Thursday, 9 February 2017

TÒA PHÚC THẨM GIỮ NGUYÊN PHÁN QUYẾT ĐÌNH CHỈ SẮC LỆNH CỦA ÔNG TRUMP (tin tổng hợp)




VOA Tiếng Việt
10/02/2017

Người biểu tình chống lệnh cấm di dân của ông Trump giơ một biểu ngữ bên ngoài Toà Phúc thẩm tại San Francisco, ngày 07 tháng 02 năm 2017.

Một tòa án phúc thẩm liên bang hôm thứ Năm đã từ chối khôi phục lệnh cấm của Tổng thống Donald Trump nhắm vào hành khách đến từ bảy quốc gia với đa số dân là người Hồi giáo.

Hội đồng gồm ba thẩm phán thuộc Tòa án Phúc thẩm Liên bang Khu vực 9 từ chối ngăn chặn một phán quyết của tòa án cấp thấp hơn đình chỉ lệnh cấm nói trên và cho phép hành khách trước đây bị cấm được nhập cảnh Mỹ. Có phần chắc chính quyền của ông Trump sẽ kháng án lên đến Tòa án Tối cao Hoa Kỳ.

Thẩm phán Khu vực Tư pháp Liên bang James Robart tại thành phố Seattle đã ban hành một lệnh tạm thời dừng lệnh cấm của ông Trump vào tuần trước sau khi hai bang Washington và Minnesota đệ đơn kiện. Lệnh cấm của ông Trump tạm thời đình chỉ chương trình người tị nạn của Mỹ và di dân từ các nước khơi lên mối lo ngại khủng bố.

Các luật sư của Bộ Tư pháp đã kháng án lên Tòa án Phúc thẩm Khu vực 9, lập luận rằng tổng thống có quyền hiến định hạn chế việc nhập cảnh Mỹ và rằng các tòa án không thể phán xét quyết định của ông liệu có cần thiết để ngăn chặn khủng bố hay không.

Các bang thì lập luận rằng lệnh cấm du hành của ông Trump gây tổn hại những cá nhân, doanh nghiệp và trường đại học. Nêu ra lời hứa lúc tranh cử của ông Trump ngăn chặn người Hồi giáo nhập cảnh Mỹ, họ nói rằng lệnh cấm đã vi hiến vì ngăn chặn người dân nhập cảnh dựa trên tôn giáo của họ.

Cả hai bên đều đối mặt với phần chất vấn hóc búa trong một giờ tranh biện qua điện thoại - một bước đi bất thường - và được phát sóng trực tiếp trên các kênh truyền hình tin tức, website các tờ báo và mạng xã hội, thu hút đông đảo người theo dõi.

*
*
RFA   
2017-02-09

Tòa phúc thẩm liên bang bác bỏ lập luận của phía chính phủ Trump, di dân và người tị nạn tiếp tục được phép vào Mỹ.

Sau hai ngày nghe trình bày của luật sư đại diện cho Bộ Tư Pháp và luật sư của bên khởi kiện sắc lệnh cấm di dân, chiều thứ Năm 9/2/2017, Tòa phúc thẩm liên bang khu vực 9 (9th US Circuit Court of Appeals) ở thành phố San Francisco, bang California đã ra phán quyết bác bỏ đơn kiện của Bộ tư pháp Hoa Kỳ.

Như vậy, với phán quyết của Tòa phúc thẩm liên bang, sắc lệnh tạm cấm di dân từ 7 quốc gia Hồi giáo trong vòng 90 ngày và tạm ngưng nhận người tị nạn trên thế giới trong vòng 120 do Tổng thống Donald Trump ký ban hành hôm 27/1/2017 là không có hiệu lực.

*
*
VnEconomy      
08:43 - Thứ Sáu, 10/2/2017

Đề nghị của chính quyền Trump về lập lại sắc lệnh cấm nhập cảnh tạm thời đã không được tòa phúc thẩm chấp nhận...

Tòa án phúc thẩm ở San Francisco ngày 9/2 đã ra phán quyết rằng nước Mỹ tiếp tục mở cửa đón người tị nạn và người có thị thực từ 7 quốc gia trong sắc lệnh cấm nhập cảnh tạm thời của Tổng thống Donald Trump - Bloomberg đưa tin.

Sắc lệnh do ông Trump ký hôm 27/1 cấm nhập cảnh trong vòng 120 ngày đối với toàn bộ người tị nạn và trong vòng 90 ngày đối với công dân 7 nước có phần đông dân số là người theo đạo Hồi, gồm Iraq, Iran, Syria, Libya, Somali, Sudan, và Yemen.

Tiếp đó, hai bang Washington và Minnesota đã đâm đơn kiện phán quyết này lên tòa án liên bang ở Seattle. Thẩm phán James Robart của tòa án này ra phán quyết đình chỉ sắc lệnh của ông Trump. Nhà Trắng kháng cáo lên tòa phúc thẩm ở San Francisco, đòi đưa sắc lệnh có hiệu lực trở lại.

Sau khi xem xét, tòa phúc thẩm đã ra phán quyết vào tối ngày 9/2 theo giờ địa phương, bác bỏ đề nghị của Chính phủ Mỹ về lập lại sắc lệnh cấm nhập cảnh của Tổng thống Trump. Với quyết định này, người tị nạn và công dân 7 nước bị ảnh hưởng bởi sắc lệnh vẫn tiếp tục được nhập cảnh vào Mỹ.

