TÔI
BỊ CHA TÔI CƯỠNG HIẾP. VIỆC PHÁ THAI ĐÃ CỨU TÔI
Michele
Goodwin - The
New York Times
Thụy Mân dịch
Bùi
Như Mai trình bày
Bài viết của giáo sư luật tại Đại học UC
Irvine - Michele Goodwin
The New York Times
Ngày 30 tháng 11 năm 2021
Bà giáo sư Michelle Goodwin đã can đảm kể lại
cuộc đời của bà bị cha hiếp dâm từ lúc mới 10 tuổi, chưa học tới lởp 5. Bà mang
thai với đứa con tội lỗi của cha lúc mới 12 tuổi .Bà muốn gióng lên tiếng nói để
bảo vệ quyền phá thai cho các em gái trẻ bị hiếp dâm hay bị loạn luân thay vì
phải mang cái bào thai tội lỗi đi suốt cuộc đời của mình. Khi các tay chính trị
gia quyền lực là đàn ông thì họ có quan tâm gì đến cuộc đời khốn nạn của các cô
gái trẻ đã bị tổn thương qua sự bạo dâm và lại phải cưu mang đứa con tội lỗi đi
suốt cuộc đời họ
Bà Michelle quá giỏi để vượt qua quá khứ kinh
khủng để trở thành một giáo sư luật của 1 DH danh tiếng UC Irvine
————-//////———-
Thứ Tư này Tối cao pháp viện sẽ xem xét các
tranh luận về tính hợp hiến của một luật ở tiểu bang Mississippi, luật này cấm
phá thai sau khi thai nhi được 15 tuần tuổi mà không cho phép ngoại lệ nào kể cả
các trường hợp bị hãm hiếp hoặc loạn luân.
Điều này sẽ có ảnh hưởng rất quan trọng cho vô
số thiếu nữ và phụ nữ bị cưỡng hiếp - gồm cả những người như tôi, đã bị hãm hiếp
bởi cha, chú hoặc một thành viên khác trong gia đình mình.
Đó là buổi sáng sinh nhật lần thứ 10, lần đầu
tiên tôi bị cha mình hãm hiếp. Đó không phải là lần cuối. Cú sốc ghê gớm đến nỗi
tôi bị mù một thời gian trước khi bắt đầu vào lớp Năm vài tuần sau đó.
Khi năm học bắt đầu, cha tôi đã đưa tôi đến
bác sĩ - và ông giải thích để che đậy sự thật là chấn thương tôi có là do ông
đã hiếp dâm tôi nên khiến cơ thể tôi ngừng hoạt động.
Những đau khổ về sinh lý mà tôi phải chịu đựng
bao gồm chứng đau mot nửa ben đầu nghiêm trọng, rụng tóc và thậm chí là bạc đầu-
lúc tôi chỉ mới 10 tuổi. Trong khi các cô gái khác háo hức mong đợi sự dậy thì,
tôi lại ghê tởm ý tưởng đó. Cơ thể của tôi chỉ là một khối rỗng to lớn, bởi tâm
hồn tôi đã bị tước khỏi nơi đó. Tôi đã sống trong nỗi sợ hãi khi đêm đến, và
khi có tiếng bước chân bên ngoài cửa phòng ngủ.
Tôi rút mình vào tủ quần áo - tôi tìm một góc
sâu nhất, ngồi đó với chiếc đèn pin, đọc sách và run rẩy, lắc lư không kềm chế
được. Nhiều năm sau, khi được điều trị năm 16 tuổi, tôi mới hiểu rằng sự run rẩy
không điều khiển được là phản ứng gây ra từ sự căng thẳng và lo âu.
Sự xâm phạm tình dục của cha tôi được che đậy
bởi sự giàu có, địa vị xã hội và hình ảnh ông tạo ra với mọi người xung quanh:
một người cha tận tâm và chu đáo. Tôi được đi học ở các trường ưu tú của thành
phố New York, học múa ba lê tại một trường chuyên về ba lê nổi tiếng và có thày
dạy đàn violin và tenis riêng. Cha tôi chưa bao giờ vắng mặt một buổi họp phụ
huynh nào. Tuy nhiên, cái mã ngoài bình thường đó lại che giấu bạo lực gia đình
đã bắt đầu từ nhiều năm trước, khi ông đã có những bạo hành thể xác với mẹ tôi.
Có lúc ông đã gây thương tích đến mức mẹ đã phải vào nhà thương.
