07/2014
Hình bìa “Chính Luận
Trần Trung Đạo”
Không
phải đợi đến khi nhà cầm quyền Cộng Sản Bắc Kinh ngang nhiên đưa giàn khoan Hải
Dương 981 vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ngày 1 tháng 5
năm 2014 người ta mới thấy hiểm họa mất nước của Việt Nam lộ ra như một thực tế
không thể chối cãi, trước đó lâu lắm, nhà thơ và nhà văn Trần Trung Đạo đã nhìn
thấy rất rõ từng đường đi nước bước xâm lược của Trung Cộng đối với Việt Nam
qua nhiều bài khào luận chính trị sâu sắc và thực tế được phổ bỉến trên các cơ
quan truyền thông hải ngoại mà nay được tập hợp lại trong tác phẩm “Chính Luận”
của ông, vừa được Cổ Loa xuất bản tháng 6 năm 2014.
“Chính
Luận” của Trần Trung Đạo dày 600 trang với 44 bài khảo luận chính trị viết bằng
khối óc và trái tim của người tri thức Việt Nam chân chính để báo động hiểm họa
mất nước trước tham vọng xâm lược của Trung Cộng. Thật vậy, đọc từng bài trong
44 khảo luận chính trị của Trần Trung Đạo người đọc sẽ thấy tác giả viết bằng
nhận thức tỉnh táo và tinh tường với những dẫn chứng cụ thể về từng sự kiện,
từng vấn đề được nêu ra. Điều gây ấn tượng nổi bật trong tất cả những bài khảo
luận chính trị của Trần Trung Đạo trong cuốn “Chính Luận” là tác giả đã viết
với tâm thức chân chính và tấm lòng xây dựng của một người tri thức Việt Nam có
đầy đủ nhiệt huyết và niềm tin về một đất nước và dân tộc tươi sáng trong tương
lai, mà niềm tin ấy tác giả đặt trọn vào tuổi trẻ Việt Nam. Có lẽ vì vậy mà tác
giả Trần Trung Đạo đã ghi ngay nơi trang đầu của “Chính Luận” là “Tặng tuổi trẻ
Việt Nam.”
Chi
tiết mà nói, “Chính Luận” của Trần Trung Đạo xoay quanh 3 chủ đề chính: Hiểm
họa Trung Cộng, hiện trạng Việt Nam và bàn về tẩy não dưới chế độ Cộng Sản trên
thế giới và Việt Nam.
Phân
tích về “hiểm họa Trung Cộng,” Trần Trung Đạo đã nêu ra các chính sách và chủ
trương của một thứ “chủ nghĩa dân tộc cực đoan” mang màu sắc Đại Hán luôn luôn
đi kèm theo tham vọng xâm lược đất đai và tài nguyên đối với các lân bang qua
các nhà lãnh đạo Trung Cộng từ Đặng Tiểu Bình đến Hồ Cẩm Đào. Đặc biệt tác giả
cũng nhấn mạnh đến sự tiếp tay của những nhà lãnh đạo Cộng Sản Việt Nam với
công hàm bán nước của Phạm Văn Đồng năm 1958 và Hội Nghị Thành Đô đầu thập niên
1990. Tác giả “Chính Luận” đã nhận định sâu sắc về nguyên nhân đưa đến hai sự
kiện trên qua tâm thức thần phục Trung Cộng của các nhà lãnh đạo Cộng Sản Việt
Nam:
“Nửa
thế kỷ trước, cả bộ chính trị lẫn trung ương đảng CSVN viễn du trong giấc mộng
về một thiên đường quốc tế vô sản, trong đó con người mang quốc tịch Trung Hoa
hay Việt Nam cũng không mấy khác nhau. Trung Cộng có chiếm Hoàng Sa cũng chẳng
qua là giữ dùm cho Việt Nam, tốt hơn là để cho Mỹ chiếm. Nói như một chuyện
cười nhưng đó là sự thật. Đảng Cộng Sản Việt Nam mang ơn Đảng Cộng Sản Trung
Quốc sâu đậm. Như hầu hết tài liệu quốc tế và cả tài liệu chính thức của đảng,
