Tác động lan rộng của cuộc
thay đổi quyền lực ở Afghanistan
Pablo
Uchoa
BBC World Service
31 tháng 8 2021, 21:32 +07
https://www.bbc.com/vietnamese/world-58385628
Các sự kiện chính
trị tại Afghanistan có tác động tới toàn khu vực và cả nhiều nơi khác trên thế
giới
Vào lúc Taliban đang dần ổn định trong vai trò là
nhà cầm quyền mới tại Afghanistan, các quốc gia khác đang chạy đua trong việc
thích nghi với sự thay đổi quyền lực này.
Sự xáo trộn trong các trao đổi ngoại giao đã
diễn ra tại nhiều thủ đô các nước trên thế giới, từ Moscow cho tới Bắc Kinh, từ
Berlin cho tới Islamabad.
Taliban thu được nhiều vũ
khí, khí tài Mỹ hiện đại
Nguồn gốc Taliban, làm thế
nào ‘thắng Mỹ’?
Taliban sản xuất bao nhiêu
thuốc phiện?
Và, như cuộc đánh bom kép nhắm vào sân bay
Kabul hôm 26/8 cho thấy, các nhóm nổi dậy cũng đang có những phản ứng đối với
việc Taliban lên nắm quyền.
Lợi ích mà những thế lực này đạt được hay mất
đi là thế nào sau khi Taliban cầm quyền? Dưới đây là những ảnh hưởng có thể có
từ việc thay đổi quyền lực ở Afghanistan đối với một số thế lực quốc tế quan trọng.
Pakistan
Khoảng 1,4 triệu
người Afghanistan đã đăng ký tị nạn tại Pakistan, nhưng ước tính còn rất nhiều
người khác chưa đăng ký
Quốc gia láng giềng của Afghanistan có rất nhiều
thứ để được hoặc mất từ việc thay đổi quyền lực tại Kabul.
Hai nước có chung đường biên giới 2.400km, và
1,4 triệu người tị nạn Afghanistan hiện đang đăng ký tại Pakistan với rất nhiều
người nữa được cho là đang sống tại đó mà không có giấy tờ.
Biden cảnh cáo có khả năng
còn thêm cuộc tấn công khác vào sân bay Kabul
Afghanistan: Mỹ bị áp lực
về thời hạn sơ tán
'Hỗn loạn' ở Afghanistan
là thất bại 'rõ ràng' của chính quyền Biden
Do vậy, nước này thiệt hại rất nhiều từ tình
trạng bất ổn tại Afghanistan.
Nhưng đây có lẽ cũng là nước có mối quan hệ gần
gũi nhất với Taliban.
Taliban, có nghĩa là "sinh viên"
trong tiếng Pashto, nổi lên từ hồi đầu thập niên 1990 vùng bắc Pakistan, nơi có
hàng chục triệu dân cùng nói ngôn ngữ này với người ở bên kia biên giới,
thuộc Afghanistan.
Nhiều người Afghanistan ban đầu gia nhập phong
trào này là những người đã được đào tạo tại các trường tôn giáo (madrasas)
Pakistan.
Tuy luôn bác bỏ việc đã giúp đỡ Taliban, nhưng
Pakistan là một trong ba quốc gia duy nhất, bên cạnh Ả-Rập Saudi và Các Tiểu
Vương quốc Ả Rập Thống nhất (UEA) công nhận nhóm này khi khi họ lên nắm quyền tại
Afghanistan hồi thập niên 1990.
Pakistan cũng là quốc gia cuối cùng cắt đứt
quan hệ ngoại giao với Taliban.
Các nước láng giềng có nhiều người
Afghanistan đến nhất trong năm 2020
Mặc dù mối quan hệ về sau đã trở nên không
suôn sẻ , Umer Karim, một học giả vãng lai từ viện nghiên cứu Royal United
Services Institute London (RUSI) nói rằng "cảm nhận chung giữa các nhà ra
chính sách tại Pakistan là họ đã được một số lợi ích" vào thời điểm này.
Với những người tại Pakistan nhìn thế giới
thông qua lăng kính cạnh tranh với Ấn Độ thì việc Taliban lên nắm quyền đồng
nghĩa với việc ảnh hưởng của Ấn Độ tại Afghanistan sẽ bị giảm bớt.