Năm 12 tuổi, tôi có thai với cha tôi, và tôi
đã phá thai. Trước khi cha và tôi đến văn phòng bác sĩ, tôi không hề biết mình
đã có thai. Cha tôi nói dối tuổi của tôi và lý do tôi mang thai, ông kể với bác
sĩ rằng tôi đã 15 tuổi và đã liều lĩnh dan díu với một người bạn trai.
Cha tôi lắc đầu bất lực, giải thích với bác sĩ
rằng ông là một người cha độc thân (cha mẹ tôi lúc đó đã ly hôn), ông đã tìm đủ
mọi cách với tôi , nhưng gia cảnh đã khiến ông không thể kiểm soát nổi tôi nữa.
Hai người đàn ông, cha tôi và ông bác sĩ, lúc đó nhìn tôi vẻ như khinh bỉ.
Trong nhiều năm, sự xấu hổ về lời nói dối của cha tôi đã khiến tôi khong the
nao quên duoc - định kiến đa gắn chặt cho cô gái da đen la nguoi liều lĩnh và
dâm loạn.
Tôi không bao giờ xấu hổ về việc phá thai. Tôi
mãi mãi biết ơn rằng sự sống của cái bào thai đó đã bị chấm dứt. Tôi cảm thấy
may mắn là cơ thể tôi đã không bị thêm một chấn thương nữa do cha tôi gây ra -
một điều mà ngày nay sẽ bị buộc phải giữ lại - do các nhà lập pháp và tòa án tiểu
bang. Không một đứa trẻ nào nên bị áp lực phải mang thai hoặc sinh con, hoặc ân
hận và có mặc cảm tội lỗi; nghi ngờ hoặc không yên lòng về việc phá thai trong
bất kỳ hoàn cảnh nào, chứ đừng nói đến bị hiếp dâm hoặc loạn luân.
Như Thẩm phán Harry Blackmun đã công nhận theo
ý kiến đa số trong Roe v. Wade năm 1973 rằng trở ngại
để có một cuộc sống tử tế là rất lớn khi người ta có thai ngoài ý muốn; và đối
với nhiều người, là điều không thể vượt qua.
Cuối cùng, lối thoát của tôi là rời bỏ cuộc sống
ổn định với gia đình ở tuổi 15. Đó cũng là quyết định tôi không bao giờ hối hận.
Nhưng không hề dễ dàng. Khi bỏ đi, tôi chỉ có 10 đô la trong người và không thể
rút tiền từ tài khoản tiết kiệm mà cha tôi giữ cho tôi. Tôi xin theo học ở một
trường công lập ở Staten Island. Để tự lập, tôi làm việc dọn dẹp nhà cửa cho một
cặp vợ chồng rất tốt bụng. Tôi sống trong một căn gác xây dở dang và ăn uống rất
đơn giản, thức ăn chính chỉ gồm đậu, gạo và cá ngừ hộp. Để được tự do, tôi phải
ra tòa, nơi tôi phải chịu đựng sự thẩm vấn gắt gao vì đã không chuẩn bị kỹ lưỡng
và người luật sư không thông cảm đối với việc bị cưỡng hiếp khi còn nhỏ.
Là một người sống sót sau vụ hiếp dâm thời thơ
ấu và mang thai - và hôm nay là một giáo sư luật dạy luật hiến pháp và đạo đức
sinh học - Tôi nhận ra sự nguy hiểm nghiêm trọng của các lệnh cấm việc phá thai
hiện nay.
Ở Texas, quyền phá thai hầu như vô nghĩa theo
Dự luật số 8 của Thượng viện, vốn cấm hầu hết các vụ phá thai sau khi thai nhi
được khoảng 6 tuần tuổi, lúc đó rất ít người biết mình có thai. Giống như lệnh
cấm của Mississippi, lệnh cấm ở Texas cũng không có ngoại lệ đối với các vụ có
thai do hiếp dâm hoặc loạn luân.
trong tuần này Tối cao pháp viện sẽ có các cuộc
bàn cãi về vấn đề quan trọng này và với kiểu cách anh hùng rơm thiếu kinh nghiệm
của Thống đốc Greg Abbott của Texas cho rằng hiếp dâm sẽ không bao giờ xảy ra
trong tiểu bang của ông vì ông ta sẽ trừng trị kẻ hiếp dâm với một bản án rất nặng.
tôi buộc phải nói ra câu chuyện của mình.
