“Dã
ngoại Nhân quyền giữa ngực tôi?
Không
chỉ chiều nay là dữ dội!
Đã
mấy trăm chiều chợt lớn khôn...
Đau
thương nhiều lúc thành đuốc sống…
Cho
ta biết ta còn là Người!
Năm
nay, có khá nhiều nhà văn, nhà nghiên cứu, từ trong nước sang nghỉ hè và làm
việc ở châu Âu. Có lẽ, nhiệt độ từ nơi xứ nóng, theo chân các nhà văn sang Đức
chăng? Nên mới đầu tháng sáu, trời đã chuyển sang nắng ấm. Trên lối đi ngát một
màu xanh cây lá. Bầu trời cao và xanh thẳm, thả xuống những cơn gió lành mát
dịu, nhưng dường như vẫn chưa trút bỏ được, những ngột ngạt, chua xót, đắng
cay... trong lòng người thi nhân, lữ khách.
Có
thể nói, đã lâu lắm rồi, châu Âu mới có một mùa hè đẹp đến như vậy.
Vẫn
còn đó một bức tường vô hình
Trong
lúc rong chơi, bù khú, có bác hỏi tôi, về tình hình văn học cũng như những nhà
văn Việt, điển hình ở Đức. Quả thật, tuy xa quê, xa Tổ Quốc đã rất lâu, nhưng
khi nghe các bác nhắc lại, những từ tiêu biểu với điển hình, làm tôi vẫn phải
giật mình, sởn sởn trong người, cứ tưởng mình trở về cái thời mậu dịch, hợp tác
xã, đang bóp nặn ra những nhân vật điển hình tiên tiến.
Thành
thật mà nói, câu này, rất khó trả lời thẳng và trọn vẹn với các bác, vì người
Việt ở Đức, hoàn toàn khác với cộng đồng người Việt ở Mỹ, Anh Nga Pháp, hay
Séc, Ba Lan. Bởi, nguyên do lịch sử và địa lý, nên nước Đức có hai cộng đồng
người Việt với ý thức hệ khác nhau rõ ràng, sau khi bức tường Berlin sụp đổ.
Người Việt sống ở phía Tây Đức chủ yếu là những thuyền nhân, từ miền Nam trốn
chạy CS. Và vùng phía đông nước Đức, là nơi cư ngụ phần đông của những công
nhân lao động, những cựu du học sinh ra đi từ miền Bắc, lúc nào cũng thấy màu
đỏ vẫn còn rực cháy trong lòng.
Dù
đã một phần tư thế kỷ trôi qua, nhưng chính kiến cũng như nhận thức tư tưởng
của hai cộng đồng người Việt, cùng sống trên một nước Đức tự do dân chủ vẫn
không thể hòa đồng. Những ngăn cách ấy, dường như ngày càng cô lại, rắn chắc
hơn cả bức tường ô nhục chia cắt Đông Tây trước đây. Vì vậy, những sinh hoạt
văn chương và xu hướng sáng tác, hoàn toàn khác nhau. Thực trạng là thế, nhưng
trong hố sâu ngăn cách đó, vẫn chợt có những bước chân tạo ra con đường, nối
lại khoảng cách ấy.
Vâng!
Nhà thơ Thế Dũng, là một trong những bước chân tự do, can đảm đó, ông đang cần
mẫn, mở ra con đường từ Đông sang Tây, không chỉ bằng văn học.