Karim nói rằng "Pakistan đặc biệt lo lắng
về sự hiện diện của các văn phòng lãnh sự Ấn Độ ở dọc biên giới Afghanistan-Pakistan,
tại các thành phố như Jalalabad và Kandahar.
"Họ coi đây như những nhà bảo trợ chính
cho các thành phần chống Pakistan, chẳng hạn như nhóm Tehreek-e-Taliban
Pakistan ở miền Bắc và một số các nhóm nổi dậy Baloch ở miền Nam."
Với việc Taliban lên nắm quyền, Pakistan tin rằng
họ có thể sẽ tái thiết lập được ảnh hưởng của mình, Karim nói.
"Hầu hết hoạt động thương mại của
Afghanistan diễn ra thông qua Pakistan, kể cả các sản phẩm cơ bản như bột mì, gạo,
rau quả, xi măng và vật liệu xây dựng," ông nói.
Thêm vào đó, Pakistan muốn tạo ra một "cầu
nối kinh tế đường bộ" với các quốc gia Cộng hòa Trung Á thông qua
Afghanistan, nhằm kết nối nước này với nền kinh tế khu vực rộng lớn hơn.
Sự phụ thuộc kinh tế này có thể sẽ khiến
Taliban muốn hợp tác với Pakistan trong một loạt các vấn đề, gồm cả vấn đề an
ninh.
"Một chính phủ Taliban đã phải đối diện với
sự cô lập toàn cầu thì sẽ không thể chống lại Pakistan," Karim nói.
Nga
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/F285/production/_120258026_whatsubject.jpg
Military officers
from Russia, Uzbekistan and Tajikistan carry out a joint drill near the
Tajik-Afghan border on 10 August
Nước Nga vẫn còn nhớ cuộc chiến kéo dài cả thập
kỷ và sự thất bại của Liên Xô trước các thành phần nổi dậy Afghanistan trong thời
gian từ 1979 tới 1989.
Mặc dù ngày nay lợi ích của Nga tại
Afghanistan là không đáng kể, nhưng sự bất ổn tại Afghanistan lúc này có thể sẽ
có ảnh hưởng to lớn tới các quốc gia láng giềng của Nga ở miền Bắc, vốn là các
cựu thành viên Liên bang Xô viết vẫn còn những quan hệ gần gũi với Nga.
Mối quan tâm chính của Nga là liệu Afghanistan
có trở thành nơi trú ẩn an toàn cho các nhóm thánh chiến từ vùng Caucasus hay
không, đặc biệt là những nhóm có liên hệ với tổ chức tự xưng là Nhà nước Hồi
giáo (IS), vốn là kẻ thù của cả Nga và Taliban.
Người Afghanistan có vài lựa chọn khi bỏ chạy
Moscow đã nhanh chóng công nhận quyền lực của
Taliban và bắt đầu có các liên hệ với nhóm này ngay từ trước khi binh lính
phương Tây bắt đầu rút lui.
Fyodo Lukyanov, biên tập viên tạp chí Russia
in Global Affairs, nói với BBC rằng Moscow sẽ tiếp tục "chính sách
kép" của mình trong vấn đề Afghanistan.
"Một mặt nỗ lực kết nối với Taliban trong
các mối quan hệ nhằm đảm bảo an ninh chính trị. Mặt khác, Nga đang đưa ngày
càng nhiều lính tới Tajikistan và hợp tác quân sự ráo riết với Tajikistan và
Afghanistan để ngăn chặn những kẻ cực đoan từ lãnh thổ Afghanistan xâm nhập vào
các nước này," ông nói.
Nhìn rộng ra thì việc Mỹ rút lui khỏi vùng
Trung Á sẽ làm giảm ảnh hưởng của Washington đối với khu vực, và Nga coi đó là
cơ hội để mình gia tăng ảnh hưởng.
"Điều tốt cho chúng tôi thì là điều xấu
cho người Mỹ, và điều xấu cho chúng tôi thì là điều tốt cho người Mỹ. Ngày nay,
tình hình đang xấu cho người Mỹ và do đó là tốt cho chúng tôi," Arkady
Dubnov, phân tích gia chính trị tại Moscow nói với ạp chí Financial Times.
