Theo
dõi Nhân quyền kêu gọi tân Thủ tướng Úc thúc ép Việt Nam thả tù nhân chính trị
RFA
2022.06.17
.
Ông Châu Văn Khảm (trái) và Thủ tướng Úc . Facebook Việt Tân,
AFP
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) hôm 16 tháng 6 gửi thư ngỏ cho Thủ tướng Úc mới đắc cử Anthony Albanese,
kêu gọi ông gây sức ép lên chính phủ nhiều nước như Việt Nam, Trung
Quốc, Myanmar để buộc các nước này phải cải thiện tình trạng nhân quyền.
HRW cho rằng
trong bối cảnh ảnh hưởng của Trung Quốc gia tăng ở khu vực Châu Á-Thái Bình
Dương, nhiều chính phủ ở khu vực này từ Việt Nam tới Ấn Độ gia tăng đàn áp người
bảo vệ nhân quyền, nhà báo và bloggers.
Theo tổ chức
này ít nhất 52 người hoạt động và blogger ở Việt Nam đã bị kết tội và kết án tù
với bản án dài hạn trong khoảng thời gian từ tháng 12 năm 2020 và tháng tư năm
2022 chỉ vì họ thực hiện các quyền cơ bản như tự do biểu đạt, lập hội
và tôn giáo.
Trong số
đó có công dân Úc gốc Việt Châu Văn Khảm, người bị tòa án Việt Nam tuyên
12 năm tù giam với tội danh "khủng bố nhằm chống chính quyền nhân
dân" chỉ vì ông là thành viên của tổ chức Việt Tân, một đảng đối lập của
người Việt ở nước ngoài bị Chính phủ Việt Nam xếp vào danh sách các tổ chức khủng
bố.
Trả lời phỏng
vấn của Đài Á Châu Tự Do qua email, ông
Phil Robertson - Phó giám đốc phân ban Châu Á của HRW nói:
“Úc nên
xem xét nghiêm túc và có hệ thống các mối quan tâm về nhân quyền trong tất cả
các tương tác của họ với Chính phủ Việt Nam, và cần lên tiếng công khai về các
trường hợp quan trọng như Phạm Đoan Trang hay Châu Văn Khảm.
Quá lâu
rồi, chính sách ngoại giao của Úc về nhân quyền ở Việt Nam là nửa vời và luôn
thực hiện kín kẽ, điều này cho phép Hà Nội giũ sạch những lo ngại đó mà không
phải đối mặt với bất kỳ hậu quả thực sự nào.
Đã đến
lúc Úc tham gia cùng các chính phủ cùng chí hướng khác quan tâm đến các vấn đề
dân chủ và nhân quyền, đồng thời bắt đầu sử dụng ảnh hưởng của mình để tìm cách
cải thiện tình hình nhân quyền đang ngày càng trở nên tồi tệ ở Việt Nam."
Cũng theo
ông Phil Robertson, nếu không có áp lực nhất quán từ bên ngoài như của các
chính phủ dân chủ trong đó có Úc, đảng cầm quyền của Việt Nam sẽ nhận
định sai lầm khi cho rằng cộng đồng quốc tế bỏ qua hành động vi phạm nhân quyền
của mình.
Ông nói Úc
nên vận động tự do cho các nhà bất đồng chính kiến nổi
tiếng đang bị cầm tù, và liên kết với Hoa Kỳ và Liên Âu cùng một số các quốc
gia khác để thúc đẩy cải cách luật pháp Việt Nam, buộc Hà Nội xoá bỏ các điều
khoản mơ hồ trong phần an ninh quốc gia của Bộ luật Hình sự vốn để đàn áp các
nhà hoạt động, cũng như xóa bỏ án tử hình.
Đại diện của
Theo dõi Nhân quyền ở Thái Lan cũng cho rằng chính phủ tiền nhiệm của Úc -
ông Scott Morrison -đã thất bại trong việc đưa ông Châu Văn Khảm trở về Úc
đoàn tụ với những người thân yêu của mình.
