Trung
Quốc: Yếu tố cản trở việc nâng quan hệ Mỹ - Việt lên "đối tác chiến lược"
Thanh
Hà -
RFI
Đăng ngày: 26/08/2021 - 15:05
https://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A2n-t%C3%ADch/20210826-tro-ngai-cho-doi-tac-chien-luoc-viet-my
Giới quan sát đã nhiều lần đề cập đến hình ảnh Việt
Nam bắt tay với Mỹ nhưng mắt vẫn nhìn về phía Bắc Kinh. Trong hai tháng liên tiếp,
bộ trưởng Quốc Phòng rồi phó tổng thống Hoa Kỳ đã công du Việt Nam.
Washington và có lẽ là Hà Nội đều muốn nâng cấp quan hệ song
phương lên mức “đối tác chiến lược”, nhưng yếu tố Trung Quốc vẫn
cản trở việc này.
Chủ tịch nước Việt
Nam Nguyễn Xuân Phúc (P) tiếp phó tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris (T) tại Phủ
Chủ tịch ở Hà Nội, ngày 25/08/2021. REUTERS - POOL
Trước giờ tiếp nhân vật số 2 trong chính quyền
Mỹ, thủ tướng Việt Nam đã có một buổi làm việc với đại sứ Trung Quốc tại Hà Nội.
Phải chăng đó là những dấu hiệu cho thấy một số giới hạn trong bang giao Việt -
Mỹ và phản ánh thế khó xử của Hà Nội trên bàn cờ ngoại giao
?
Trả lời trang mạng nghiencuuquocte.org hôm
23/08/2021, nhà nghiên cứu Lê Hồng Hiệp, viện Nghiên Cứu Đông
Nam Á (ISEAS-Yusof Ishak Institute) tại Singapore lưu ý bang giao Việt
Mỹ “chưa bao giờ thuận lợi như hiện nay” và bên cạnh những
lợi ích về kinh tế, vế an ninh quốc phòng và chiến lược ngày càng thu hút chú ý
của đôi bên. Vẫn theo ông Lê Hồng Hiệp, chính việc có cùng những lợi
ích về chiến lược, đặc biệt là “trên Biển Đông” đang thúc đẩy “hai
nước xích lại gần nhau hơn”.
Hà Nội và Washington đã bình thường hóa quan hệ
từ năm 1995. Mỹ là đối tác thương mại quan trọng thứ nhì của Việt Nam sau
Trung Quốc. Từ năm 2015, bộ Quốc Phòng Mỹ đã cho phép xuất khẩu một số trang
thiết bị quân sự sang Việt Nam và cũng từ 2018, hàng năm, lãnh đạo Lầu Năm
Góc vẫn dành thời gian đến Hà Nội.
Trong bối cảnh tình hình tại Biển Đông đã nóng
lên, Việt Nam tỏ ra tâm đầu ý hợp với Mỹ về chiến lược an ninh biển. Dù vậy, về
mặt chính thức, đến nay Việt Nam vẫn xem Hoa Kỳ là “một đối tác
hàng đầu trong chính sách đối ngoại” và tránh né cụm từ “đối
tác chiến lược” khi nói về quan hệ với Mỹ. Thái độ thận trọng đó phần
nào cho thấy Hà Nội không được thoải mái giữa một nước cựu thù là Hoa Kỳ và một
nước láng giềng quá lớn là Trung Quốc.
Trong bài viết trên báo The Diplomat hôm
21/0/2021, Alexander L. Vuvinh, thuộc Trung tâm Nghiên cứu Châu Á-Thái
Bình Dương Daniel K. Inouye - Hawai, nhấn mạnh “quan hệ Mỹ Việt là
một trong những mối bang giao tế nhị nhất và tinh tế nhất”, chẳng
những do quá khứ lịch sử, mà còn chủ yếu là vì “yếu tố
Trung Quốc”. Điều này đã được chứng minh qua nhiều đời tổng thống Hoa Kỳ
: Năm 1978, tổng thống Jimmy Carter từng muốn bình thường hóa quan hệ
với Việt Nam, nhưng đã không đạt đến đích, vì tránh làm phật lòng
Trung Quốc. Năm 2010, lần đầu tiên ngoại trưởng Hillary Clinton đề
nghị “nâng cấp quan hệ Việt - Mỹ lên thành mối đối tác chiến lược”, nhưng
rồi cũng lại yếu tố Trung Quốc khiến đôi bên phải cân nhắc kỹ lưỡng.