Phần
đông độc giả trong và ngoài nước, biết đến Thế Dũng là một nhà thơ, chứ có lẽ,
không nhiều người biết ông còn là tác giả đã viết khá nhiều truyện ngắn, tiểu
thuyết, kịch bản điện ảnh, sân khấu và phê bình. Ba cuốn tiểu thuyết, Tình
Cuội, Hộ Chiếu Buồn, Một Nửa Lá Số, được viết ngay khi ông tới Đức, giữa lúc
bức tường Berlin sụp đổ. Trong bối cảnh đó, cùng với sự mẫn cảm của nhà thơ, tư
tưởng của Thế Dũng đã chuyển biến một cách dứt khoát rõ ràng. Nếu như Hộ Chiếu
Buồn miêu tả diễn biến tâm lý của một trí thức, bằng mọi cách, vùng vẫy, đào
thoát ra khỏi cái bí bức, hèn mọn, với tư duy “toàn xã hội nuôi gà công
nghiệp“, thì đến tác phẩm Đau Thương Hành, Thế Dũng đã hoàn toàn cởi được cái
vòng kim cô đó: "Độc đảng không gánh hết Tổ Quốc/ Dân chủ tự sinh thành
đa nguyên" (ĐTH)
Nhân
nói đến tiểu thuyết Hộ Chiếu Buồn của Thế Dũng, làm tôi sực nhớ đến giai thoại
ồn ào trước đây, trong giới văn chương. Số là, thời đó có lẽ, Thế Dũng còn yêu
mến Hội Nhà Văn VN chăng? Nên ông đã gửi cuốn này, đến dự thi. Và nghe nói, Hộ
Chiếu Buồn đã vào đến chung khảo, chung kết gì đó, của cuộc thi tiểu thuyết năm
2001-2004. Sau đó, Hộ Chiếu Buồn được vào sâu hơn nữa và nằm trong danh sách 14
tác phẩm được lãnh giải, và giấy mời cũng đã gửi đến Thế Dũng. Vào một ngày đẹp
giời, bất chợt, Thế Dũng nhận được điện thoại của một ông bạn họa sĩ, khuyên:
Có giấy mời lãnh giải cũng chưa chắc đâu, ông nên phong bao cho ban giám khảo,
chắc ăn.
Thế
Dũng cười, dứt khoát không tin như vậy. Ngày đến lãnh giải, quả thực, Hộ Chiếu
Buồn của Thế Dũng, đã bị gạch tên trong danh sách, được thay bằng tiểu thuyết
Cán Cờ Tre, đã bị loại từ vòng ngoài, của đồng chí Trịnh Đình Khôi, chuyên viên
ban văn hóa tư tưởng trung ương. Chủ tịch hội nhà văn Hữu Thỉnh, ghé tai thì
thào: Thế Dũng thông cảm, ra lãnh giải chung khảo vậy.
Cuốn
Hộ Chiếu Buồn ngay sau đó, được nữ nhà văn người Đức, dịch sang tiếng Đức với
cái tựa Der Traum Von Orly (Giấc Mộng Orly) do nhà xuất bản Horlemann phát
hành. Giấc Mộng Orly được độc giả Đức đón nhận. Từ đây tên tuổi Thế Dũng gần
gũi với độc giả người Đức hơn. Nhà xuất bản Horleman đã tổ chức ra mắt cuốn
sách này, khá nhiều nơi trên nước Đức. Tôi đã được đọc bài phỏng vấn Thế Dũng
của Radio Hamburg, cảm thấy khá sâu sắc và thú vị.
Nghe
kể câu chuyện này, có bác nhà văn già gật gù, đế tiếp: Kể cả việc muốn vào hội
nhà văn, nếu không đủ đạn bắn vỡ ổ khóa, cũng chỉ có nước đứng ngoài cửa. Luật
bất thành văn: Vào, dấm dúi cửa sau- Ra, đàng hoàng cửa trước. Nhất là mấy ông
viết văn ở Đức, Việt kiều Việt kiếc rủng rỉnh, lại phải bắn đạn to hơn, dày
hơn, mới có thể chui lọt.
Thế
mới biết, đằng sau cái tưởng là cao sang ấy, lù lù một đống bốc mùi đến như
vậy. Chả trách, đọc mấy cuốn sách được giải của các bác, chắng khác gì phải
uống bát nước ốc luộc.
Thật
vậy, đã mang tên Hộ Chiếu Buồn, thì Thế Dũng làm sao có thể cưỡng được số phận
buồn của nó. Có lẽ, sau vụ này Thế Dũng tởn các bác hội nhà văn VN đến già?
Nhà
thơ Thế Dũng, người Hải Dương, sinh năm 1954 tại Tuyên Quang, nơi cha mẹ ông
tham gia kháng chiến. Ông xuất thân từ người lính chiến, vào những năm tháng ác
liệt nhất của chiến tranh. Sau cuộc chiến, Thế Dũng trở thành sinh viên văn
khoa, đại học sư phạm Hà Nội. Và từ đó, ông cứ tưởng sẽ được thỏa chí tang bồng
với những ước mơ, dự định về thơ văn của mình. Thế nhưng, cuộc sống Thế Dũng có
khá nhiều biến cố, thăng trầm và đã trải qua nhiều công việc, nghề nghiệp khác
nhau. Những lúc đắng cay ấy, tưởng như ông đã gục ngã, nhưng may mắn thay, lại
chính thơ văn đã nâng đỡ ông đứng dậy và bước tiếp... Hiện ông là hội viên, Hội
văn bút CHLB Đức.
