Monday 22 May 2023

CÓ THỂ MỸ ĐÃ Ý THỨC RẰNG, HỌ MẤT QUÁ NHIỀU THỜI GIỜ VỚI VIỆT NAM (Trương Nhân Tuấn)

 



Có thể Mỹ đã ý thức rằng, họ mất quá nhiều thời giờ với Việt Nam   

Trương Nhân Tuấn

21-5-2023  06:09   

https://www.facebook.com/nhantuan.truong/posts/pfbid02EtMs1hC7a5PiKM8PVotPybpR4E4mXchSjZwKZCcnu6RotR9QZz6Xn6HriHmQ1F2yl

 

Thượng đỉnh G7 (7 đại cường quốc dân chủ phồn thịnh nhứt thế giới gồm Mỹ, Nhật, Anh, Đức, Pháp, Ý, Canada) năm nay hiện đang được tổ chức tại Hiroshima, Nhựt. VN được mời, cùng như các quốc gia Bresil, Úc, Nam Hàn, Comores, đảo quốc Cook, Ấn độ và Nam dương, với tư cách "khách tham quan". Tổng thống Ukraine Zelzensky cũng được mời tham gia như một khách danh dự.

 

Bản Thông cáo chung 20-5 cho biết các quốc gia G7 “đoàn kết hơn bao giờ hết, với quyết tâm đối phó trước những thách thức toàn cầu” đồng thời “vạch ra một lộ trình cho tương lai tốt đẹp hơn”. Việc làm của G7 “bắt rễ từ sự tôn trọng Hiến chương Liên Hợp Quốc (LHQ) và quan hệ đối tác quốc tế”.

 

Về những biện pháp cụ thể mà G7 đã và đang thực hiện, qua bản Thông cáo, trọng tâm của “các thách thức toàn cầu” là "chiến tranh Ukraine".

 

G7 lên án cuộc chiến tranh xâm lược của Nga:

 

“Một lần nữa chúng tôi cực lực lên án cuộc chiến tranh xâm lược của Nga chống Ukraine. Hành vi này vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế, trong đó có Hiến chương Liên hợp quốc”.

 

G7 cho rằng “cuộc chiến tranh xâm lược tàn bạo của Nga là mối đe dọa đối với toàn thế giới, là vi phạm các chuẩn mực, quy tắc và nguyên tắc cơ bản của cộng đồng quốc tế”.

 

Đồng thời G7 “tái khẳng định sự ủng hộ vững chắc” và lâu dài cho Ukraine “cho đến khi điều này còn cần thiết để thiết lập lại một nền hòa bình toàn diện, hợp lý và bền vững”. G7 cũng cam kết “tăng cường hỗ trợ ngoại giao, tài chính, nhân đạo và quân sự cho Ukraine”, với mục đích “làm gia tăng chi phí cho Nga và các bên ủng hộ cuộc chiến này".

 

Trên thực tế ta thấy Ukraine vừa qua đã nhận được thêm nhiều vũ khí tối tân của G7, như chiến xa hạng nặng, hỏa tiễn tầm trung (ngoài 300km). TT Zelensky từ nay có thể “mượn” phi cơ của TT Pháp để làm phương tiện công du. Ngoài ra TT Biden cũng “bật đèn xanh” cho phép các quốc gia viện trợ chiến đấu cơ F-16 cho Ukraine. “Lằn ranh đỏ” ngày một bị đẩy ra xa hơn.

 

Mục tiêu song song của G7, ngoài chiến tranh Ukraine, là TQ.

 

Ta thấy nội dung bản Thông cáo có khoản đề cập đích danh đến TQ, hoặc nói về các vấn đề liên quan, hay có ám chỉ đến TQ.

 

Việc tìm sự ủng hộ của các quốc gia về "khu vực Ấn độ - Thái bình dương tự do và rộng" cũng như việc “phản đối mọi nỗ lực đơn phương nhằm thay đổi hiện trạng bằng vũ lực hoặc bằng sự áp chế" hiển nhiên ám chí đến TQ.

 

Các hành vi của TQ như cản trở eo biển Đài loan, đe dọa “thống nhứt Đài loan bằng vũ lực”, hay các việc đơn phương áp đặt lịnh cấm biển ở Biển Đông, để tập trận hay bảo vệ tài nguyên cá, hay các hành vi cho tàu hải giám quấy nhiễu vùng biển của Phi, của VN… hiển nhiên TQ muốn “thay đổi hiện trạng” bằng sự đe dọa sử dụng vũ lực và áp chế.

 

Về khu vực Ấn độ Thái bình dương, G7 nhấn mạnh tầm quan trọng “của một khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và cởi mở, bao trùm, thịnh vượng, an toàn, dựa trên nguyên tắc thượng tôn pháp luật và bảo vệ các nguyên tắc chung bao gồm chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, giải quyết hòa bình các tranh chấp, các quyền tự do cơ bản và quyền con người”.

 

Về Biển Đông và Biển Hoa Đông, G7 biểu lộ sự “quan ngại sâu sắc” về tình hình ở hai khu vực này. G7 “phản đối mạnh mẽ bất kỳ nỗ lực đơn phương nào nhằm thay đổi hiện trạng bằng vũ lực hoặc ép buộc”.