Từ đó tới nay, tình hình ở Biển Đông đã bị khuấy
động. Bắc Kinh không còn che giấu tham vọng biến vùng biển này thành ao nhà,
chà đạp chủ quyền của Việt Nam và nhiều nước liên quan… Ngay trong những
ngày đầu nhiệm kỳ, tổng thống Biden khẳng định Việt Nam là một trong những quốc
gia mà Nhà Trắng muốn “tập trung nỗ lực đẩy mạnh quan hệ đối tác, thúc
đẩy một số mục tiêu chung”. Vậy có còn trở ngại nào nữa hay không để hai nước
cựu thù xem nhau là “đối tác chiến lược” ?
Chuyên gia Alexander L.Vuving hy vọng
là không, vì theo ông, mối liên minh chiến lược sẽ là hồi kết hiển
nhiên, vào lúc Việt Nam và Hoa Kỳ có cùng quan điểm trên khá nhiều chủ đề,
từ việc duy trì tự do hàng hải dựa trên luật quốc tế, đến việc giảm
thiểu mức độ lệ thuộc vào Trung Quốc của các dây chuyền sản xuất trên thế giới.
Chuyên gia Lê Hồng Hiệp cũng cho rằng Việt Nam
và Mỹ mà thiết lập quan hệ chiến lược là điều “hết sức bình thường như
Việt Nam đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với nhiều nước, trong đó có
Trung Quốc”. Đối tác chiến lược sẽ là một cơ sở cho mọi hoạt động hợp
tác song phương, đồng thời “thể hiện sự coi trọng mà hai nước dành cho
nhau”, đồng thời bao hàm ý nghĩa là “Việt Nam luôn bảo vệ và đề
cao sự tự chủ chiến lược của mình (…) không chấp nhập sức ép, can thiệp của
các nước khác”, bất luận đó là ai, khi mà điều đó “đi ngược lại lợi
ích quốc gia của Việt Nam”.
Vấn đề còn lại là Trung Quốc chấp nhận
để Việt Nam liên kết với một siêu cường khác tới mức độ nào. Lịch sử trong thế
kỷ 20 đã nhiều lần cho thấy Bắc Kinh khó chấp nhận để Việt Nam có một điểm
tựa mạnh mẽ, bất luận đó là Mỹ hay Liên Xô. Nhìn xa hơn nữa, có thể là
không riêng gì với Việt Nam, Trung Quốc đã tìm cách ly gián các
đồng minh của Hoa Kỳ trong khu vực Đông Nam Á, chọc gậy bánh xe vào chiến lược Ấn
Độ-Thái Bình Dương của Washington, như ghi nhận của nhà nghiên cứu Khang Vũ, đại
học Boston, Hoa Kỳ, trên báo The Diplomat ngày 25/08/2021.
***
CÁC NỘI DUNG LIÊN QUAN
Hoa
Kỳ khẳng định hậu thuẫn Việt Nam bảo vệ chủ quyền ở Biển Đông
.
Bắc
Kinh tức tối khi bị phó TT Mỹ tố cáo hành vi bắt nạt ở Biển Đông
.
Phó
tổng thống Mỹ đến Việt Nam tìm thêm đối tác kiềm chế Trung Quốc
.
===============================================
.
.
Chuyên
gia: Bà Harris đề xuất nâng tầm đối tác chiến lược, Việt Nam dè chừng
26/08/2021
https://gdb.voanews.com/C3344E59-6C24-4190-AE5B-36F4C6E10C07_w650_r1_s.jpg
Phó Tổng thống Hoa
Kỳ Kamala Harris hội kiến Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính, Hà Nội, ngày
25/8/2021.
Trong chuyến công du Việt Nam, Phó Tổng thống
Hoa Kỳ Kamala Harris ngỏ ý muốn nâng tầm quan hệ hai nước lên mức đối tác chiến
lược, nhưng dường như giới lãnh đạo Hà Nội chưa mạnh dạn “gật đầu”. Các chuyên
gia trong và ngoài nước nêu nhận định với VOA rằng sự “dè dặt” và “thận trọng”
của lãnh đạo Việt Nam cũng dễ nhận biết do Hà Nội muốn giữ thăng bằng trong
quan hệ giữa Bắc Kinh và Washington.
Khi gặp gỡ các nhà lãnh đạo Việt Nam hôm 25/8,
Phó Tổng thống Harris đề xuất nâng tầm quan hệ với Việt Nam từ quan hệ Đối tác
Toàn diện lên thành quan hệ Đối tác Chiến lược, một chỉ định ngoại giao phản
ánh mối quan hệ ngày càng sâu sắc giữa hai nước, theo hãng tin AP.
Tuy nhiên, khi tiếp nữ phó tổng thống Mỹ, Thủ
tướng Việt Nam Phạm Minh Chính nói: “Việt Nam mong muốn tiếp tục phát triển
quan hệ Đối tác Toàn diện ngày càng thực chất, hiệu quả, ổn định lâu dài, vì
hòa bình, hợp tác và phát triển trong khu vực và trên thế giới.”