Khi
tìm tòi, nghiên cứu về Thế Dũng, tôi chợt nhận ra một điều, văn xuôi, tiểu
thuyết là vỏ, là thân xác hình hài, thơ mới chính là tư tưởng, hồn cốt trong
cái hình hài đó của ông. Chính hai yếu tố này, đã song hành, tạo nên một Thế
Dũng, thật vạm vỡ, vững chãi của ngày hôm nay.
Thật
vậy, ba cuốn tiểu thuyết trên và những tác phẩn văn xuôi khác, đều xoay quanh
chính cuộc đời thật của ông, trong cái xã hội lươn lẹo, dối trá đương thời. Tuy
cái vỏ đó khá chật chội, luôn bứt rứt, nhưng nếu không có biến cố bức tường
Berlin sụp đổ và được tận mắt chứng kiến, thì có lẽ, ông chưa thể bứt nó ra, để
hồn thơ ấy, bật lên với những tiếng kêu cùng nhân dân, Tổ Quốc, đau đớn đến
ngút trời như vậy.
Đêm
giao thừa đầu tiên trên nước Đức, cũng là mùa xuân đầu tiên nước Đức thống
nhất, Thế Dũng thấy mình như trẻ lại. Nhưng nỗi vui mừng đó chợt dừng lại, bởi
đất dưới chân mình đâu phải đất quê hương. Dù pháo vẫn nổ, chai đã cạn, nhưng
dường như, ông lại càng thấm sự cô đơn, khi ngoảnh lại, nơi quê nhà, còn bao
người bị giam hãm nơi lao tù? Thế Dũng đã dồn nỗi đau, sự cay đắng ấy vào trong
thơ, ông đứng ngay ở cổng thành Brandenburg để viết. Và mầm tự do đã bắt đầu nở
hoa trong Thế Dũng từ đây:
"...Nước
Đức đêm nay - vừa khóc vừa cười!
Đêm
trừ tịch đầu tiên tôi được thấy
Đông
với Tây cởi mở nỗi lòng mình?
Chân
phiêu lãng chợt buồn trên xứ lạ!
Dưới
chân mình đâu phải đất khai sinh!
Xin
nhớ mãi một giao thừa du ngoạn
Tôi
rong chơi như trẻ nhỏ la đà...
Tây
Berlin chợt cười tôi cay đắng.
Thèm
nghe nhạc pháo hồng trên cổng ngõ nhà ta!"
(Viết
ở cổng thành Brandenburg)
Không
chỉ bức tường Berlin mở, mà cánh cửa tâm hồn Thế Dũng cũng được mở toang ra. Và
ngay sau đó (năm 1992) ông viết bài Ta Mở Cho Nhau Cửa Tới Vô Cùng, gửi nhà văn
Ngô Nguyên Dũng. Đây là bài thơ hay, tiêu biểu nhất về sự chuyển biến nhận
thức, và là nhịp cầu nối Đông Tây trong tư tưởng của Thế Dũng.
Nhà
thơ muốn liệm, giả từ quá khứ chăng? Nhưng nấm mồ dĩ vãng kia, vẫn còn chôn
chặt nơi tâm hồn. Vâng! Quá khứ của những ngày, cứ hân hoan làm thằng lính được
đi đầu. Và ai sẽ là người mở cửa, dọn đi những nấm mồ đó? Khi nhà thơ thảng
thốt kêu lên. Nhưng có lẽ, thời gian cũng khó có thể xóa đi những ngày đen tối,
khờ dại ấy:
“...Dăm
ngôi mộ trong hồn... Hoa héo úa
Âm
ti cười văng vẳng tiếng đa đoan
Mây
như khói tóc ai chiều thu xõa
Liệm
làm sao?- Dĩ vãng chửa tro tàn!
