Thursday, 9 February 2017

QUYỀN HẠN CỦA TỔNG THỐNG (Nguyễn Đạt Thịnh)




Wednesday, 08/02/2017 - 08:06:10

Buổi phân xử của tòa thượng thẩm Hạt 9, hôm thứ Ba 7 tháng 2, 2017, biến thành cuộc tranh luận về giới hạn quyền lực của tổng thống, khi ông August E. Flentje, luật sư của Bộ Tư Pháp nói với Hội Đồng Thẩm Phán tòa thượng thẩm Hạt 9 là Sắc Lệnh cấm dân bảy nước Trung Đông vào lãnh thổ Hoa Kỳ “là quyết định truyền thống về an ninh quốc gia của hành pháp - quyền lực chính trị.”

Thẩm Phán Michelle T. Friedland hỏi lại ông Flentje, “Ông muốn nói là quyết định của tổng thống trên địa hạt an ninh quốc gia là điều bất khả tái xét, phải không?”

Flentje đáp, “Đúng, tôi khẳng định như vậy. Đành là quyền hạn của tổng thống cũng có giới hạn, nhưng tòa không thảo luận về giới hạn đó, mà thảo luận về trọng trách cân nhắc mọi nguy cơ của nền an ninh quốc gia.”

Nghe Thẩm Phán Friedland hỏi tiếp, “Giới hạn quyền lực của tổng thống rộng đến mức nào?” thì ông Flentje nói quanh qua chuyện khác.

Thẩm phán Michelle T. Friedland

Luật sư August E. Flentje

Tòa án tại nhiều địa phương, cũng đang xét xử về Sắc Lệnh Cấm Nhập Cảnh, như tòa Washington và Minnesota; ông Flentje tiên đoán, “Họ còn kiện chính phủ về tội kỳ thị tín ngưỡng.”

Tuy nhiên án lệnh của Thẩm Phán James L. Robart mang tính chất bao trùm nhất, rộng khắp nhất, do đó bị Bạch Cung chọn án lệnh Robart đưa ra tòa.

Thẩm Phán James L. Robart

Đáng lẽ phải đem bản án của Thẩm Phán Robart ra phân tách xem có vi phạm những tiêu lệnh xét xử hay không, thì tòa và luật sư của chính phủ lại đem Sắc Lệnh cấm di dân của tổng thống ra mổ xẻ để tìm xem ông Trump có vượt quyền tổng thống hay không.

Thẩm Phán William C. Canby Jr. hỏi ông Flentje một câu hỏi mang tính chất giả thuyết, “Tổng thống có thể viết Hoa Kỳ cấm không cho một người Hồi Giáo nào vào lãnh thổ Mỹ nữa được không?”

Thẩm Phán William C. Canby Jr.

Thẩm Phán Richard R. Clifton nhận định “những bằng chứng do hành pháp trưng ra để chứng minh có phân biệt tôn giáo không đủ thuyết phục, nhưng quan ngại về khủng bố do người Hồi Giáo thực hiện lại là điều không chối cãi được.”

Tuy nhiên, Thẩm Phán Friedland vẫn không tin vào công dụng của Sắc Lệnh cấm di dân của Tổng Thống Trump là cần thiết và hữu hiệu.

Hội Đồng Thẩm Phán Hạt 9: Richard R. Clifton, William C. Canby và bà Michelle T. Friedland

Bà Friedland chất vấn, “Chánh phủ đã trình bày những bằng cớ chứng minh việc người Hồi Giáo mới nhập cảnh thực hiện hành động khủng bố chưa?”

Ông Flentje xác nhận là chính phủ chưa làm việc đó; ông nói thêm, “Quá nhiều diễn biến quan trọng xảy ra, khiến chúng tôi không làm kịp, mặc dù chúng tôi đã tận lực.”

“Như vậy thì chính phủ khiếu nại quá sớm,”bà Friedland bảo ông.