Tại cuộc hội kiến với Chủ tịch nước Nguyễn
Xuân Phúc hôm 25/8, bà Harris kêu gọi Việt Nam cùng Mỹ thách thức các hành vi
“bắt nạt” của Trung Quốc ở Biển Đông.
Cũng chính tại cuộc hội kiến với ông Phúc, giới
báo chí bị hộ tống ra khỏi cuộc họp trước khi các quan chức Việt Nam bình luận
về đề xuất nâng cấp ngoại giao của bà Harris, theo trang Bloomberg.
VIDEO :
Phó
TT Harris kêu gọi Việt Nam cùng Mỹ phản đối Trung Quốc ‘bắt nạt’
Giới chuyên gia nêu nhận định với VOA rằng Việt
Nam cũng muốn nâng cấp quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ lên mức Đối tác Chiến lược,
nhưng còn lo ngại vì động thái này sẽ khiến Bắc Kinh tức giận.
Ông Gregory Poling, Giám đốc chương trình Sáng
kiến Minh bạch Hàng hải châu Á thuộc Viện nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) ở
thủ đô Washington, nhận định với VOA qua email hôm 25/8:
“Các nhà lãnh đạo Việt Nam, vẫn như mọi khi, luôn cố
gắng cân bằng một cách thận trọng giữa việc làm sâu sắc hơn quan hệ với Hoa Kỳ
và duy trì sự ổn định với Trung Quốc.”
“Bắc Kinh cực kỳ lo lắng về mối quan hệ hợp tác an ninh
Việt - Mỹ ngày càng phát triển và đang gây áp lực đáng kể lên Hà Nội, điều này
có thể thấy trong tuần này khi Đại sứ Trung Quốc yêu cầu một cuộc gặp vào phút
cuối với Thủ tướng Chính phủ Việt Nam,”
chuyên gia Poling viết.
Vài giờ trước khi Phó Tổng thống Harris đáp
chuyên cơ từ Singapore tới Hà Nội hôm 24/8, Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính
và Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Hùng Ba (Xiong Bo) đã tổ chức cuộc gặp không
báo trước, trong đó ông Chính nói Việt Nam không chọn bên trong chính sách đối
ngoại, theo Reuters.
“Tất cả những điều này giúp giải thích lý do tại sao
Việt Nam do dự việc công khai mối quan hệ “Đối tác Chiến lược” mặc dù mối quan
hệ này thực tế đã là như vậy,” ông Poling nhận định.
Từ thành phố Hồ Chí Minh, Tiến sĩ Hoàng Việt,
một nhà nghiên cứu Biển Đông, nói với VOA:
“Các học giả và giới ngoại giao Việt Nam đều muốn
nâng mối quan hệ này lên tầm đối tác chiến lược…nhưng gặp phải vấn đề Trung Quốc.
Trung Quốc luôn lo ngại rằng Mỹ sẽ lôi kéo các quốc gia, trong đó có Việt Nam,
để chống lại Trung Quốc. Và có lẽ Việt Nam không nhảy vào trò chơi nước lớn
đó.”
“Cuộc gặp giữa ông Hùng Ba và Thủ tướng Việt Nam
cũng nhằm nhắc nhở rằng Việt Nam không nên vượt quá trong quan hệ với Mỹ. Và
đương nhiên phía Việt Nam cũng hiểu vấn đề đó.”
“Chính lúc này, quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc đang
gay gắt, nếu Việt Nam phát triển mối quan hệ với Mỹ sẽ khiến Trung Quốc nghi ngờ
và băn khoăn. Đó là lý do vì sao Việt Nam thận trọng và chưa muốn thúc đẩy quan
hệ Việt – Mỹ lên tầm Đối tác Chiến lược,” Tiến
sĩ Hoàng Việt lý giải.
Trong một cuộc phỏng vấn dành cho VOA, nhà
nghiên cứu Nguyễn Thế Phương thuộc Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn Tp. Hồ Chí Minh, cho rằng chuyến thăm Việt Nam của
Phó Tổng thống Harris có thể giúp Washington củng cố việc “thăm dò” khả năng
nâng cấp mối quan hệ lên tầm chiếc lược với Hà Nội trong tương lai.