Ngày
tháng mở giùm tôi từng ô cửa
Hốc
tâm linh toang hoác một hang buồn
Tôi
chưa chín nên tôi còn hăm hở...
Hộc
từng cơn! Thơ vỡ ngực ngậm hờn..." (TMCCNTVC)
Thế
Dũng đã chỉ ra, cái chủ nghĩa ngoại lai, là một thứ dịch bệnh. Sự phỉnh lừa đó,
đã cướp đi bao sinh linh vô tội, dẫn đến tận cùng tội ác: Xẻ nát, chia cắt mấy
đời đau. Và ai là người đã thốt lên: Đốt cả dãi Trường Sơn- Để cháy nát hồn dân
tộc, và khắc sâu thêm oan nghiệt, lòng hận thù bằng những cuộc chiến tranh:
"Đời
thuở ấy, quê hương nhiều giặc giã
Một
nhà ta chia “ta-địch”. Khóc u…oa
Đốt
cả dãi Trường Sơn mà được thế?
Những
chiến hào xẻ nát triệu đời hoa
Đời
thuở ấy thịt xương sao lãng mạn
Cứ
hân hoan làm thằng lính đi đầu
Chỉ
vì cuộc dối lừa nhau ý hệ
Một
bầu trời chia cắt mấy đời đau..." (TMCCNTVC)
Thật
ra, tôi thích đọc Thế Dũng không hẳn vì tài năng, nghệ thuật viết, mà tư tưởng,
con đường của ông đi, đang hành cùng nỗi đau của đất nước và thân phận con
người, đó mới là yếu tố chính, làm cho tôi rung động.
Đau
Thương Hành, được Thế Dũng viết vào năm 2013. Đây là một bài thơ đã đạt đến
đỉnh cao của nhận thức, tư tưởng cũng như tài năng, nghệ thuật viết của ông.
Đọc bài thơ này, ta thấy được, Thế Dũng đã hoàn toàn bốc được ngôi mộ quá khứ,
ra khỏi tâm hồn mình.
Hành
thuộc thơ cổ, dường như có xuất xứ từ Trung Quốc, thường viết theo thể thất
ngôn, ngũ ngôn, hoặc dài ngắn tùy thuộc tâm trạng, cảm xúc của tác giả. Nó là
thể thơ khó nhằn, khó viết. Nhìn chung, các nhà thơ Việt, rất ít sử dụng thể
loại này.
Đã
đọc khá nhiều thơ thể hành, nhưng quả thực, còn đọng lại trong tôi không nhiều.
Bởi, tuy là thể thơ mang tính tự do, phóng khoáng, nhưng để đạt đến cái đỉnh bi
tráng, thực sự lay động lòng người, không phải nhà thơ nào cũng làm được. Với
tôi, kể từ khi có thơ mới đến nay: Tống Biệt Hành của Thâm Tâm, Hành Phương Nam
của Nguyễn Bính, Trường Sa Hành của Tô Thùy Yên, Biên Cường Hành của Phạm Ngọc
Lư và Đau Thương Hành gần đây của Thế Dũng là những bài thơ hay, mang lại cho
tôi nhiều cảm xúc nhất, khi đọc thể loại này.
Đau
Thương Hành được chia thành sáu đoản khúc, là tiếng nấc sinh ly sau chiến
tranh, dưới một xã hội độc tài, man rợ. Sự bắt bớ, tù đày, sự ra đi và trốn
chạy, đó không phải cái đau của nhà thơ hay một cá nhân, một bộ phận mà của cả
một dân tộc. Từ cái nhìn khách quan đó, Thế Dũng đã can đảm vạch ra, nguyên do
của cái bi thương ấy: "Độc đảng/ Độc tài/ Độc hành đau" (ĐTH)
Những
cuộc trốn chạy, chia ly đẫm máu và nước mắt
Là
một người lính trực tiếp cầm súng nơi chiến trường miền Nam, trong những năm
tháng ác liệt nhất, giữa cái chết và sự sống, và trên hai mươi năm khắc khoải
trên xứ người, nên Thế Dũng hiểu hơn ai hết, cái giá của sự biệt ly. Khi người
ta cố quàng hoa lên cái chết cho những người lính phía Bắc, thì tác giả lại chỉ
ra cái chết đau thương của những người lính phía Nam thua trận, ở nơi tù đày
phương Bắc. Và sau chiến tranh, cứ ngỡ, đất nước sẽ thanh bình, nhưng không chỉ
riêng Thế Dũng, mà cả một thế hệ đã lầm: Có nơi nào bình yên? Khi hàng ngàn,
hàng vạn chiếc thuyền lá tre kia, cố nhoài đi tìm lại sự sống, trong bão tố,
mông mênh của biển cả.
