặt bồng vào. Cùng vào với vợ tôi là cô Nguyệt – một dân oan kỳ
cựu – người cùng ở chung một căn nhà với chúng tôi, một người mà theo tôi biết,
đã có nhiều hoạt động để bảo vệ nhân quyền. Sau khi về đến nhà, tôi mới biết rằng
cô cũng bị kẹp cổ lôi lên xe khi còn đang mặc bộ váy ngủ mỏng manh.
Con
trai tôi đã bị tách ra khỏi mẹ của nó, vợ tôi yêu cầu trả con lại để cô ây cho
thằng bé bú sữa vì từ sáng đến giờ thằng bé chưa ăn gì nhưng nhân viên công an
không cho cô ấy bồng con, họ tách vợ chồng tôi ra khỏi thằng bé chỉ mới 8 tháng
tuổi.
Chúng
tôi la hét phản đối, vợ tôi thực sự mất bình tĩnh, cô ấy đạp đổ mọi thứ xung
quanh, vồ vập để giành lại con nhưng ở đây là đồn công an, họ khống chế chúng
tôi, họ đưa tôi vào 1 phòng riêng, họ nói khi tôi vào đó thì họ sẽ trả thằng bé
lại cho mẹ nó.
Cho
đến bây giờ, tôi thực sự không hiểu được lý do tại sao nhân viên công an có mặt
tại đây không cho con trai tôi được gần mẹ nó. Họ đã mua sữa ngoài cho thằng bé
bú thay vì để nó bú mẹ, tôi không biết họ đã cho bé uống loại sữa gì. Trong lúc
cãi nhau, một nữ công an đòi tát vào mặt thằng bé trước mặt tất cả mọi người
đang bị câu lưu trong đồn và nhiều công an khác
Tôi
bị cô lập trong một căn phòng trên lầu 1, chờ đợi gần 20 phút, tôi được lệnh
chuyển đến đồn công an quận Tân Bình, nhân viên công an gọi tôi ra và họ cầm
tay tôi lôi vào xe chở đi. Tất cả những người bị cưỡng chế về phường 14 đều bị
tập kết về đồn công an quận Tân Bình.
Vào
trong đồn, tôi gặp Bùi Thị
Nhung, cũng là một thành viên đang tạm trú tại ngôi nhà số 305/16, cô Bùi
Thị Nhung cũng bị công an cưỡng chế về đây khi trên người còn đang mặc đồ ngủ,
cô bị lôi về đồn khi chưa kịp mặc áo ngực.
Chúng
tôi bị tạm giữ tại đồn công an quận Tân Bình, mỗi người bị tách ra để làm việc
tại một phòng riêng và không ai được phép rời khỏi phòng mà không được sự đồng
ý của nhân viên công an phụ trách canh giữ. Mỗi lần đi vệ sinh, sẽ có một người
theo dõi sát sao như hình với bóng.
Điều
đặc biệt lưu ý khi chúng tôi bị tạm giữ trong đồn công an Tân Bình là phải làm
việc với một tên công an với thái độ rất lưu manh tên là Võ Thanh Sơn. Tên công
an này luôn miệng chửi thề và thóa mạ chúng tôi khiến cho buổi làm việc trở nên
căng thẳng.
Tưởng
cũng tốt để nói thêm, sáng hôm nay sẽ diễn ra buổi họp mặt các tổ chức XHDS để
thảo luận về vấn đề nhân quyền tại nhà thờ Kỳ Đồng, Dòng Chúa Cứu Thế - Sài
Gòn.
Đã
4 ngày liên tiếp, nhân viên an ninh liên tục theo dõi mọi hoạt động của tôi và
tôi khẳng định rằng hành động theo dõi là việc làm vi phạm pháp luật nghiêm
trọng, phải được chấm dứt ngay lập tức và vô điều kiện.
Chúng
tôi, những người đang là nạn nhân trực tiếp từ các vụ vi phạm nhân quyền trắng
trợn lên tiếng phản đối cách hành xử thô bạo của chính quyền Việt Nam đối với
công dân, cũng là lời kêu gọi các cơ quan nhân quyền quốc tế lên án những hành
động dã man, đi ngược lại xu hướng của nhân loại văn minh.
Sài
gòn, ngày 05/9/2014.
Huỳnh Trọng Hiếu
Huỳnh Trọng Hiếu
--------------------------------
Huỳnh Thục Vy
Tác
giả gửi tới Dân Luận
Thưa
quý thân hữu,
Tôi
là Huỳnh Thục Vy. Sáng nay theo dự định, Huỳnh Phương Ngọc (chị họ tôi) và
Nguyễn Thị Ánh Ngân (vợ Huỳnh Trọng Hiếu, em trai tôi) sẽ đến dự Hội thảo về
UPR ở Nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn. Ban tổ chức Hội thảo có mời các đại
diện ngoại giao của các sứ quán phương Tây đến dự.
Chỗ
vợ chồng Hiếu và Ngọc đang ở trọ là nhà của nhà dòng Dòng CCT ở số 305/16
Trường Chính, phường 14, quận Tân Bình, Sài Gòn. Nhà dòng Dòng CCT cho chúng
tôi ở đó để tránh bị công an áp lực các chủ trọ đuổi chúng tôi đi. Trong nhà
này còn có một cô nữa tên Nguyệt cũng là người đấu tranh cho Nhân quyền, được
nhà dòng cho tá túc.