trong thập niên 1950, Việt Nam phụ thuộc vào Trung Cộng không những súng đạn,
lương thực, chỉ huy, hậu cần, lãnh đạo mà cả tư tưởng và tinh thần.” (Chính
Luận, trang 220)
Tác
giả “Chính Luận” cũng đưa ra những bài học lịch sử từ các quốc gia như Thổ Nhĩ
Kỳ, Tiệp Khắc, Congo và Phi Châu và so sánh tình hình Việt Nam trước hiểm họa
Trung Cộng. Tác giả cũng phân tích quan hệ Mỹ-Trung trong chính sách toàn cầu
và đặc biệt tại Đông Nam Á để cho thấy chính sách của Mỹ đã thất bại như thế
nào trước “sức mạnh mềm” của Trung Cộng và thái độ nào là khôn khéo mà Việt Nam
cần chọn lựa để tự bảo vệ mình trước hiểm họa Trung Cộng. Tác giả Trần Trung
Đạo nêu ra một vài chiến lược mà Việt Nam và các nước trong vùng Đông Nam Thái
Bình Dương phải biết để đối phó với hiểm họa Trung Cộng. Tác giả nêu 3 điểm nổi
bật như sau:
“Để
đương đầu với hiểm họa Trung Cộng, các quốc gia trong vùng Đông Nam Thái Bình
Dương phải biết (1) chiến lược hóa quốc tế vị trí của quốc gia mình, (2) liên
kết thành một khối trong xung đột với Trung Cộng và (3) khai thác tối đa các
mặt yếu của Trung Cộng.” (Chính Luận, trang 156, 157)
Tác
giả cũng đã cảnh báo các nước bị hiểm họa Trung Cộng không nên chỉ biết ngồi đó
rên rỉ mà phải quật cường đứng lên với ngọn cờ dân chủ để thoát Trung:
“Nếu
không cùng hát đồng ca dân chủ và vươn lên cùng nhân loại mà quanh năm chỉ rên
rỉ vài bài ai điếu rồi ngày đại tang cho dân tộc sẽ đến không xa.” (Chính
Luận, trang 158)
Nói
về hiện trạng Việt Nam, tác giả Trần Trung Đạo đưa ra hai hình ảnh tiêu biểu
của xã hội Việt Nam trong vòng gần bốn thập niên qua, kể từ ngày 30 tháng 4 năm
1975: một xã hội lụn bại và thụt lùi dưới gọng kềm nghiệt ngã của độc tài đảng
trị Cộng Sản Việt Nam và niềm tin vào tương lai tươi sáng của dân tộc qua cuộc
vận động tự do và dân chủ cho đất nước mà giới trẻ đang tích cực tham gia.
Với
thảm họa Cộng Sản trên đất nước trong suốt gần 40 năm, tác giả “Chính Luận”
viết rằng, “Sau 37 năm, tiếng súng đã vắng đi trên đất nước Việt Nam, non
sông liền một dải nhưng người dân vẫn sống trong nỗi bất an lo sợ, hàng trăm
ngàn người con gái Việt phải rời bỏ quê hương đi ăn mày, làm điếm, ở đợ khắp
thế giới, phần lớn trong số hơn hai triệu người Việt hải ngoại vẫn còn bị xem là
“thành phần phản động bám theo chân đế quốc,” và trong nước, những quyền căn
bản như ngôn luận, đi lại, thờ phụng của người dân vẫn chưa có được, hàng ngàn
người yêu nước vẫn còn bị tù đày. Đó là sự thật, không ai tuyên truyền ai,
không ai xúi giục ai.” (Chính Luận, trang 334)
Với
tương lai tươi sáng của dân tộc, Trần Trung Đạo nghĩ ngay đến nhu cầu không thể
không có của một “cuộc cách mạng dân chủ Việt Nam.” Và ông đã bày tỏ niềm
tin rằng, “Tôi, trái lại, tin rằng, cuộc cách mạng dân chủ Việt Nam tuy sẽ rất
khó khăn, đòi hỏi nhiều kiên nhẫn với các tác động từ bên ngoài và vận động từ