Thật
vậy! Đánh đổi một nửa lá số, một nửa cuộc đời, ông mới cay đắng nhận ra, sự
sinh ly còn đáng sợ hơn cả cái chết:
“Tống
biệt chưa ghê bằng tử biệt
Tử
biệt chưa kinh bằng sinh ly
Sinh
ly? - Giời ạ! - Thật thảm thiết...
Nước
nát - Nhà tan-Đành biệt ly?
Biệt
ly! - Mười chết, một sống sót
Sinh
Nam Tử Bắc huyết lệ nhòa
Vạn
xác trẻ già vùi đáy biển
Sinh
Bắc Tử Nam máu thành hoa?..." (Đau Thương Hành - Đoản khúc 1)
Cuộc
chiến đã lùi xa gần bốn mươi năm, nhưng sự bức tử, hiếp chế ngày càng đè nặng
lên những sinh linh, cùng chung một giống nòi. Độc tài, độc đảng là tự mê tự
trói, dẫn đến cái đau cho toàn dân tộc. Sẽ chẳng có sinh khí, linh hồn nào còn
tồn tại, nếu những người cầm quyền vẫn còn chìm trong những cơn hoang tưởng, và
mộng mị.
Vâng!
Sự thật đau thương đó, Thế Dũng không chỉ bóc trần ra, mà ông còn lý giải, vạch
ra lối thoát cho những kẻ u mê cầm quyền:
“...Cả
hồn lẫn xác đều bị hiếp
Mà
vẫn say sưa uống ngẩn ngơ
Tâm
thần phân liệt dưỡng ma quỷ
Dương
Khí suy tàn hoại Thiên Cơ
Ngót
bốn mươi năm liền một dãi
Hà
cớ chi còn bức tử nhau?
Sợ
bị thủ tiêu thà tự tử
Độc
đảng!
Độc
tài!
Độc
hành đau!
Tống
biệt đôi khi giống tự sát
Tử
biệt-Sinh ly dù tai ương
Em
thành người mới ta cũng khác
Không
biết đau thì không biết thương!
Tự
mê tự trói cơ chế ác
Bao
nhiêu thủ lĩnh đành ra đê
Sao
không đa đảng, đa phương sách
Để
tinh hoa dân tộc tự tìm về?...” (ĐTH- Đoản khúc 1)
Thật
vậy, chẳng có giọt nước mắt và lời ru nào, xóa hết nỗi đau và sự phân ly, chia
cắt, mà chỉ có đa phương, đa đảng trong tình yêu con người, thì hoa dân tộc mới
có thể nở trên những vết thương đang mưng mủ ấy.
Sự
u muội, ươn hèn-trong canh bạc chư hầu
Nhìn
lại mấy ngàn năm lịch sử, chưa bao giờ có triều đại nào, chế độ nào run sợ
trước giặc Tàu như hiện nay. Để mặc cho kẻ thù, cắt cáp, cướp tầu, là nhẫn
nhục, ươn hèn, u muội hay là sự cắt biển dâng rừng? Một loạt câu hỏi mà người
thi sĩ buộc phải đi tìm, trong cơn say đau đớn.
Vâng!
Nỗi đau không muốn đó, sao cứ đánh vào hồn kẻ tha hương, làm người thi sĩ, quặn
lên tiếng cười, tưởng mình như vừa lạc mất hồn Ngựa Gióng hoang:
“...Cạn
cốc tha hương bên miệng vực
Tưởng
đã buông hồn Ngựa Gióng hoang?
Đau
đớn cười vang như sấm giật
Càng
say... Càng cay câu lai căng
Không
muốn mà đớn đau cứ đánh
Là
người sao cứ nghiện đớn đau?
Cam
phận chịu trận hóa lì lợm?