Trung Quốc
Các lợi ích của Trung Quốc tại Afghanistan
liên quan tới cả kinh tế và an ninh.
Với việc rút quân của Hoa Kỳ, các công ty
Trung Quốc đang trong vị thế tốt để khai thác tiềm năng khai mỏ của
Afghanistan, trong đó gồm cả khai thác đất hiếm, chất liệu sử dụng để sản xuất
microchip và các sản phẩm công nghệ cao.
Trữ lượng của Afghanistan được các chuyên gia
Hoa Kỳ ước tính trị giá 1.000 tỷ đô la, còn theo tính toán của chính phủ
Afghanistan thì cao gấp ba lần mức đó
Nhưng các công ty Trung Quốc vẫn đang cân nhắc
với những rủi ro chính trị và an ninh, như Hoàn Cầu Thời báo của Trung Quốc tường
thuật hôm 24/8.
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/11995/production/_120258027_whatsubject.jpg
Ông Tập Cận Bình
(trái) và ông Vladimir Putin (phải) đồng ý hợp tác chống lại bất kỳ mối đe dọa
nổi dậy nào có thể đến từ Afghanistan
Thêm vào đó, khả năng của các hãng trong việc
tự hoạt động tại Afghanistan sẽ phụ thuộc vào việc họ có bị ảnh hưởng bởi bất kỳ
lệnh cấm nào mà Phương Tây có thể đưa ra hay không, báo này nói.
Các công ty tư nhân Trung Quốc đang rất nóng
lòng được xâm nhập vào một thị trường trong đó "có hàng ngàn thứ đang chờ
để được hoàn tất", theo Hoàn Cầu Thời báo.
Nhìn từ khía cạnh chiến lược, chính phủ Trung
Quốc có lý do tốt để tham gia nhiều hơn vào Afghanistan - quốc gia nằm tại vị
trí giao thương quan trọng cho sáng kiến vành đai kinh tế Con đường Tơ lụa
Trung Quốc, vốn liên quan tới các dự án thương mại và hạ tầng ở cả Iran và
Pakistan.
Và cũng giống như Moscow, Bắc Kinh lo ngại về
việc Afghanistan, nước có biên giới chung tuy không quá dài với Trung Quốc có
thể được sử dụng làm nơi trú ẩn an toàn cho các nhóm cực đoan trong khu vực, đặc
biệt là khi tính tới tình hình tại Tân Cương.
Jonathan Marcus, phân tích gia ngoại giao và
là cựu phóng viên BBC, nói rằng Trung Quốc "có chung một đoạn đường biên
giới ngắn với Afghanistan. Nước này đang tích cực đàn áp nhóm người Hồi giáo
thiểu số ở nước mình và rất quan ngại về khả năng các nhóm khủng bố Hồi giáo cực
đoan chống Bắc Kinh có thể sử dụng Afghanistan làm căn cứ để tấn công. Không
nghi ngờ gì, giới ngoại giao Trung Quốc trong những tuần gần đây đang rất ráo
riết trong việc ve vãn Taliban."
Trong một cuộc điện thoại hôm 25/8, Chủ tịch
Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đồng ý sẽ sẵn sàng
đẩy mạnh các nỗ lực nhằm chống lại những mối đe dọa về chủ nghĩa khủng bố và
buôn lậu ma túy đến từ trong lãnh thổ Afghanistan.
Iran
Việc Taliban bị cô
lập trên toàn cầu sẽ có lợi cho Iran, theo Umer Karim
Iran đã có sự kết nối với Taliban "trong
một số năm", Karim nói, đặc biệt là thông qua Lực lượng Quds, một chi
nhánh của Quân đoàn Phòng vệ Cách mạng Hồi giáo (Islamic Revolutionary Guard
Corps - IRGC) - một nhóm chuyên tiến hành chiến tranh không quy ước và bị Hoa Kỳ
coi là một nhóm khủng bố.
Karim nói nhóm này "tiếp tục duy trì mối
quan hệ hợp tác với Taliban".