Ông Thống đốc tưởng tượng rằng ông có thể
"loại bỏ tất cả những kẻ hiếp dâm khỏi các đường phố của Texas,"
nhưng có nhiều kẻ bạo hành như cha tôi chẳng hạn, một doanh nhân thành công được
cộng đồng tôn trọng, ông được gia đình, bạn bè, đồng nghiệp yêu mến. Còn tôi
khi ấy lại đơn độc và quá sợ hãi. Tôi không chỉ bị hãm hiếp mà còn bị cha đánh
đập. Tôi bị cja đe dọa phải giữ câm lặng và cha tôi đã bảo tôi "phải nghiến
răng mà chịu đựng cơn hãm hiếp của ông."
Không ai muốn viết về những chuyện kinh khủng đã
phải trải qua , phơi bày những khía cạnh quá riêng tư trong cuộc sống của mình,
không ai muốn ôn lại những ký ức đau thương của tuổi thơ. Đó có lẽ là lý do
chính khiến những người sống sót sau những vụ loạn luân không dám nói ra. Ngay
cả khi xã hội của chúng ta thông cảm hơn đối với nạn nhân của các cuộc bạo hành
và lạm dụng tình dục, những người sống sót sau các biến cố này vẫn rấtđau khổ.
Khi còn học đại học, một giáo sư nổi tiếng đã
khuyên tôi không bao giờ được nói hoặc viết về câu chuyện bị hãm hiếp của tôi.
Ông tin rằng tôi có một tương lai tươi sáng và tôi có thể bị thiệt hại về mặt
cá nhân và trong nghề nghiệp nếu tôi chia sẻ câu chuyện của mình. Tuy nhiên, sự
thiếu nhân đạo và tính ngạo mạn láo xược làm nền tảng cho các đạo luật ở
Mississippi và Texas xứng đáng được tôi đáp lại bằng câu chuyện cá nhân.
Với những đạo luật không được phá thai, chính
phủ tiểu bang đã buộc các cô gái phải mang cái gánh nặng ham muốn tội lỗi của kẻ
tội đồ, dẫn đến sự nguy hiểm về sức khoẻ và ngay cả sinh mạng của các cô gái
này. Chính phủ đã cưỡng chế buộc những người sống sót sau khi bị hãm hiếp và loạn
luân phải chịu đựng một gánh nặng vô cùng lớn một lần nữa, như một cú đấm dã
man tàn bạo khác về thể chất và tinh thần khi ràng buộc cuộc sống của họ với những
kẻ đã hiếp dâm họ, đó là phải mang thai. Lần này, các nhà lập pháp tiểu bang đã
dùng cơ thể của phụ nữ để phục vụ cho quyền lực chính trị của họ.
Dự thảo này - dự thảo buộc phải mang thai - là
cuộc nội chiến và chính phủ tiểu bang đã đem các cô gái của tiểu bang mình vào
chiến trường để bảo vệ quyền lực cho chính quyền của họ . Thay vì mang đến sự
giúp đỡ và chăm sóc, các tiểu bang này thường trừng phạt các cô gái, những người
đã bỏ nhà ra đi sau khi bị tấn công tình dục. Ở một số tiểu bang, hơn 80 phần
trăm trẻ em bị bắt ở tuổi vị thành niên là nạn nhân của bạo lực tình dục hoặc bị
đánh đập tàn nhẫn. Cho nên nhiều cô gái trong số này, con đường của họ không phải
là tuổi thanh niên ở đại học và sau đại học mà là những trại giam trẻ vị thành
niên và có thể là nhà tù. Cuộc đời của họ bị xem là không đáng giá, và không cần
phải được cứu vớt.
Các lệnh cấm phá thai ở một số tiểu bang là một
cuộc tấn công vào các nguyên tắc căn bản của quyền tự do, vào sự tự do và quyền
tự chủ. Các lệnh cấm phá thai không có ngoại lệ nào đối với hành vi hiếp dâm và
loạn luân là một kiểu xây dựng pháp luật vô cùng tàn nhẫn và vô đạo đức.
Vì những lý do này, đây là thời điểm quan trọng
để Tối cao pháp viện ra phán quyết để sửa đổi và cho dù khái niệm luân lý tuy lớn
lao , nhưng như Tiến sĩ Martin Luther King Jr. đã tiênđoán , nó sẽ hướng tới
công lý - và điều đó bao gồm cả việc bảo vệ các em gái.