Sáng
nay, lúc 7 giờ 50, công an đã ập vô nhà đòi kiểm tra tạm trú và sau đó bắt tất
cả về công an phường làm việc gồm Huỳnh Phương Ngọc, Huỳnh Trọng Hiếu, Nguyễn
Thị Ánh Ngân, cô Nguyệt và đặc biệt là em bé trai 8 tháng, con trai của Huỳnh
Trọng Hiếu. Em bé hiện tại đang bị sốt siêu vi và phù nề thanh quản. Sức khỏe
em bé mấy ngày nay không tốt. Em bị sốt rất cao, khó thở và nôn ói.
Trước
đó công an phường 14, quân Tân Bình đã từ chối làm giấy tạm trú cho người nhà
tôi và cả cô Nguyệt mà không có lý. Họ từng đến và yêu cầu vô nhà lục soát
nhưng chúng tôi không đồng ý.
Nhưng
hôm nay họ lợi dụng lúc người nhà tôi sơ hở đã dùng lực lượng đông để áp đảo và
ập vào nhà như những hình ảnh dưới đây.
Hiện
tại tôi không liên lạc được với bất cứ ai trong số những người vừa bị bắt này.
Tôi rất lo lắng cho tình trạng sức khỏe của cháu trai tôi. Vì sức khỏe nó sẽ
xấu đi nếu bị giữ lâu trong đồn công an mà không được uống thuốc đầy đủ.
Xin
quý thân hữu chia sẻ thông tin giúp chúng tôi.
Xin
cám ơn quý vị.
Kính
HTV
HTV
Số
điện thoại của Hiếu: 0935 774 116
Số điện thoại của Ngọc: 0122 749 4680
Số điện thoại của Ngọc: 0122 749 4680
Dưới
đây là hình ảnh cuộc đột nhập của công an Sài Gòn vào chỗ trọ của em trai tôi: https://www.danluan.org/tin-tuc/20140905/huynh-thuc-vy-cong-an-lai-tam-giu-nguoi-trai-phap-luat
Tin
mới nhất:
Nguyễn Thị Ánh Ngân (vợ Huỳnh Trọng Hiếu) đã được thả về nhà cùng với em bé
đang ốm. Vậy hiện tại có Huỳnh Phương Ngọc, Huỳnh Trọng Hiếu, Bùi Thị Nhung và
cô Nguyệt (facebooker TimSim Tran) còn ở trong đồn. Theo Ngân cho biết, những
người bị bắt đang bị bỏ đói. Huỳnh Phương Ngọc đang bị giữ ở công an phường 14
quận Tân Bình, những người còn lại ở phường 15.
---------------------
Tin
liên quan:
September
5, 2014 8:30 am
TP.
Hồ Chí Minh, 5/9/2014 – Hôm nay, 5/9, ba tổ chức xã hội dân sự gồm Diễn
đàn Xã hội Dân sự, Phong trào Con đường Việt Nam, Văn phòng Công Lý-Hòa Bình sẽ
tổ chức cuộc Tọa đàm chuyên đề: “UPR
Việt Nam: Tiến trình – Tiềm năng và Thực tiễn” tại TP. Hồ Chí Minh.
Ngày
20 tháng 6 năm 2014, trong kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) về nhân quyền
chu kỳ II của Liên hợp quốc, Việt Nam chấp nhận 182 trong tổng số 227
khuyến nghị của 106 quốc gia thành viên. Các chuyên gia nhân quyền cũng
như các tổ chức xã hội dân sự đều đánh giá đây là một bước tiến dài so với kỳ
kiểm định chu kỳ I năm 2009, cả về số lượng lẫn chất lượng.
Tuy
nhiên, trái với chương trình nghị sự ngoại giao và vai trò của nhà nước trong
tiến trình “hậu UPR”, trong hai tháng vừa qua ghi nhận rất ít nỗ lực của chính
phủ Việt Nam trong việc phổ biến kết quả UPR, cũng như triển khai thực thi các
cam kết của mình.
Theo
tinh thần của Nghị quyết số 60/251 ngày 15/3/2006 của Đại hội đồng Liên hợp
quốc, và căn cứ vào Nghị quyết 5/1 ngày 18/06/2007 của Hội đồng Nhân quyền Liên
Hiệp Quốc quy định rằng “UPR phải đảm bảo sự tham gia của các bên liên quan,
bao gồm xã hội dân sự, cũng có vai trò trong việc thực hiện kết quả UPR”.
Và
trong bối cảnh chính phủ Việt Nam đồng ý các cam kết từ các khuyến nghị giáo
dục và tăng cường phổ biến kiến thức về nhân quyền tại Geneva vào tháng 6 vừa
qua, chúng tôi – nhóm ba tổ chức xã hội dân sự tại Việt Nam bao gồm Diễn đàn Xã
hội Dân sự, Phong trào Con đường Việt Nam, Văn phòng Công Lý-Hòa Bình sẽ tổ
chức cuộc Tọa đàm chuyên đề: “UPR Việt Nam: Tiến trình – Tiềm năng và Thực
tiễn”,
- Thời gian: Từ 8h đến 12h, ngày 5 tháng 9 năm 2014.
- Địa điểm: Lầu 4 – Khu Nhà Sách – Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn (Số 38, Kỳ Đồng, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh)
Qua
buổi Tọa đàm này, với sự hiện diện của đại diện các Đại sứ quán các nước tại
Việt Nam, các tổ chức xã hội dân sự và các nhà hoạt động nhân quyền, chúng tôi
hy vọng rằng kết quả UPR 2014 của Việt nam sẽ được phổ biến một cách rộng rãi
hơn đến với công chúng, cũng như có thể đưa ra các tham vấn nhằm đảm bảo cho
việc triển khai thực thi hiệu quả 182 cam kết UPR của Việt Nam.
–Hết
Thông cáo–
No comments:
Post a Comment