Trả lời phỏng vấn trang VietnamNet hôm 24/8, ông
Phạm Quang Vinh, nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam, cựu Đại sứ Việt
Nam tại Mỹ, nói: “Nếu chúng ta nhìn vào mọi khía cạnh song phương, rồi quan
hệ ở tầm khu vực và toàn cầu có thể thấy mọi vấn đề đã trải dài ở cả chính trị,
ngoại giao, kinh tế, khoa học công nghệ, an ninh quốc phòng....Quan hệ Việt - Mỹ
đã ở tầm chiến lược và nói rộng ra, mối quan hệ này mang cả tính toàn diện và
tính chiến lược.”
https://gdb.voanews.com/340056D5-F094-454C-A324-E7D726D5B1B4_w650_r0_s.jpg
Phó Tổng thống Harris phát biểu tại cuộc họp báo ở
Hà Nội chiều ngày 26/8/2021.
Dù không rõ giới lãnh đạo Hà Nội phản hồi như
thế nào trước lời đề xuất của phía Mỹ, nhưng hôm 26/8, bà Harris vẫn kiên trì nỗ
lực kêu gọi các đối tác trong khu vực chống lại hành vi đe dọa và bắt nạt của
Trung Quốc. Bà Harris phát biểu tại cuộc họp báo trước khi kết thúc chuyến thăm
Việt Nam vào chiều ngày 26/8:
“Chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc với Việt Nam để đẩy
lùi các mối đe dọa đối với tự do hàng hải và trật tự quốc tế dựa trên luật lệ.”
“Hoa Kỳ dự định tăng cường sự tham gia và quan hệ đối
tác của chúng ta với các đối tác và đồng minh của chúng ta và hơn nữa và củng cố
lợi ích của chúng ta theo cách hợp tác, cùng nhau đáp ứng những thách thức của
thời điểm hiện tại và thách thức của ngày mai.”
Phó Tổng
thống Harris: Mỹ không ngần ngại lên tiếng về Biển Đông
Cuối
chuyến thăm VN, Phó TT Mỹ tuyên bố 'chúng tôi có mặt ở đây vì các bạn'
Bà nói thêm: “Những vấn đề như Biển Đông,
chúng tôi sẽ lên tiếng, chúng tôi sẽ lên tiếng khi có những hành động mà Bắc
Kinh thực hiện đe dọa trật tự quốc tế dựa trên luật lệ, chẳng hạn như hoạt động
ở Biển Đông. Và vấn đề đặc biệt là tự do hàng hải, đó là một vấn đề sống còn đối
với khu vực này. Tôi đã nói về vấn đề này cả ở Singapore và ở Việt Nam. Và
chúng tôi sẽ tiếp tục làm những gì có thể để đảm bảo rằng chúng tôi luôn cam kết
với các đối tác và đồng minh của mình về những các vấn đề quan trọng này.”
Chuyên gia Poling kỳ vọng: “Phó Tổng thống
Harris mang thông điệp rằng Hoa Kỳ muốn đi theo hướng đó, và tôi hy vọng
Washington sẽ tiếp tục thúc giục Hà Nội về mặt ngoại giao.”
“Thế nhưng Việt Nam cũng phải nhận thức được rằng Việt
Nam phải thận trọng đánh giá giữa lợi và thiệt của việc thực hiện thay đổi đó
vì Trung Quốc chắc sẽ có biện pháp đáp trả cho việc thay đổi này,” ông Poling cảnh báo.
Truyền thông nhà nước Trung Quốc mạnh mẽ lên
tiếng chỉ trích chuyến công du đến Việt Nam của bà Harris, gọi đó là chuyến
công du “gieo rắc mối bất hòa”.
VIDEO : Mỹ
bàn khả năng cấp thêm tàu tuần tra cho Việt Nam
Trang Global Times của Trung Quốc hôm 25/8 viết:
“Mỹ nuôi mộng xúi giục Việt Nam đối đầu với Trung Quốc. Đối với Washington,
không gì tốt hơn nếu một cuộc chiến mới giữa Bắc Kinh và Hà Nội nổ ra. Bà
Harris đề xuất nâng mối quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam từ “Đối tác Toàn diện” lên “Đối
tác Chiến lược”. Bà bày tỏ ủng hộ việc gửi cho Việt Nam thêm một tàu tuần tra của
Cảnh sát biển Hoa Kỳ, để giúp bảo vệ các lợi ích an ninh của nước này ở Biển
Đông.”
Cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc
viết tiếp: “Mỹ muốn dùng thuật “bánh mì và rạp xiếc” để chiêu dụ Việt Nam
vào một cuộc đối đầu chiến lược với Trung Quốc mà đơn giản là Việt Nam không đủ
khả năng làm chuyện đó.”
“Điều này có nghĩa là Washington đang đối xử với người
Việt Nam như những kẻ ngu ngốc. Một nỗ lực như vậy là một sự xúc phạm đối với
trí tuệ chính trị cơ bản của Việt Nam,”
trang Global Times nhận định.
No comments:
Post a Comment