--------------------
VIDEO :
TÔI BỊ CHA TÔI CƯỠNG HIẾP. VIỆC PHÁ THAI ĐÃ CỨU
TÔI
Jun 25, 2022
https://www.youtube.com/watch?v=NGt6UqLNjPs
Giáo sư Michelle Goodwin đã can đảm kể lại câu
chuyện bị cha cưỡng hiếp từ lúc chỉ 10 tuổi. Bà mang thai với đứa con tội lỗi của
cha lúc lên 12 tuổi. Bà muốn gióng lên tiếng nói để bảo vệ quyền phá thai cho
các em gái trẻ nạn nhân của hiếp dâm hay loạn luân. Khi các chính trị gia quyền
lực là đàn ông thì họ có quan tâm gì đến cuộc đời khốn nạn của các cô gái trẻ
đã bị tổn thương vì bị bạo dâm và lại bị bắt buộc phải mang cái dấu vết của tội
lỗi đi suốt cuộc đời họ?
Bài viết của Michele Goodwin giáo sư luật tại Đại học
UC Irvine - The New York Times Ngày 30 tháng 11 năm 2021
Thụy Mân dịch
- Bùi Như Mai trình bày
***
I
Was Raped by My Father. An Abortion Saved My Life.
Michele
Goodwin - The
New York Times Nov.
30, 2021
https://www.nytimes.com/2021/11/30/opinion/abortion-texas-mississippi-rape.html
Ms. Goodwin is a professor of law at the University
of California, Irvine, and the author of “Policing the Womb: Invisible Women
and the Criminalization of Motherhood.”
On Wednesday, the Supreme Court will hear oral
arguments on the constitutionality of a 15-week abortion ban in Mississippi
that provides no exceptions in cases of rape or incest. What’s at stake in this
case matters to the countless girls and women who have been raped — including
those who, like me, were raped by a father, an uncle or another family member.
It was the early morning of my 10th birthday
the first time that I was raped by my father. It would not be the last. The
shock was so severe that I temporarily went blind before I began the fifth
grade a few weeks later. By the time the school year began, my father had taken
me to see a battery of doctors — a medical explanation would paper over the
fact that the trauma caused by his sexual violence had caused my body to shut
down.
The physiological suffering that I endured
included severe migraines, hair loss and even gray hair — at 10 years old.
While other girls may have longed for puberty, I loathed the idea of it. My
body became a vessel that was not mine. It had been taken from me. I lived in
fear of the night, and the footsteps outside my bedroom door.
I gravitated to closets — I would find the
deepest corner, sit with a flashlight, read and rock myself. Only years later,
while in therapy at 16, would I understand that my involuntary rocking when
relating to these experiences was the manifestation of my stress and anxiety.
My father’s predations were hidden behind
wealth, social status and his acting the part of a committed and attentive
parent. I attended elite schools in New York City, studied ballet at a renowned
academy and took private violin and tennis lessons. My father never missed a
parent-teacher conference. However, that veneer of normalcy belied intimate
family violence that began years before with his physical abuse of my mother.
At times he was so violent that she was hospitalized.
At age 12, I was pregnant by my father, and I
had an abortion. Before we got to the doctor’s office, I had no idea that I was
pregnant. My father lied about my age and the circumstance of my pregnancy,
informing the doctor that I was 15 and that I had been reckless with a
boyfriend. My father shook his head, explaining to the doctor that he was doing
all that he could as a single parent — my parents had divorced by this time —
but that I was out of control. Both men seemed to convey contempt toward me.
For many years, the shame of my father’s lie lingered with me — the stereotype
embedded in the narrative of the risky, hypersexualized Black girl.
My shame was never about the abortion. I will
forever be grateful that my pregnancy was terminated. I am fortunate that my
body was spared an additional trauma imposed by my father — one that today
would be forced by some state legislatures and courts. No child should be
pressured or expected to carry a pregnancy and give birth or to feel remorse,
guilt, doubt or unease about an abortion under any circumstances, let alone
rape or incest.
As Justice Harry Blackmun recognized in his
majority opinion in Roe v. Wade in 1973, the barriers to a decent life are
enormous when there is an unwanted pregnancy; for many, they are
insurmountable.
In the end, my way out was to leave the
economic security of home at age 15. That, too, is a decision that I will never
regret. But it was not easy. When I left, I had $10 and no access to the
savings account my father held for me. I enrolled myself in a public school on
Staten Island. To support myself, I cleaned the house of a very kind couple. I
lived in an unfinished attic and survived on a modest diet that mostly
consisted of beans, rice and cans of tuna. To win my freedom from my parents, I
went to court, where I endured interrogation from ill-prepared and insensitive
lawyers about being raped as a child.