Mặc
Trung Hoa cắt cáp, cướp tầu?...” (ĐTH-Đoản khúc 2)
Một
ngàn năm nô lệ đã qua, không chỉ đè nặng lên người thi sĩ, mà nó còn là vết
thương nhức nhối nhất trong lòng người dân Việt. Lịch sử có lẽ nào, lại quay
lại cái đau thương của ngàn năm cũ, chỉ vì quyền lực, độc quyền mà bán rẻ linh
hồn. Mười sáu chữ vàng, chỉ là thứ bùa ngải, để ru người vào cõi u mê. Và câu
hỏi ấy, đã được Thế Dũng tìm ra lời giải đáp:
"...Đau
và sợ đã làm ta bất lực
Thua
cháy tim trong canh bạc chư hầu!
Mượn
hơi rượu cười khan tình hối lộ
Mấy
chữ vàng đánh úp đảo Gạc Ma?
Ngàn
năm cũ bóng đè chưa hết uất..." (ĐTH-Đoản khúc 3)
Người
thi nhân, dám hóa thân làm câu hát, để cất lên trong cái màn đêm u tối: "Ta
đập vỡ ta thành câu hát". Đây là câu thơ đầy hình tượng, khí phách,
hay và tôi thích nhất trong bài này. Đọc nó, ta không chỉ gặp lại, cái chất hào
sảng của Thế Dũng trước đây, mà còn thấy được hồn của dân tộc đang vặn mình trở
lại. Thật vậy, trong một xã hội, nếu vắng đi tiếng nói thức tỉnh, phản biện của
những thi nhân, thì có khác chi xã hội đó đã bị câm bị điếc. Vậy thì, không thể
không cảm ơn Thế Dũng, người đã dũng cảm, đang làm biến đi những u muội, cho
biển được phục sinh:
"...Ta
đập vỡ ta thành câu hát
Biến
khúc đau buồn... Biển khát phục sinh
Việt
Nam tôi đâu? Mẹ không kịp nấc?
Nước
mắt Cha hóa bùn đỏ nghẹn lời?
Kẻ
du ca không thích hát vong quốc
Không
bao giờ Nước hết biển người ơi!..." (ĐTH- Đoản khúc 2)
*
Hoa đã nở- trong địa ngục
“Chúng
tôi nằm xuống, để đất nước này đứng lên”. Vâng! Đó là câu nói bất hủ của người tù
bất khuất Bùi Hằng. Viết đến đây, chợt thấy hiện về trong tôi và dường như, nó
đã xuyên suốt tác phẩm Đau Thương Hành của Thế Dũng. Trong lao tù ấy, là con
đường cụt, nhưng không hẳn là con đường chết, con đường cuối cùng, khi người
thi nhân đã nhận ra: “Đôi khi ở cuối con đường cụt/ Vụt hiện huy hoàng một
lối ra”.
Thật
vậy, nếu không có những đau thương, tù tội chắc hẳn không thể thức tỉnh những
giấc mơ ươn hèn đang ngủ gục, làm sống lại lương tri con người. Và từ đó cháy
lên, hồi quang lại linh khí ngàn năm.
Đoạn
thơ trích dưới đây, Thế Dũng đã cho chúng ta thấy rõ điều đó:
“...Bao
nhiêu Nguyên Khí bị bỏ ngục
Mê
được làm Người... quên đau thương!
Tuổi
trẻ tọa kháng chấp vùi dập
Chí
Đức, Bùi Hằng**** đuổi u mê
----------------------------------------
Đau
thương hành khúc hóa biệt khúc
Biệt
khúc nấc hoài thành tráng ca
Đôi
khi ở cuối con đường cụt
Vụt
hiện huy hoàng một lối ra
Dân
chủ -Tự do đòi bằng được
Dẫu
tù dẫu ngục chẳng hề chi!
Có
lúc đớn đau thành linh khí
Mặc
tình sống mái cuộc Thiên Di!” (ĐTH-Đoản khúc 4)
Có
những cuộc ra đi, chia cắt của hàng triệu con người và còn có cả những cuộc
chia cắt ngay trong lòng người, trên mảnh đất quê hương, nơi mình đang sống. Đó
là sự chia cắt với tự do, tống biệt với chính linh hồn mình, là cái mất mát đau
đớn nhất. Thế Dũng đã dùng hình tượng thật, ngọn đuốc sống của bà mẹ Việt Nam,
người mẹ của nhà báo Tạ Phong Tần, làm bật lên cái dã man, tàn bạo của chế độ,
trong nỗi oan trái ngút trời của người dân lương thiện. Ngọn đuốc ấy, sáng rực
trong đêm trường tăm tối và mở ra một lối đi, một con đường mới:
“...Sinh
ly là sống mà như chết
Nào
đã Tự do được mấy kỳ?