"Thực
tế là điều này vẫn chưa xảy ra, và ông ta vẫn là một tù nhân chính trị
trong một nhà tù khắc nghiệt của Việt Nam, là một nỗi xấu hổ quốc gia
đối với Úc cần phải được giải quyết khẩn cấp.
Ngoại
trưởng Penny Wong nên làm mọi việc có thể đề dồn ép Việt Nam ngay lập tức cho tự
do của ông Châu Văn Khảm," ông
Phil Robertson nói.
Đồng quan
điểm với ông Phil Robertson, luật sư
Nguyễn Văn Thân, cựu Chủ tịch cộng đồng người Việt ở New South Wales và
thành viên đại diện của tổ chức Yểm trợ Nhân quyền Úc Châu tranh đấu cho dân chủ
và nhân quyền, cho biết, tuy Việt Nam và Úc có đối thoại nhân quyền thường
niên, song hiệu quả của các cuộc đối thoại này rất giới hạn.
Ông nói
trong nhiều thập niên qua, Úc cung cấp nhiều khoản viện trợ tài chính hàng chục
triệu đô la Úc cho Việt Nam để giúp xây dựng cơ sở hạ tầng, tuy nhiên, Canberra
có toan tính riêng của mình nên không đặt trọng tâm vấn đề nhân quyền
trong quan hệ song phương. Luật sư Nguyễn
Văn Thân nói qua điện thoại như sau:
“Hiện
nay Úc đang muốn xây dựng một mối quan hệ chặt chẽ với Việt Nam vì sức ép
của Trung Quốc.
Việt
Nam và Úc đồng cảnh ngộ nên tìm đến nhau… thành ra có một số trường hợp
trong đó có trường hợp ông Châu Văn Khảm Canberra không thúc mạnh Hà Nội
(về vấn đề nhân quyền- PV) vì vẫn muốn xây dựng mối quan hệ về chiến lược
an ninh chặt chẽ với Việt Nam trong bối cảnh Bắc Kinh đang đe doạ khu vực.
Ông Thân
cũng cho rằng, cộng đồng người Việt tị nạn ở Úc có thể làm nhiều việc hơn với
chính phủ mới trong vấn đề quyền con người ở Việt Nam:
“Cộng đồng
người Việt Liên bang Úc Châu có vai trò quan trọng và tích cực trong việc
vận động chính giới trong đó có chính quyền và Bộ Ngoại giao để vận động nhân
quyền ở Việt Nam...
Trong
thời gian sắp tới, Cộng đồng người Việt Liên bang Úc Châu mong muốn có cuộc
gặp với tân Ngoại trưởng Penny Wong để thúc giục đưa trường hợp ông Châu
Văn Khảm và vấn đề nhân quyền Việt Nam vào chương trình hành động.”
Trong thư ngỏ của
mình, HRW cũng đề nghị chính phủ của ông Albanese cần tìm cách gia tăng pháp
quyền, minh bạch và trách nhiệm ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, và gia tăng hỗ
trợ phát triển cho xã hội dân sự, cổ suý các quyền tự do biểu đạt, báo chí, và
lập hội trong toàn khu vực.
Cho rằng
chính phủ Albanese có cơ hội để định hình lại hình ảnh của Úc như một quốc gia
dẫn đầu trong lĩnh vực nhân quyền ở khu vực cũng như trên vai trò đầu tàu trong
Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp quốc, HRW thúc giục tân Thủ tướng hành động để buộc
các quốc gia chịu trách nhiệm về các vi phạm nhân quyền của mình.
------------------------
Tin,
bài liên quan
·
Nhóm
công tác của LHQ nói chính quyền VN "tùy tiện" trong việc bắt giữ ông
Châu Văn Khảm
·
Ngoại
trưởng Úc kêu gọi Việt Nam trả tự do cho ông Châu Văn Khảm
·
Kêu
gọi trả tự do cho tù nhân Châu Văn Khảm nhân ba năm bị giam tại VN
·
Úc
tiếp tục kêu gọi Việt Nam trả tự do cho tù chính trị Châu Văn Khảm
·
Dân
biểu Úc nêu trường hợp tù chính trị Châu Văn Khảm với Bộ trưởng Ngoại giao Úc
No comments:
Post a Comment