As a survivor of childhood rape and pregnancy
— and today a law professor who teaches constitutional law and bioethics — I
recognize the grave dangers of the current crop of abortion bans.
In Texas, the right to an abortion is
virtually meaningless under Senate Bill 8, which bans most abortions after
about six weeks of pregnancy, when many people will not know they are pregnant.
Like the Mississippi ban, it provides no exceptions for rape or incest.
Given the importance of the Supreme Court’s
deliberations this week and the naïve bravado of Gov. Greg Abbott of Texas
suggesting that rape will disappear in his state with a tough-on-crime
approach, I felt compelled to speak out.
The governor imagines that he can “eliminate
all rapists from the streets of Texas,” but like many abusers, my father was
respected in the community, a successful businessman who was adored by family,
friends and colleagues. I, on the other hand, felt alone and in fear. I was not
only sexually abused but physically harmed as well. I was threatened to keep
quiet and told by my father to “grit your teeth and bear it.”
Nobody ever wants to write about such
experiences, exposing intimate aspects of one’s life, revisiting traumatic
aspects of childhood. That is probably a big reason survivors of incest do not
come forward. Even as our society becomes more enlightened about sexual
assaults and abuse, often survivors pay a cost. While in college, a prominent
professor warned me to never speak or write of my experiences. He believed that
I had a bright future and that I could be personally and professionally harmed
by sharing my story.
Yet the lack of compassion and the hubris that
underlie the Mississippi and Texas legislation deserve a response.
With those laws, the state has in effect
forced girls to carry the burden of its desires, forcing many of them to risk
their health — and even risk death — by remaining pregnant. Like a military
draft, the state has coercively conscripted rape and incest survivors to endure
one more tremendous burden. To take another devastating physical and mental
hit. To tie their lives to those of their rapists. This time it is state
lawmakers who strong-arm their bodies into service.
This draft — the pregnancy draft — is warfare
at home, and the state leaves its girls on the battlefield to fend for
themselves. Rather than provide aid and care, states often punish girls who
have run away from home after experiencing sexual violence. More than 80
percent of the girls in juvenile justice systems in some states are victims of
sexual or physical violence. For so many of these girls, their pipelines are not
from youth to college and graduate school but to juvenile detention and
possibly prison. Their lives are treated as expendable and not worth saving.
Abortion bans represent more than isolated
state lawmaking or states’ rights — they represent an attack on the fundamental
principles of liberty, freedom and autonomy. As Justice Blackmun noted in a
1986 majority opinion that reaffirmed Roe, “few decisions are more personal and
intimate, more properly private or more basic to individual dignity and autonomy”
than the decision to terminate a pregnancy. Abortion bans that provide no
exceptions for rape and incest are a particularly cruel and immoral type of
lawmaking.
For these reasons, this is a pivotal moment
for the Supreme Court to issue a corrective and show that here, too, the arc of
the moral universe may be long, but as foretold by the Rev. Dr. Martin Luther
King Jr., it bends toward justice — and that includes the protection of girls.
———-////—
Ms. Goodwin is a professor of law at the
University of California, Irvine, and the founding director of the U.C.I. Law
Center for Biotechnology and Global Health Policy and its Reproductive Justice
Initiative
============================================================
Nước Mỹ bây giờ thật là tào lao… Cho phép tự do
mua súng liên thanh để có thể giết nhiều người…rồi lại cấm phá thai cho dù cái
bào thai này ngoài ý muốn của người phụ nữ.
*
Nhổ ra xong lại
liếm vào
Thẩm phán TCPV
Kavanaugh, Thomas, Gorsuch, Alito and Coney Barrett nói về Roe v. Wade…
https://twitter.com/i/status/1540510117636067335
TWITTER.COM
The New
York Times on Twitter
https://twitter.com/nytimes/status/1540510117636067335
*
Two very
interesting articles on this issue:
https://www.theguardian.com/.../worlds-medics-condemn-us...
https://www.theguardian.com/.../abortion-laws-by-state...
THEGUARDIAN.COM
‘Blood on
their hands’: world’s medics condemn US overturn of abortion rights
‘Blood on their hands’: world’s medics condemn US overturn of
abortion rights
No comments:
Post a Comment