Thấy
gì qua chuyến viếng thăm Việt Nam của PTT Mỹ Kamala Harris?
Jackhammer
Nguyễn
27/08/2021
https://baotiengdan.com/2021/08/27/thay-gi-qua-chuyen-vieng-tham-viet-nam-cua-ptt-my-kamala-harris/
Có nhiều điều mà mọi người có thể nhận ra
trong chuyến viếng thăm của Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris tới Việt Nam, tuy
nhiên điều quan trọng nhất, như tác giả Trần Hưng Đạo, trong bài “Chuyện lạ mà quen”, đó là bà Harris rủ Việt Nam về phe
Mỹ để chống lại Trung Quốc, nhưng các vị lãnh đạo Việt Nam cứ ậm à ậm ừ.
Có lẽ tác giả Trần Hưng Đạo cũng không ngạc
nhiên về điều này, rằng Hà Nội vẫn tiếp tục chính sách đu dây cố hữu của họ giữa
Bắc Kinh và Washington.
Tác giả cũng nêu lên “sự cố sức khỏe hội chứng
Havana” làm trì hoãn chuyến đi của bà Harris vài giờ đồng hồ, và cho rằng, có lẽ
phía Mỹ dùng “sự cố” này để dằn mặt Hà Nội về chuyện đu dây, khi trước đó thủ
tướng Phạm Minh Chính vội vã tiếp ông Hùng Ba, đại sứ của Bắc Kinh, cám ơn ông
ta về “món quà” 2 triệu liều vắc xin Trung Quốc, và tuyên bố luôn rằng, Hà Nội
không vào phe ai cả.
Về điểm này tôi không đồng ý với tác giả Trần
Hưng Đạo.
Hội chứng Havana là điều bí ẩn làm đau đầu giới
tình báo Mỹ gần 10 năm nay. Các nhà ngoại giao, nhân viên chính phủ Mỹ ở nước
ngoài dường như bị một kẻ thù nào đó tấn công bằng vũ khí âm thanh, gây tổn hại
sức khỏe, đến nỗi có người phải nghỉ việc.
Có khoảng 200 người Mỹ đã bị tấn công, cùng một
số người Canada. Đầu tiên những người Mỹ ở Havana, Cuba, bị tấn công. Sau đó tại
một số nơi khác như Bắc Kinh, Vienna (Áo) và… Hà Nội, với hai người mắc phải,
và người sau cùng bị “sự cố” vào ngày trước khi chiếc Không Lực Hai của bà
Harris cất cánh từ Singapore.
Theo một số người thạo tin ngoại giao Việt
Nam, thì hai người Mỹ này đã bị “hội chứng Havana” trước khi đến Việt Nam. Điều
này càng làm cho giả định “dằn mặt” của người Mỹ thêm phần chắc chắn.
Theo tôi thì chuyện ông Phạm Minh Chính tiếp
ông Hùng Ba không có gì là quan trọng đối với phía Mỹ. Họ đã quá quen thuộc với
lối ngoại giao phùng mang trợn má, nhưng hớt hơ hớt hải của Bắc Kinh. Họ cũng
chẳng lạ cái chuyện Hà Nội tiếp tục… đu dây. Lần lại lịch sử ngoại giao Hoa Kỳ,
có lẽ ta sẽ không thấy kiểu đòn gió như vậy. “Sự số sức khỏe” xảy ra ngay trước
chuyến đi làm cho người Mỹ “cẩn tắc vô áy náy” mà thôi. Và đó cũng lại là một
thói quen của họ từ xưa đến nay.
Chính vì Hà Nội đu dây nên chuyến ngoại giao của bà
Harris đã được báo chí Mỹ mệnh danh là charming offensive (nếu vui vẻ thì ta dịch là “ngoai giao thân thiện”, nếu bực bội
như Bắc Kinh thì gọi là “ve vãn”).
Mà không chỉ là charming offensive, một hành động
của người Mỹ thường bao gồm nhiều mục tiêu, đúng với thói quen tính toán từ vị
trí một cường quốc toàn cầu của họ (Những người CSVN gọi là “sen đầm quốc tế”).
