Quỳnh Chi, phóng viên RFA, Bangkok
2012-12-19
Đại sứ quán Hoa Kỳ
tại Hà Nội và Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Tp. Hồ Chí Minh vừa ra thông cáo báo
chí quan ngại về việc anh Huỳnh Trọng Hiếu bị ngăn không cho xuất cảnh sang Mỹ.
Gia đình Huỳnh Thục
Vy: từ trái anh Huỳnh Trọng Hiếu, ông Huỳnh Ngọc Tuấn và blogger Huỳnh Thục Vy
. RFA file
Tuyên bố của Bộ
Ngoại giao Hoa Kỳ
Tuyên
bố của cơ quan thuộc Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đưa ra hôm 18 tháng 12, hai ngày sau
khi Huỳnh Trọng Hiếu bị ngăn cản sang Hoa Kỳ để nhận giải trưởng Hellman –
Hemmett thay cho thân phụ và chị gái của mình. Thông cáo báo chí lên án hành
động này của giới hữu trách Việt Nam là “hạn chế tự do ngôn luận” và cho rằng
điều này “không phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế”.
“Chúng tôi thúc giục chính phủ Việt Nam bãi
bỏ những hạn chế đi lại đối với ông Hiếu và thực hiện các bước đi để cho phép
gia đình ông và mọi người Việt Nam được bày tỏ quan điểm của mình một cách ôn
hoà mà không sợ bị trả thù”, thông cáo viết.
Trả lời RFA, anh
Huỳnh Trọng Hiếu tỏ vẻ vui mừng trước động thái này của Đại sứ quán Hoa Kỳ:
“Với lời lẽ cứng rắn như vậy, tôi cảm thấy rất
vui mừng nhận được sự quan tâm và ưu ái của chính phủ Mỹ cũng như Ngài đại sứ
Hoa Kỳ tại Việt Nam. Đây là một dấu hiệu tốt để những người đấu tranh biết rằng
Hoa Kỳ luôn quan tâm đến tình hình dân chủ nhân quyền tại Việt Nam. Những người
có ý định tham gia đấu tranh sẽ biết được rằng mình không bị cô đơn và họ sẽ
vững bước hơn”.
Hôm
16 tháng 12, anh Huỳnh Trọng Hiếu bị ngăn tại sân bay Tân Sơn Nhất khi thay mặc
thân phụ và chị gái đi nhận giải trưởng Hellman - Hemmett dự định diễn ra vào
ngày 20 tháng này tại New York. Năm nay, ông Huỳnh Ngọc Tuấn và blogger trẻ
Huỳnh Thục Vy nằm trong 5 người Việt Nam được nhận giải thưởng nhân quyền
Hellman - Hammet của Human Rights Watch.
Thông
cáo của Đại sứ quán Hoa Kỳ nói “Ông Tuấn và bà Vy đã được trao giải vì đã thực
hiện quyền tự do ngôn luận một cách ôn hòa thông qua một loạt các bài báo trực
tuyến”.
Trong
bài viết trên blog của mình nhân ngày Quốc tế Nhân quyền 10 tháng 12 vừa qua, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, ông David
Shear nhấn mạnh rằng “Việc bảo vệ nhân quyền phổ quát là một thành phần
trung tâm trong bản sắc của người Mỹ chúng tôi và là một khía cạnh quan trọng
trong mối quan hệ giữa chúng tôi với Việt Nam”.
Ông
David Shear cũng chia sẻ trên blog của mình rằng Hoa Kỳ ủng hộ tự do ngôn luận,
tự do tôn giáo và kêu gọi “trả tự do cho tất cả các tù nhân lương tâm”.
HRW hoan nghênh
phản ứng của Hoa Kỳ
Tình
trạng các nhà bất đồng chính kiến Việt Nam gặp trở ngại trong việc xuất nhập
cảnh ở Việt Nam cũng từng xảy ra vài lần trong quá khứ. Hồi tháng tư, nhà thơ
Bùi Chát sau khi đi Argentina nhận giải thưởng Quyền Tự Do Xuất Bản, do Hiệp
Hội Xuất Bản Quốc Tế (IPA) trao tặng đã gặp trở ngại khi về đến Việt Nam.
Anh
Huỳnh Trọng Hiếu cho rằng, trường hợp của anh được Đại sứ quán Hoa Kỳ quan tâm
một phần là nhờ may mắn và nhờ mối liên hệ với lãnh sự quán Hoa Kỳ mà anh có
được trong lúc đi xin visa.
Trong
lúc xin visa đi Mỹ nhận giải thưởng cho người thân, anh Hiếu bày tỏ quan ngại
cho tình trạng của mình tới lãnh sự quán. Anh đã được sắp xếp một cuộc gặp
riêng với người phụ trách phòng chính trị của lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Sài Gòn
và có được các địa chỉ liên lạc cần thiết.
“Tôi
đã dùng mọi phương tiện gởi thư đến tất cả các địa chỉ đó. Một số người đã trả
lời tôi và vận động phía lãnh sự quán Hoa Kỳ để lên tiếng cho tôi”, Huỳnh Trọng Hiếu nói.
Thông
cáo của Đại sứ quán Hoa Kỳ quan ngại về trường hợp của anh Huỳnh Trọng Hiếu đưa
ra giữa lúc cuộc đối thoại nhân quyền thường niên Việt – Mỹ được cho là đang bị
hoãn.
Trong
một email trả lời đài RFA hôm 19 tháng 12, ông Phil Robertson, Phó GĐ phụ trách
khu vực Châu A´ của HRW cho rằng những khó khăn từ phía chính quyền gây ra cho
gia đình họ Huỳnh chứng minh chính sách không nhân nhượng đối với những người
lên tiếng chỉ trích chính phủ. Giữa lúc nhiều người đặt câu hỏi liệu động thái
này của Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội có ảnh hưởng đến cuộc đối thoại nhân quyền
đang gặp bế tắc, ông Phil Robertson chỉ
dè dặt cho rằng tuyên bố của Đại sứ quán “đáng hoan nghênh”:
“Tuyên
bố của Đại sứ quán Hoa Kỳ rất đáng hoan nghênh và dĩ nhiên nó thể hiện sự quan
ngại đáng có trong trường hợp này”.
Hiện,
chính phủ Việt Nam chưa có phản ứng nào về tuyên bố của Đại sứ quán Hoa Kỳ.
Giải
thưởng Hellman - Hemmett được Human Rights Watch tài trợ, dành cho những cây
bút trên thế giới đã từng bị đàn áp chính trị. Tên giải thưởng được đặt theo
tên của nhà biên kịch người Mỹ Lillian Hellman và tiểu thuyết gia Dashiell
Hammett. Cả hai đều từng bị truy vấn trước các ủy ban quốc hội Mỹ về niềm tin
chính trị và liên hệ với các nhóm phái của họ trong thời kỳ điều tra chống cộng
ngặt nghèo do Thượng nghị sĩ Joseph McCarthy dấy lên vào thập niên 1950.
VIDEO
Theo dòng thời sự:
Copyright
© 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.
--------------------------------------
No comments:
Post a Comment