bên trong, khi xảy ra sẽ xảy ra trong nhanh chóng và không đổ máu bởi vì tuyệt
đại đa số người dân, ở mức độ khác nhau, đều thấy những bất công phi lý đang
diễn ra hàng ngày trên đất nước, đều chán ghét chế độ và đều có trong lòng
chung một khát vọng dân chủ tự do.” (Chính Luận, trang 344, 345)
Tẩy
não là chủ đề chính thứ ba trong “Chính Luận.” Giải thích về vai trò của chính
sách tẩy não trong chế độ Cộng Sản, tác giả Trần Trung Đạo viết rằng, “Khái
niệm tẩy não được biết đến từ lâu qua các tà đạo, chiến tranh, tình báo, tuy
nhiên chỉ dưới các chế độ Cộng Sản kỹ thuật này mới được nâng lên thành quốc
sách và được thực hiện một cách triệt để, có hệ thống, bao trùm mọi lãnh vực xã
hội và trong mọi tầng lớp nhân dân.” (Chính Luận, trang 519)
Sau
khi phân tích các chính sách tẩy não của chế độ Cộng Sản trên thế giới qua việc
“tẩy não một người,” “tẩy não một dân tộc,” “tẩy não một quốc
gia thù địch,” và đặc biệt chính sách tẩy não của Cộng Sản đã thực hiện tại
Việt Nam trước và sau năm 1975 để đi đến kết luận rằng, “và Việt Nam hôm nay
vẫn còn chịu đựng dưới chế độ độc tài trong khi đại đa số nhân loại sống trong
tự do dân chủ không phải vì tài năng của giới lãnh đạo CS nhưng chỉ vì số người
bị tẩy não còn quá đông.” (Chính Luận, trang 531)
Những
gì người viết bài này nêu ra ở đây chỉ là một phần rất nhỏ và rất khái lược
trong số 44 bài khảo luận chính trị trong tác phẩm “Chính Luận” dày 600 trang
của Trần Trung Đạo.
Có
thể nói mà không sợ bị thất thố rằng “Chính Luận” của Trần Trung Đạo là một
trong những tác phẩm chuyên khảo về tình hình chính trị Việt Nam và mối quan hệ
trở thành “hiểm họa” giữa Đảng CSVN và Đảng CSTC đầy đủ, sâu sắc và thực tế
nhất mà người viết bài này đã từng đọc trong vòng mấy chục năm qua.
Tác
phẩm “Chính Luận” có giá trị đặc thù không phải chỉ ở thẩm quyền kiến thức của
tác giả, ở tính chính xác của tài liệu được trưng dẫn, ở những nhận định nghiêm
túc, khách quan và sát hiện thực, mà còn ở tâm thức chân thành, thiết tha và
xây dựng đối với tiền đồ của đất nước và dân tộc Việt Nam của tác giả nữa.
Trước
tình hình bất an và nguy cơ mất nước của Việt Nam vì tham vọng bá quyền xâm
lược của Trung Cộng, “Chính Luận” của Trần Trung Đạo là tài liệu quý giá cung
cấp cho người đọc những điều cần biết về hiện tình Việt Nam, Trung Cộng và thế
giới, cũng như con đường nào dẫn đến tương lai tươi sáng cho đất nước và dân
tộc Việt Nam.
Xin
chân thành cám ơn tác giả Trần Trung Đạo và xin trân trọng giới thiệu tác phẩm
“Chính Luận” của Trần Trung Đạo đến tất cả bạn đọc. Sách đã được phát hành bởi
công ty phát hành sách lớn nhất thế giới là Amazon.
Huỳnh
Kim Quang
------------------------
Trần
Trung Đạo: TT Ngô Đình Diệm đã từng giúp gạo cho dân Tây Tạng tỵ nạn tại Ấn Độ? (Trần Trung Đạo).
No comments:
Post a Comment