Thursday, 18 May 2017

TRUMP DÍNH BẪY TÀU ? (Trần Khải)




18/05/2017

Có vẻ như việc Bắc Hàn hung hăng thử nghiệm đủ thứ phi đạn và nguyên tử... để rồi gài cho Tổng thống Donald Trump phải dịu giọng với nhà nước Bắc Kinh và rồi “lơ đãng” tình hình Biển Đông?

Trong khi lẽ ra, Trump có thể tăng tốc yểm trợ Đài Loan để làm áp lực với Trung Quốc nhằm hy vọng trả giá hời hơn?

Hay phải chăng, chỉ vì Bắc Kinh đồng ý mở thêm thị trường nhập cảng, thế là Trump hài lòng?

Có nhiều câu hỏi, nhiều nghi vấn... bởi vì TQ hung hăng hơn, gài thêm đủ thứ vũ khí nặng ở Trường Sa... và Mỹ vẫn lặng lẽ.

Trên nhật báo The Washington Times hôm 17/5/2017, có bài viết của Đô Đốc hồi hưu James A. Lyons nhận định rằng Tập Cận Bình đánh úp chính phủ Trump băng “lá bài nguyên tử” Bắc Hàn.

Bởi vì bât kê mọi “phản đôi” từ TQ, vũ khi nguyên tử Bắc Hàn ngày càng hiển lộ nguy hiểm hơn.

Và Lyons nói rằng chính TQ và Nga đã giúp thiết lập chương trình nguyên tử Bắc Hàn, và bây giờ có thêm tin rằng Iran đang sử dụng Bắc Hàn làm “phòng thí nghiệm nguyên tử ngoài Iran.”

Chính ba nước TQ, Nga và Iran đã làm nhẹ đi việc trừng phạt Bắc Hàn, theo lời Lyons... Và theo đô đôc này, lẽ ra Trump phải tăng tốc bán và hỗ trợ vũ khí cho Đài Loan để làm áp lực ngược lại.

Có một nguy hiểm nữa: Iran không thử nguyên tử trên lãnh thổ Iran, nhưng lại đưa sang mượn chỗ ở Bắc Hàn... nghĩa là, tương lai Trung Đông sẽ khó thở.

Trong khi đó, bản tin RFA cho biết TQ vừa đi thêm một bước nguy hiểm: Viện dẫn lý do phải ngăn chận hoạt động của lực lượng người nhái quân đội Việt Nam, Trung Quốc cho đặt các dàn phóng hỏa tiễn ở Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa.

Tin này được tờ Quốc Phòng Thời Báo xuất bản tại Hoa Lục phổ biến ngày hôm nay, và được hãng thông tấn Reuters trích dẫn lại.

Bài báo của Trung Quốc cho biết dàn phóng hỏa tiễn chống người nhái NORINCO CS/AR-1 được đặt tại Đá Chữ Thập là dàn phóng có nhiều khả năng khác nhau, từ phát hiện, nhận dạng cho đến tấn công kẻ địch.

Tờ Quốc Phòng Thời Báo của Trung Quốc cũng ghi rõ hệ thống này được đặt để phòng chống hoạt động của lực lượng người nhái Việt Nam, nhắc lại chuyện người nhái quân đội Việt Nam đã đặt nhiều lưới đánh cá ở Hoàng Sa từ hồi tháng Năm 2014.

RFA nhắc rằng Đá Chữ Thập là nơi tranh chấp giữa Việt Nam, Trung Quốc, Philippines và Đài Loan, nhưng Trung Quốc nắm quyền kiểm soát từ năm 1988 đến giờ.

Đây cũng là địa điểm Trung Quốc cải tạo, xây nhiều cầu tầu, bãi đáp trực thăng, trạm radar, đặc biệt xây một đường băng cho máy bay ném bom chiến lược đáp hoặc cất cánh, để không quân của họ có thể hoạt động trong không phận quy mô, kéo dài từ Tây Thái Bình Dương cho đến Ấn Độ Dương.