Tống
biệt chính mình!- Đau đớn lắm.
Đất
nước đứng lên cùng quan tài?
Phong
Tần**** giã biệt tang oan khúc
Cánh
buồm đỏ thắm tự thiêu ai?
Ngót
bốn mươi năm liền một dãi
Linh
Khí bây giờ đã hồi quang
Ngó
lên trông xuống muôn dặm biển...” (ĐTH-Đoản khúc 5)
Với
Thế Dũng, để giữ hồn dân tộc cũng như chủ quyền đất nước, chỉ có một con đường
khai sáng duy nhất là đa nguyên, đa đảng. Vâng! Một con đường phải trả bằng
ngục tù và bằng xương máu của chính mình:
“...Đa
nguyên tự do sinh đa đảng
Sinh
lực đa phương giữ chủ quyền!
Cùng
vác thương đau gánh vận nước?
Sao
cứ chân mây, cứ cuối trời?
Đau
thương không vỡ... Không thành sẹo
Mặc
những bầy sâu... mầm xanh ơi!...” (ĐTH-Đoản khúc 5)
Khi
người ta cố kêu réo, tìm ra Quốc Hoa, để che đậy bộ mặt thật của chế độ, thì
Thế Dũng vạch ra sự lưu manh, giả dối đó: “Còn hoa xấu hổ còn Tử Sinh”.
Với ông để đến tự do, dân chủ chỉ có con đường duy nhất, đứng dậy đấu tranh,
phá bỏ độc tài. Đó là Đường Con Người. Con đường ấy, tuy thương đau, nhưng: Có
những nỗi đau đã trở thành ánh sáng:
“Dã
ngoại Nhân quyền giữa ngực tôi?
Không
chỉ chiều nay là dữ dội!
Đã
mấy trăm chiều chợt lớn khôn...
Đau
thương nhiều lúc thành đuốc sống…
Cho
ta biết ta còn là Người!
----------------------------
Đau
thương có lúc biết xấu hổ
Để
ta nhận ra Đường Con Người!
Quốc
Hoa?- Giời ạ! - Tang thương quá
Còn
hoa xấu hổ còn Tử Sinh
Đau
thương hành khúc thành ánh sáng
Để
ngàn Chí U thành Chí Minh!” (ĐTH-Đoản khúc 6)
Nếu
chúng ta đã đọc những bài hành của các thi sĩ trước đây, cảm xúc được gói gọn
trong phạm vi cá nhân, hay vùng miền nào đó, thì đến Đau Thương Hành, đã mở ra
những vấn đề rộng lớn của quốc gia, dân tộc. Và nó còn đi đến tận cùng nỗi đau,
nỗi thống khổ của con người.
Để
có được Đau Thương Hành, cùng với nỗi đau đất nước, con người, Thế Dũng đã phải
trải qua một cuộc thiên di đắng cay dài dằng dặc. Có thể nói, Thế Dũng đã cởi
được chiếc áo bó chặt nửa đời mình, và từ đó, ông lột chiếc mặt nạ, để thấy rõ
bộ mặt thật lừa lọc, đểu cáng của xã hội đương thời.
Ngòi
bút và con đường đang đi của Thế Dũng, cũng là con đường tất yếu phải đi của cả
một dân tộc, đầy khổ đau này.
Đức
Quốc ngày 6-9-2014
TRUYỀN ĐƠN TỐ CÁO.
ReplyDeleteTỔNG BÍ THƯ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM NGUYỄN PHÚ TRỌNG NHẬN HỐI LỘ 100 LƯỢNG VÀNG ĐỂ DUNG TÚNG BAO CHE CHO NHỮNG TỘI ÁC CƯỚP CỦA - GIẾT NGƯỜI.
Hộp thư spam nay đã có 3586 số lần xem trang.