Covid-19 và
cà phê: Phong tỏa ở VN làm tăng lo ngại về nguồn cung toàn cầu
BBC
Tiếng Việt
30 tháng 8 năm 2021 18:52 +07
https://www.bbc.com/vietnamese/business-58384546
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/85A5/production/_120331243_gettyimages-1040971784.jpg
Một người bán hàng
trong một cửa hàng bán sản phẩm cà phê ở Việt Nam
Tình trạng phong tỏa ở Việt Nam đang làm tăng thêm
mối lo ngại có sẵn về nguồn cung cà phê toàn cầu, khi thành phố lớn nhất của quốc
gia Đông Nam Á này vẫn đang trong tình trạng bế quan.
Thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm xuất khẩu của
Việt Nam, đã bị những hạn chế gây khó khăn về giao thông, đi lại sau gia tăng của
các trường hợp biến thể Delta của virus corona.
Việt Nam là quốc gia sản xuất robusta chính,
loại cà phê có vị đắng được sử dụng trong cà phê hòa tan và một số loại cà phê
espresso.
Giá cà phê robusta bán buôn đã tăng khoảng 50%
trong năm nay.
Việt
Nam: Người khổng lồ ngành cà phê
Kinh tế Anh phục hồi, nhờ
giảm bớt hạn chế Covid-19
Chống Covid-19: Thủ tướng
Phạm Minh Chính nên làm 'Tổng Tư lệnh'?
Đi chợ hộ tại TP HCM:
Quân đội 'chào thua', shipper trở lại
Uống cà phê hàng ngày
có lợi cho sức khỏe
Việc phong tỏa Thành phố Hồ Chí Minh đồng
nghĩa với việc các nhà xuất khẩu của Việt Nam đang gặp khó khăn trong việc vận
chuyển hàng hóa, bao gồm cả hạt cà phê, đến các cảng để vận chuyển đến khắp thế
giới.
Các hạn chế đi lại cũng là một vấn đề khác đối
với các nhà xuất khẩu vốn đã phải đối mặt với tình trạng thiếu container vận
chuyển nghiêm trọng và chi phí vận chuyển tăng cao.
Thành phố Hồ Chí Minh và các cảng của thành phố
là một phần quan trọng của mạng lưới vận chuyển toàn cầu chạy từ Trung Quốc đến
Châu Âu.
Hiệp hội Cà phê-Ca cao Việt Nam và các tổ chức
thương mại khác đã kêu gọi chính phủ nới lỏng các hạn chế để tránh tiếp tục chậm
trễ đối với các lô hàng và các chi phí liên quan.
Tuần trước, Bộ trưởng Giao thông vận tải Việt
Nam đã yêu cầu các cơ quan chức năng khu vực ở phía Nam có hành động nhằm giảm
bớt gánh nặng không cần thiết cho việc vận chuyển hàng hóa, bao gồm cả cà phê.
Những vấn đề mà các nhà sản xuất Việt Nam phải
đối mặt chỉ là vấn đề mới nhất đối với ngành cà phê.
Brazil, nhà sản xuất hạt cà phê arabica hảo hạng
lớn nhất thế giới, đã trải qua một vụ mùa không thật thành công, do ảnh hưởng bởi
hạn hán và sương giá.
Đợt sương giá tồi tệ nhất ở Brazil kể từ năm
1994 đã đẩy giá hạt cà phê chưa rang lên mức cao nhất trong vòng 7 năm qua.
Theo các báo cáo, thiệt hại do sương giá gây
ra nghiêm trọng đến mức một số nông dân trồng cà phê có thể cần phải trồng lại
cây, có nghĩa là họ phải mất tới ba năm mới có thể có sản phẩm trở lại.
Tác động của
Covid-10 lên cà phê Việt Nam
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/3B6D/production/_120331251_gettyimages-924884156.jpg
Cà phê là một trong
những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ chốt của Việt Nam trong nhiều thập niên
qua
Đầu tháng 8/2021, một bản tin trên trang mạng
chính thức của Bộ Công - Thương Việt Nam đã đưa ra một số đánh giá về dung lượng
thị trường nhập khẩu cà phê của 10 thị trường lớn trên thế giới và thị phần của
Việt Nam, mà về chiều hướng trong thời gian tới đây có thể vẫn còn tính thời sự.