 

Về vấn đề Đài loan, ý kiến của G7 :

 

“Chúng tôi tái khẳng định tầm quan trọng của hòa bình và ổn định trên eo biển Đài Loan. Đây là điều không thể thiếu cho an ninh và thịnh vượng trong cộng đồng quốc tế. Không có sự thay đổi nào về lập trường cơ bản của các thành viên G7 về ván đề Đài Loan, bao gồm cả các chính sách một Trung Quốc. Chúng tôi kêu gọi giải quyết hòa bình các vấn đề giữa hai bên bờ eo biển”.

 

G7 cũng tuyên bố những điều ủng hộ cho VN, như về yêu sách của TQ ở Biển Đông:

 

“Không có cơ sở pháp lý nào cho các yêu sách quá lố về biển của Trung Quốc ở Biển Đông. Chúng tôi phản đối các hoạt động quân sự hóa của Trung Quốc trong khu vực. Chúng tôi nhấn mạnh tính phổ cập và thống nhứt của UNCLOS và tái khẳng định vai trò quan trọng của UNCLOS trong việc đặt ra khuôn khổ pháp lý điều chỉnh mọi hoạt động trên biển và đại dương. Chúng tôi xin nhắc lại rằng phán quyết của Tòa Trọng tài thường trực ngày 12 tháng 7 năm 2016 là một cột mốc quan trọng, có giá trị ràng buộc về mặt pháp lý đối với các bên tham gia tố tụng đó và là cơ sở hữu ích để giải quyết tranh chấp giữa các bên một cách hòa bình.”

 

Câu hỏi đặt ra là VN có khai thác được nhũng gì ở các tuyên bố lập trường của các đại cường G7 ? Thông qua việc này, VN có biện pháp nào để bảo vệ hữu hiệu quyền và lợi ích hợp pháp của mình ở Biên Đông trước sự lấn lươt của TQ ?

 

Ngoài ra G7 còn “chọc nhột” TQ ở các vấn đề nhân quyền, đặc biệt ở Tây tạng và Tân cương.

 

Vì vậy vừa sau khi bản Thông cáo được công bố, Bộ trưởng bộ Ngoại giao TQ đã gới công hàm phản đối Nhật, quốc gia tổ chức Hội nghị thượng đỉnh G7 đồng thời lên tiếng kịch liệt phản đối G7, cho rằng 7 đại cường dân chủ đã sử dụng những vấn đề của TQ để tấn công và “làm mất uy tín” TQ.

 

Dĩ nhiên ở một số vấn đề về dân chủ, về nhân quyền, về nguyên tắc “thượng tôn pháp luật - rule of law”... G7 cũng ám chỉ đến tình trạng tệ hại ở VN, về mọi mặt.

 

Một số tấm hình chụp thủ tướng VN bắt tay với TT Biden. Theo nhận xét cá nhân, có thể Nhật muốn lôi kéo VN để nước này không quá ngả về phía TQ. Nhưng đối với Mỹ, thái độ “cầu tài” thể hiện qua gương mặt của thủ tướng VN sẽ “không ăn thua”. VN đã bỏ qua nhiều dịp để “thân thiết hơn” với Mỹ. Có thể Mỹ đã ý thức rằng họ đã mất quá nhiều thời giờ với VN. Vấn đề là từ nay Mỹ sẽ giữ khoản cách nào với VN ?

 

.

25 BÌNH LUẬN  

 

Tác giả

Nhân Tuấn Trương

Phạm Minh Chính bắt tay với TT Zelensky, vài tấm hình chụp cho thấy điều này. Điều ghi nhận ông Chính cố cười vui nhưng Zelensky mặt lạnh và không có nụ cười nào đáp lại với đại diện VN.

.

Tác giả

Nhân Tuấn Trương

trên BBC mới có bài phỏng vấn các học giả về lý do nào VN được mời dự "hội nghị G7 mở rộng" ? bà con có ý kiến gì không ? theo tôi chuyện mời hay không mời là do chủ nhà. Chủ nhà Nhật muốn mời VN vì quan hệ hai bên phía Nhật luôn được hưởng lợi (về kinh tế). Thời điểm hiện tại Nhật cần VN vì lý do chiến lược. Nhật tái vũ trang tuy nhiên quốc phòng vẫn bị ràng buộc do hiến pháp. Mỹ ở xa "không cứu lửa gần" do đó Nhật phải hướng tới một "liên minh" kiểu Đại đông á hồi xưa để kháng Trung. VN trên răng dưới dế, lại còn có chế độ độc tài đảng trị, đặc trung chế độ "côn đồ" ngồi xổm lên luật và đàn áp nhân quyền. Nhưng dân VN thì rất "ngoan", biểu ôm bom đánh TQ thì khối đứa xung phong. Nhật mời VN là vì vậy...

 

Tác giả

Nhân Tuấn Trương

cặp mắt của Zelensky mang hình viên đạn. Không biết ông Chính có thấy nhột khi đối mặt hay không ?

https://www.facebook.com/photo.php?fbid=6547999161898497&set=p.6547999161898497&type=3






No comments:

Post a Comment

View My Stats