"Họ đã tiếp đón các lãnh đạo Taliban và
cũng đã cung cấp vũ khí cùng những ủng hộ tài chính. Đổi lại, Taliban đã hỗ trợ
nhiều hơn đối với người Shia Afghanistan, đặc biệt là cộng đồng người Hazara,
và đó là lý do vì sao các vùng đất chính của người Hazara đã rơi vào tay
Taliban mà không cần tốn một viên đạn."
Tuy nhiên, bất chấp việc Taliban đã mềm hoá
quan điểm, vẫn có một số tường thuật nói về tình trạng các tay súng Taliban đối
xử tệ đối với cộng đồng thiểu số Hazara.
Sự cô lập Afghanistan trên toàn cầu có thể sẽ
khiến Iran tăng ảnh hưởng của mình đối với nước này, Karim nói.
"Iran cũng sẽ quan tâm tới việc có thể có
được và phân tích, mổ xẻ một số các thiết bị drone tân tiến, hỏa tiễn và các hệ
thống vũ khí khác mà Hoa Kỳ đã bỏ lại hoặc hiện đang trong tay Taliban để dùng
cho các chương trình sản xuất vũ khí quốc phòng của mình."
Đem lại sự ổn định cho Taliban cũng sẽ làm giảm
bớt dòng người di dân tới Iran, nơi vốn đang tiếp nhận 780.000 người tị nạn và
xin tị nạn Afghanistan, theo Cao uỷ Tị nạn Liên Hiệp Quốc.
Các nước phương
Tây
Các nhà lãnh đạo Phương Tây có lẽ sẽ nỗ lực
đưa ra hình ảnh thành công của một chiến dịch quân sự 20 năm, nhưng không nghi
ngờ gì, Taliban tin tưởng rằng chiến thắng thuộc về họ.
"Chúng tôi đã chiến thắng cuộc chiến và
người Mỹ đã thua," một lãnh đạo Taliban nói với Secunder Kermani của BBC hồi
tháng Tư, thậm chí ngay cả trước khi họ có chiến dịch chiến thắng thần tốc tại
mọi thành phố lớn và thủ đô.
Với Hoa Kỳ và các đồng minh phương Tây, việc
xây dựng hình ảnh của mình sau thất bại to lớn này sẽ mất một thời gian.
Nhưng phát biểu tại Quốc hội Đức hôm 25/4, Thủ
tướng Angela Merkel nói việc rút quân "không có nghĩa là chấm dứt các nỗ lực
bảo vệ những người Afghanistan từng hỗ trợ phương Tây và giúp đỡ những người
Afghanistan bị bỏ lại trong tình trạng khẩn cấp do sự trở lại nắm quyền của
Taliban".
"Mục tiêu của chúng ta phải là đảm bảo an
toàn ở mức tối đa có thể đối với những gì đã đạt được tại Afghanistan trong
vòng 20 năm qua," bà nói.
Phát biểu tại cuộc họp trực tuyến khối G7 hôm
24/8, Chủ tịch Hội đồng EU Charles Michel nói rằng hiện còn "quá sớm để
quyết định chúng ta sẽ phát triển kiểu quan hệ nào với nhà cầm quyền mới tại
Afghanistan".
Mối quan hệ mới này sẽ phụ thuộc vào
"hành động và thái độ của chế độ mới", Michel nói.
"Cả trong việc cần phải bảo vệ những
thành quả đã đạt được về mặt chính trị kinh tế và xã hội cho người dân
Afghanistan, và nhân quyền dành cho họ, đặc biệt là những quyền dành cho phụ nữ,
các bé gái và các cộng đồng thiểu số. Và trong vấn đề nghĩa vụ quốc tế đối với
Afghanistan - cụ thể là trong lĩnh vực an ninh, cuộc chiến chống khủng bố và chống
nạn buôn bán ma túy."
Ngăn ngừa một làn sóng mới người tị nạn và người
xin tị nạn cũng sẽ là một mối ưu tiên hàng đầu của các quốc gia phương Tây,
ngoài việc nỗ lực ngăn chặn Afghanistan trở thành nơi dung dưỡng chủ nghĩa cực
đoan.
Mối đe dọa này thể hiện một cách rõ rệt trong
các cuộc tấn công gần sân bay mà nhóm tự xưng là Nhà nước Hồi giáo tỉnh
Khorasan (viết tắt là ISIS-K hoặc ISKP) - một nhóm có liên hệ với IS tại
Afghanistan - đã đứng ra nhận trách nhiệm.