Bản
tin này cho biết:
"Trong 5 tháng đầu năm 2021, cho dù dịch
Covid-19 diễn biến phức tạp, nhiều nền kinh tế lớn như: Hoa Kỳ, châu Âu và một
số quốc gia châu Á vẫn tăng nhập khẩu cà phê.
"Đối với ngành cà phê Việt Nam, diễn biến phức
tạp của làn sóng Covid-19 lần thứ tư khiến hoạt động sản xuất, thu hoạch gặp
nhiều khó khăn. Tình trạng thiếu container rỗng kéo dài và giá cước phí tăng
cao làm giảm sức cạnh tranh của mặt hàng cà phê Việt Nam tại các thị trường xuất
khẩu.
"Trong 5 tháng đầu năm 2021, hầu hết các thị
trường nhập khẩu lớn tăng nhập khẩu cà phê từ các thị trường khác, nhưng giảm từ
Việt Nam.
"Với diễn biến phức tạp của làn sóng Covid-19 lần
thứ tư tại Việt Nam, dự báo xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang các thị trường
nhập khẩu lớn như: Hoa Kỳ, châu Âu sẽ vẫn gặp khó khăn trong ngắn hạn..."
Không lâu trước đó, truyền thông Việt Nam cũng
đã có dự phóng về tình hình khó khăn của cà phê nước này trong đại dịch
Covid-19 và làn sóng bùng phát mới của năm 2021.
Một bài trên báo điện tử Lao
Động thuộc Công đoàn Việt Nam cho hay xuất khẩu cà phê vẫn khó
khăn do COVID-19 và cước vận chuyển quá cao.
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/EB99/production/_120331306_gettyimages-1277561002.jpg
Việc vận chuyển cà
phê thu hoạch, chế biến ở Việt Nam trước thời gian phong tỏa, giãn cách từng diễn
ra thuận lợi cho chuỗi cung ứng từ sản xuất, chế biến, phân phối, vận chuyển tới
xuất khẩu
Bài báo dẫn thông tin từ Cục Chế biến và Phát
triển thị trường nông sản Việt Nam cho hay:
"Khối lượng xuất khẩu cà phê bốn tháng đầu năm
2021 đạt 563 nghìn tấn và 1,02 tỉ USD, giảm 17,6% về khối lượng và giảm 11,6% về
giá trị so với cùng kỳ năm 2020. Đức, Ý và Nhật Bản tiếp tục là ba thị trường
tiêu thụ cà-phê lớn nhất của Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2021 với thị phần lần
lượt là 14,7%, 8,1% và 7,7%."
Cho rằng Việt Nam kỳ vọng thị trường xuất khẩu
cà phê sẽ khởi sắc hơn tại Châu Á khi trong chừng bốn tháng đầu năm, xuất khẩu
cà phê sang Indonesia, quốc gia cùng khối Asean, tăng tới 74,8%, tuy nhiên theo
bài báo vẫn có những quan ngại nhất định được dự báo:
"Mặc dù ở góc nhìn lạc quan, Cục Chế biến và
Phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn) dự
báo phân khúc cà phê hòa tan chất lượng cao toàn cầu có xu hướng tăng lên do
nhu cầu làm việc tại nhà gia tăng đáng kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát.
"Tuy nhiên, hiện nay việc xuất khẩu cà phê sang
thị trường EU và Hoa Kỳ còn gặp khó khăn do tình trạng thiếu container vận chuyển
dù đã đỡ căng thẳng hơn trước nhưng giá cước vẫn cao. Các chuyên gia trong
ngành dự báo, thời gian tới, xuất khẩu cà phê Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều
khó khăn," bài báo trên báo điện tử
Lao Động cho biết.
***
TIN LIÊN QUAN
.
Đi chợ hộ tại TP HCM:
Quân đội 'chào thua', shipper trở lại
30 tháng 8 năm 2021
.
Chống Covid-19: Thủ tướng
Phạm Minh Chính nên làm 'Tổng Tư lệnh'?
30 tháng 8 năm 2021
.
Kinh tế Anh phục hồi, nhờ
giảm bớt hạn chế Covid-19
12 tháng 8 năm 202
.
Uống cà phê hàng ngày
có lợi cho sức khỏe
30 tháng 7 năm 2021
No comments:
Post a Comment