Hoa Kỳ đã nhiều lần lên tiếng chỉ trích các hành động mang tính quân sự hóa của Trung Quốc, đồng thời Washington cũng khẳng định quyền tự do hàng hải và hàng không bằng những cuộc tuần tra trên không và trên biển, kể cả những hoạt động sát đảo Đá Chữ Thập.

Trung Quốc cũng thường xuyên lên tiếng phản đối những hoạt động của quân đội Mỹ, khẳng định có quyền triển khai cơ sở trên tất cả những hòn đảo mà họ có chủ quyền.

Than ôi, tin Trung Quốc đặt dàn hỏa tiễn tại Đá Chữ Thập được Bắc Kinh phổ biến chỉ ít ngày sau chuyến viếng thăm Trung Quốc của ông Trần Đại Quang, Chủ Tịch Nhà Nước Việt Nam.

Nghĩa là, Việt Nam cũng dính bẫy Tàu?

Bản tin VOA ghi nhận rằng cuộc thao dượt quân sự thường niên của hải quân Mỹ và Philippines năm nay tránh vùng lãnh hải nhạy cảm trong lúc Tổng thống Philippines tiến thêm một bước nữa trong chính sách tăng cường quan hệ kinh tế và chính trị với Trung Quốc, nước tham vọng lớn nhất trong tranh chấp chủ quyền Biển Đông.

Nghĩa là, Philippines “tránh voi chẳng xấu mặt nào”...

Cuộc thao dượt quân sự “Balikatan” từ ngày 8 đến 19 tháng 5 sẽ có bài thực tập cứu hộ thảm họa diễn ra ngoài khơi bờ biển tỉnh Aurora thuộc đảo chính Luzon của Philippines. Cuộc thao dượt quân sự chung năm nay tránh hẳn các vùng lãnh hải có những tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông. Tuyên bố chủ quyền lãnh hải của Bắc Kinh chồng lấn với tuyên bố chủ quyền của Manila tại khu vực ngoài biển phía tây đảo Luzon.

Việc tránh vùng biển có tranh chấp chủ quyền này giúp Tổng thống Rodrigo Duterte thắt chặt hơn quan hệ của Philippines với Trung Quốc sau 4 năm công khai kình chống nhau và đã đưa nhau ra một tòa trọng tài quốc tế.

VOA ghi lời Ông Herman Kraft, Giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Dililman của Philippines, nhận định:

“Tổng thống Duterte chưa bao giờ chuyên tâm vào địa chính trị, có nghĩa là chính sách đối ngoại của ông là chính sách kinh tế, và chúng ta có thể thấy rằng đó là cách mà ông thực sự biện minh hay giải thích cho đường lối tiếp cận của ông với Trung Quốc.”

Trong khi đó, bản tin RFI ghi nhận rằng các chiến hạm của Hoa Kỳ, Singapore và Thái Lan đã tiến hành một cuộc diễn tập chung tại Biển Đông vào tuần trước. Hoa Kỳ muốn thể hiện ý định đa phương hóa các cuộc tập trận với một số nước châu Á đang phải đối mặt với các vấn đề an ninh ngày thêm căng thẳng trong vùng.

Theo trang Defense Daily ngày thứ Hai 15/05/2017, cuộc diễn tập chung CARAT kéo dài 3 ngày. Phía Hải Quân Hoa Kỳ có hai chiến hạm tham gia: Tầu khu trục có tên lửa dẫn đường USS Sterett (DDG-104) và tầu chiến đấu ven biển USS Coronado (LCS 4). Singapore cử chiến hạm RSS Intrepid (FFS 69) và Thái Lan cử chiến hạm HTMS Naresuan (FFG 421).

Theo Hải Quân Hoa Kỳ, bốn tầu cùng tiến hành theo bản kế hoạch từ trước, gồm các hoạt động theo dõi, tập bắn, lên tầu, khám xét và bắt giữ (VBSS), kèm theo là các hoạt động không quân chung và thông tin truyền thông.

Cũng vẫn là xa điểm nóng Biển Đông...





No comments:

Post a Comment

View My Stats