Một chuyến đi như vậy là để giải quyết nhiều vấn đề đối ngoại, và cả đối nội nữa.
Về đối ngoại thì rõ ràng là chuyến đi này được
dự trù từ lâu, trước những biến cố ở Afghanistan, nhưng là một bước song hành với
việc từ bỏ Afghanistan. Trò chơi lớn (great game) vùng Trung Á đã lỗi thời và tốn
kém, bỏ nó đi để chơi tiếp trò chơi lớn vùng Ấn Độ – Thái Bình Dương là một điều
rất hợp lý.
Như trong một bài trước đây tôi có nói về trọng
tâm của Mỹ không còn là Kabul nữa, mà có thể là Hà Nội, điểm quan trọng trên bức
tường phía Đông, Tokyo-Seoul-Đài Bắc-Hà Nội-Singapore, ngăn chặn sự bành trướng
của Bắc Kinh.
Trên cái trục này, Washington không phải tốn
kém vào cái gọi là “xây dựng quốc gia” nữa, vì các nước này đều là những nước
đang được điều khiển bởi những chính quyền mạnh, và có cùng lợi ích với Mỹ.
Về đối nội, rất có khả năng là bà Harris được
giao trọng trách ngoại giao đi Đông Nam Á lần này chính là kế hoạch chuẩn bị thế
hệ lãnh đạo tương lai của đảng Dân chủ Mỹ, với một Harris có quan điểm trung tả,
phù hợp với đại đa số cử tri của đảng này, một loại standard bearer, dạn dày
chính trường Hoa Kỳ, nhưng còn lạ lẫm về đối ngoại. Bà Harris đã được giao chuyện
di dân từ Nam Mỹ, một chức trách tạo điều kiện cho bà thực hiện chuyến đối ngoại
đầu tiên tới Mexico và Guatemala.
Khi đã quyết định charming (“duyên dáng” cũng
được mà “ve vãn” cũng được) thì có sá gì cái chuyện đỏng đảnh của đương sự! Một
triệu liều vắc xin Pfizer, một chiếc tàu tuần tra biển đường dài, hàng chục triệu
Mỹ kim viện trợ,… không nằm ngoài cái charming đó.
Nó chưa phải là cái gì lớn lao như hàng tỷ Mỹ
kim vũ khí đối với Đài Bắc, nó mới chỉ là một số vốn nhỏ để đầu tư vào dự án…
Hà Nội.
Huống hồ chi nếu căn cứ vào sự bối rối của ông
Phạm Minh Chính trước người phụ nữ duyên dáng Kamala Harris, hay là lời tán
dương nữ tổng thống Mỹ da màu đầu tiên của ông Nguyễn Xuân Phúc (mà tôi cho là
chân thành), thì ta thấy Hà Nội không dám ỏng ẹo tí nào. Cũng dễ hiểu thôi, họ
đang rối bời vì Covid, họ đang cần thị trường Mỹ như ốc đảo giữa sa mạc cho thời
kỳ hậu Covid.
Cuối cùng, có ba điều mà tôi cho là quan trọng
trong chuyến đi của bà Harris mà khá đông người bỏ qua, đó là xây dựng cơ sở của
Cơ quan phòng chống dịch bệnh Hoa Kỳ ở Đông Nam Á, ngay tại Hà Nội, sát nách
Trung Quốc. Thứ hai là chính thức tổ chức hoạt động cho đội chí nguyện hòa bình
Hoa Kỳ, Peace Corp, và thứ ba là công bố dự án cơ ngơi bề thế của đại sứ quán
Hoa Kỳ tại Việt Nam.
Tất cả chứng tỏ ý định của người Mỹ ở lại lâu
dài trên mảnh đất có đến 100 triệu dân này, mà đa số dân chúng đã rất cảm kích
sau cái charming offensive của bà Harris, như lời cựu đại sứ Việt Nam tại Mỹ,
Nguyễn Quốc Cường, viết trên báo Tuổi Trẻ: Người bạn trong lúc khó khăn là
người bạn đích thực.
No comments:
Post a Comment