Sau khi phán quyết của tòa phúc thẩm được công bố, Tổng thống Trump tỏ rõ thái độ thách thức và phát tín hiệu rằng Chính phủ của ông sẽ tiếp tục kháng cáo. “Hẹn gặp các ông ở tòa! An ninh của đất nước chúng ta đang lâm nguy!” ông viết trên tài khoản mạng xã hội Twitter cá nhân.

Giới quan sát nhận định chính quyền Trump nhiều khả năng sẽ tiếp tục kháng cáo lên Tòa án Tối cao. Cuộc chiến pháp lý này được dự báo còn tiếp diễn cam go, và được xem là “bài kiểm tra” lớn nhất đối với quyền hành pháp của Trump kể từ khi ông trở thành nhà lãnh đạo nước Mỹ.

Công chúng “có lợi ích trong việc tự do đi lại, trong việc tránh chia cắt các gia đình, và trong việc tránh phân biệt đối xử”, hội đồng xét xử gồm 3 vị thẩm phán nói trong phán quyết đồng thuận tuyệt đối dài 29 trang.

Phán quyết này là một trở ngại lớn đối với Trump, và ngược lại, là một chiến thắng - không chỉ đối với hai bang đâm đơn kiện là Washington và Minnesota, mà còn đối với nhiều công ty công nghệ lớn của Mỹ như Facebook, Google và Microsoft. Những công ty này cho rằng sắc lệnh cấm nhập cảnh của ông Trump cản trở công việc kinh doanh toàn cầu của họ.

Lý do mà ông Trump đưa ra cho sắc lệnh này là tăng cường an ninh quốc gia. Trong khi đó, những người phản đối cho rằng sắc lệnh vi phạm quyền được bảo vệ bình đẳng và đi ngược lại quy định của Hiến pháp Mỹ về cấm thiên vị bất kỳ một tôn giáo nào.

Trump đã có những phản ứng gay gắt kể từ khi sắc lệnh của ông bị dừng. Ông gọi thẩm phán Robart là “cái gọi là thẩm phán”, đồng thời chỉ trích hệ thống tòa án Mỹ. Cách đây ít hôm, ông cảnh báo rằng công chúng hay đổ lỗi cho thẩm phán Robart và hệ thống tòa án “nếu có chuyện gì đó xảy ra”.

-----------------------------
BBC 
10 February 20172   |   From the section US & Canada

A US appeals court has rejected President Donald Trump's attempt to reinstate his ban on visitors from seven mainly Muslim countries.
The 9th US Circuit Court of Appeals said it would not block a lower-court ruling that halted the order.
Mr Trump responded with an angry tweet saying national security was at risk and there would be a legal challenge.
But the unanimous 3-0 ruling said the government had not proved the terror threat justified the ban.
The ruling means that people from Iran, Iraq, Libya, Somalia, Sudan, Syria and Yemen with visas can continue to enter the US.
And refugees from around the world, who were also subject to a temporary ban, are no longer blocked either.
The case is now likely to end up at the highest court, the US Supreme Court.

What did the three appeal judges say?
They rejected the argument, made by the Justice Department on behalf of the US government, that the president had sole discretion to set immigration policy.
The court also said there was "no evidence that any alien from any of the countries named in the order" had committed a terror attack in the US.
They said both sides had made compelling cases.
"On the one hand, the public has a powerful interest in national security and in the ability of an elected president to enact policies.
"And on the other, the public also has an interest in free flow of travel, in avoiding separation of families, and in freedom from discrimination."
But the law stripped foreign arrivals of their rights under the Constitution.

What has the reaction been?
Mr Trump responded to the ruling by tweeting his dissent, and then gave an audio statement saying it was a political decision.


The Justice Department, which made representations to the appeals court on behalf of the White House, said in a statement it was "reviewing the decision and considering its options".
Washington State Attorney General Bob Ferguson, who had sued over the ban, said it was a complete victory for the state.
New York City Mayor Bill De Blasio said: "Here in New York - the safest big city in America - we will always protect our neighbours, no matter where they came from or when they got here. Those are our values."

What it all means - Anthony Zurcher, BBC News, Washington
Donald Trump's lawyers did not make their case. In fact, according to three Ninth Circuit judges, they didn't even really try to make their case. Rather than explaining why the temporary travel ban was needed, the administration argued that the president's authority on immigration was so sweeping that they didn't have to explain why the order was necessary.
According to the court, the government was unable to say why Mr Trump's ban addressed a pressing national security threat that a temporary stay of the order would worsen. The lawyers for the challenging states, on the other hand, convinced the judges that re-imposing the order at this point would create further chaos by infringing on the due process rights of those on US soil, regardless of their immigration status.
By issuing a unanimous, unsigned opinion, the judges avoid accusations of partisan bias, as one of the three was a Republican appointee.
Mr Trump tweeted a sharp "SEE YOU IN COURT" following the decision - but which court?
An appeal to the Supreme Court seems likely, although a better move for the president may be to fight in the lower court until Judge Neil Gorsuch joins a conservative majority on the bench.

How did we get here?
The executive order, at the end of Mr Trump's first week in office, had sparked protests and confusion as people were stopped at US borders.
Then a week later, a federal judge in Seattle issued a temporary restraining order that stopped the ban in its tracks, after Washington state and Minnesota sued.
The Justice Department appealed to the 9th Circuit in San Francisco, which heard oral arguments this week.
Lawyers representing the US government argued that the ban was a "lawful exercise" of presidential authority.
But the two US states said the ban had harmed universities in their states and discriminated against Muslims.
The appeal judges did not rule on the constitutionality or the merits of the law, just on the question of its reinstatement.
The lower court in Seattle must still debate its merits and there are other legal challenges across the country.

More on the Trump travel ban






No comments:

Post a Comment

View My Stats