Một trong những đặc điểm của phiên tòa hôm thứ Ba là tòa không nhóm họp cụ thể, không ai gặp ai cả, họ chỉ tranh biện qua điện thoại; cuộc tranh biện kéo dài khoảng một tiếng đồng hồ; thính giả nghe tranh biện trực tiếp qua hệ thống mạng (website) của tòa.

Ông Flentje quả quyết là Tổng Thống Trump có quyền cấm những người có thể tạo nguy hại cho Hoa Kỳ vào lãnh thổ Hoa Kỳ.

Ông khuyến cáo tòa án không nên chất vấn tổng thống về động lực khiến ông ta ban hành những sắc lệnh tương tự.

Đại diện tiểu bang Washington trong vụ kiện chính phủ, luật sư Noah Purcell nói Tổng Thống Trump từng tuyên bố ông sẽ cấm tuyệt đối không cho người Hồi Giáo nhập cảnh Hoa Kỳ. Ông Purcell còn khuyến khích tòa án tiếp tục điều tra về quan điểm bài Hồi Giáo của ông Trump.

Chấm dứt cuộc tranh biện, ông Flentje tỏ ra lạc quan đến mức nhiều thính giả tưởng là ông thắng cuộc. Ông kêu gọi ba vị thẩm phán trong Hội Đồng Chánh Án Tòa Thượng Thẩm hạt 9 tái phục hồi Sắc Lệnh cấm di dân, dù chỉ tái phục hồi một phần.

“Quyết định đó sẽ bước đầu của một giải pháp,” Flentje nói.

Phần nhượng bộ của chính quyền, sẽ là chính phủ chấp nhận cho những thường trú nhân đang ra khỏi Hoa Kỳ được quyền trở lại.

Thẩm phán Clifton đề nghị, “Chúng ta cần tìm hiểu rõ hơn chủ đích của chính quyền để nhận định chính sách hơn mục đích của Sắc Lệnh cấm di dân.”

Cho đến giờ này, viên chức chính phủ tại các phi trường vẫn phải thi hành án lệnh của Thẩm Phán Robart; nhiều người cho là khó có hy vọng đem Sắc Lệnh cấm người Hồi Giáo ra áp dụng trở lại.

Bế tắc tại Tòa Thượng Thẩm hạt 9 sẽ đưa vấn đề cấm di dân Hồi Giáo vào Mỹ lên Tối Cao Pháp Viện, trong lúc Viện đó lại đang “kẹt” trong thế bất lực vì tương quan 4/4 -một bên là bốn thẩm phán Dân Chủ, bên kia là bốn thẩm phán Cộng Hòa, tình trạng này kéo dài đã cả năm nay, sau cái chết của thẩm phán Antonin Scalin.

Sau hai lần thất bại trong cuộc tranh chấp Trump vs Robart, tổng thống chỉ trích tòa án Hoa Kỳ; ông nói, “Tôi không muốn nói tòa án đã bất công, mặc dù họ thật sự bất công; họ đang đi quá xa vào địa hạt chính trị. Họ nên trở lại địa hạt luật pháp và xét đoán từ góc nhìn đó."

Trong thời điểm hiện nay, vấn đề lớn nhất và hiện đại nhất vẫn còn là cuộc va chạm giữa khối Hồi Giáo cực đoan và thế giới bên ngoài; do đó việc Trump cấm người Hồi Giáo vào lãnh thổ Mỹ vẫn là vấn đề thời thượng nhất.

Qua nhiều cuộc thăm dò quan điểm của quần chúng, người Mỹ vẫn duy trì thái độ chống di dân, tị nạn, và ủng hộ chính sách Trump, như bản thăm dò dưới đây.

Khó khăn về chính sách “chống Hồi Giáo” của Tổng Thống Donald Trump có thể kéo dài suốt nhiệm ký bốn năm của Tổng Thống Donald Trump.

Các tin khác






No comments:

Post a Comment

View My Stats