Sunday, 31 October 2021

LÃNH ĐẠO G20 CAM KẾT CHẤM DỨT TÀI TRỢ CHO CÁC NHÀ MÁY THAN Ở NƯỚC NGOÀI (VOA News | Reuters)

 


Lãnh đạo G20 cam kết chấm dứt tài trợ cho các nhà máy than ở nước ngoài  

VOANews  |  Reuters

31/10/2021

https://www.voatiengviet.com/a/l%C3%A3nh-%C4%91%E1%BA%A1o-g20-cam-k%E1%BA%BFt-ch%E1%BA%A5m-d%E1%B....BB%9Bc-ngo%C3%A0i/6292830.html

 

https://gdb.voanews.com/C1FCD766-2575-4866-807E-CD863D17F069_cx0_cy8_cw0_w650_r1_s.jpg

Lãnh đạo các nước dự hội nghị G20.

 

Các nhà lãnh đạo G20 họp tại Rome đã đồng ý làm việc để đạt được mức độ trung hòa carbon “vào khoảng giữa thế kỷ” và cam kết chấm dứt tài trợ cho các nhà máy than ở nước ngoài vào cuối năm nay.

 

Thông cáo cuối cùng được đưa ra hôm Chủ nhật khi kết thúc hội nghị thượng đỉnh kéo dài hai ngày, trước các cuộc đàm phán tại hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc, COP26, vào tuần này tại Glasgow, Scotland.

 

Các nhà lãnh đạo ở Rome đã trao đổi về nỗ lực đạt được mục tiêu hạn chế sự nóng lên toàn cầu ở mức 1,5 độ C, phù hợp với cam kết toàn cầu trong Hiệp định Khí hậu Paris năm 2015 nhằm giữ cho sự nóng lên toàn cầu ở mức "dưới" 2 độ C trên mức thời tiền công nghiệp, và tốt nhất là ở mức 1,5 độ.

 

"Chúng tôi nhận ra rằng tác động của biến đổi khí hậu ở nhiệt độ 1,5 độ C thấp hơn nhiều so với mức 2 độ C. Giữ 1,5 độ C trong tầm tay sẽ đòi hỏi tất cả các quốc gia phải có những hành động và cam kết có ý nghĩa và hiệu quả", theo Reuters.

 

Nhóm 19 quốc gia và Liên minh châu Âu chiếm hơn 3/4 lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính trên thế giới.

 

Hơn hai chục quốc gia trong tháng này đã tham gia nỗ lực do Hoa Kỳ và Liên minh Châu Âu dẫn đầu nhằm cắt giảm 30% lượng khí thải khí mê-tan so với mức năm 2020 vào năm 2030.

 

Tuy nhiên, than là một điểm gây tranh cãi lớn. Các thành viên G20 gồm Trung Quốc và Ấn Độ đã chống lại nỗ lực đưa ra tuyên bố về việc loại bỏ dần tiêu thụ than nội địa.

 

Trả lời các phóng viên trước thềm hội nghị thượng đỉnh, một quan chức cấp cao trong chính quyền Hoa Kỳ cho biết Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden và các nhà lãnh đạo khác đang hy vọng đạt được cam kết chấm dứt tài trợ nước ngoài cho sản xuất nhiệt điện than.

 

Tài trợ về khí hậu, cụ thể là cam kết từ các quốc gia giàu có cung cấp 100 tỷ đôla mỗi năm tài trợ về khí hậu để hỗ trợ các nỗ lực của các nước đang phát triển nhằm giảm phát thải và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu, là một mối quan tâm chính khác.

 

Indonesia, quốc gia phát thải khí nhà kính lớn sẽ đảm nhận vị trí chủ tịch G20 vào tháng 12, đang thúc giục các nước phát triển thực hiện các cam kết tài chính của họ ở cả Rome và Glasgow.

.

=======================================

.

.

TT Biden nói Nga không được thao túng khí đốt vì mục đích chính trị

Reuters

31/10/2021

https://www.voatiengviet.com/a/tong-thong-biden-noi-nga-khong-duoc-thao-tung-khi-dot-vi-muc-dich-chinh-tri/6292271.html

 

https://gdb.voanews.com/B31DA7A2-4AC6-4E19-9C98-D12A4D474D9B_cx0_cy8_cw0_w650_r1_s.jpg

Công ty Gazprom của Nga cho biết các yêu cầu về khí đốt thiên nhiên của khách hàng Châu Âu đã được đáp ứng vào ngày thứ Bảy.

 

Tổng thống Mỹ Joe Biden đã hội kiến Thủ tướng Đức Angela Merkel và thảo luận về các nỗ lực ngăn cản Nga thao túng dòng khí đốt thiên nhiên nhằm mục đích chính trị, Nhà Trắng cho biết ngày thứ Bảy.

 

Ông Biden, người đang ở Rome tham dự hội nghị thượng đỉnh của các nhà lãnh đạo từ Nhóm 20 cường quốc, nhấn mạnh điều quan trọng là "phải bảo đảm rằng Nga không thể thao túng các dòng khí đốt tự nhiên cho các mục đích chính trị gây hại," Nhà Trắng nói, đồng thời cho biết thêm rằng ông Biden và bà Merkel cũng đã thảo luận về tình hình ở Afghanistan.

 

Trước đó trong ngày thứ Bảy, dữ liệu từ một đơn vị vận hành đường ống của Đức cho thấy dòng khí đốt thiên nhiên của Nga đi vào Châu Âu đã dừng lại trong một phần của đường ống Yamal-Châu Âu đưa khí đốt vào Đức qua ngả Ba Lan.

 

Nga gửi khí đốt đến Tây Âu qua một số tuyến đường khác nhau, bao gồm đường ống Yamal-Châu Âu, có công suất hàng năm lên tới 33 tỉ mét khối.

 

Công ty Gazprom của Nga cho biết các yêu cầu về khí đốt thiên nhiên của khách hàng Châu Âu đã được đáp ứng vào ngày thứ Bảy.

 

Dòng khí đốt xuất khẩu của Nga đang được theo dõi sát vào lúc giá khí đốt ở Châu Âu đang tăng vọt khi nền kinh tế toàn cầu phục hồi sau đại dịch trong khi hàng tồn kho vẫn ở mức thấp.

 

Gazprom đã bị Cơ quan Năng lượng Quốc tế và một số nhà lập pháp Châu Âu cáo buộc là không làm nhiều hơn để tăng nguồn cung ứng khí đốt thiên nhiên cho châu Âu. Công ty Nga này cho biết họ vẫn đang đáp ứng các nghĩa vụ theo hợp đồng.




No comments:

Post a Comment

View My Stats