Phát biểu sau cuộc tấn công, Tổng thống Hoa Kỳ
Joe Biden nói rằng những kẻ đã thực hiện vụ tấn công sẽ "bị truy lùng bằng
được".
"Với những kẻ đã hiện vụ tấn công này
cũng như bất kỳ những ai muốn gây hại cho nước Mỹ, hãy biết rằng: Chúng tôi sẽ
không tha thứ. Chúng tôi sẽ không quên. Chúng tôi sẽ săn lùng các người và khiến
các người phải trả giá. Tôi sẽ bảo vệ các lợi ích của chúng tôi và của nhân dân
chúng tôi bằng mọi biện pháp tôi có," ông nói.
Một phần của Thỏa thuận Doha giữa Taliban và
Hoa Kỳ quy định rằng Taliban phải cấm các nhóm cực đoan sử dụng lãnh thổ
Afghanistan làm căn cứ để tổ chức các cuộc tấn công nhằm vào Hoa Kỳ hoặc các đồng
minh của Hoa Kỳ.
Vụ tấn công gần đây tại sân bay Kabul cho thấy
những nhóm này đã có mặt bên trong Afghanistan và đang hoạt động mạnh.
Các nhóm Hồi giáo
cực đoan
Như cuộc tấn công cho thấy, không chỉ chính phủ
các nước mới phải lo thích nghi với trật tự mới trong khu vực.
Quyền lực mới của Taliban tác động tới sự cân
bằng sức mạnh giữa các nhóm nổi dậy.
Một mặt, các chuyên gia cảnh báo về khả năng
tái nhóm của al-Qaeda - tổ chức đã tiến hành các vụ tấn công 11/9 tại Hoa Kỳ, từ
đó dẫn tới việc Hoa Kỳ và đồng minh đưa quân vào Afghanistan hồi 2001.
Mặt khác, các nhóm thánh chiến được IS truyền
cảm hứng nay sẽ "bị áp lực phải chứng tỏ vai trò liên quan của mình",
Sana Jafffrey, giám đốc Viện Phân tích Sách lược Xung đột (Institute for Policy
Analysis of Conflict - IPAC) từ Jakarta, nói.
Các nhóm ủng hộ IS đã "lên án" chiến
thắng của Taliban là "một thứ có được từ thỏa thuận bất chính với Hoa Kỳ
thay vì là một cuộc thánh chiến chân chính," Jafffrey nói với BBC.
Nhưng ngay cả như vậy thì chiến thắng của
Taliban vẫn được coi là "tin tốt lành nhất mà các nhóm al-Qadea từng chứng
kiến kể từ một thời gian dài qua", bà nói.
"Trong phạm vi Đông Nam Á, chúng tôi nhìn
thấy trên các trang mạng xã hội do các nhóm cực đoan điều hành và cả các tuyên
bố chính thức của họ nữa, đều là thái độ ăn mừng nói chung trước thực tế là
Taliban đã chiến thắng."
"Thông điệp chính mà họ đưa ra, đó là sự
kiên cường, bền bỉ đã đem lại kết quả. Và không nghi ngờ gì, điều này sẽ truyền
cảm hứng cho nhiều kẻ cực đoan trong khu vực."
***
TIN LIÊN QUAN
.
Taliban: Từ AK47 lên trực
thăng Black Hawk, xe Humvee và súng Mỹ
30 tháng 8 năm 2021
.
Nguồn gốc Taliban, làm thế
nào ‘thắng Mỹ’?
17 tháng 8 năm 2021
.
Afghanistan: Biden cảnh
báo có thể còn một cuộc tấn công khác vào sân bay Kabul
29 tháng 8 năm 2021
.
Afghanistan: Taliban sản
xuất bao nhiêu thuốc phiện?
27 tháng 8 năm 2021
.
Afghanistan: Mỹ đặt mục
tiêu hoàn tất việc sơ tán trước thời hạn
24 tháng 8 năm 2021
.
'Hỗn loạn' ở Afghanistan
là thất bại 'rõ ràng' của chính quyền Biden
20 tháng 8 năm 2021
No comments:
Post a Comment