TMĐ
VIDEO
:
Biểu tình đầu năm tại Quảng Bình 05
.02.2017
Lúc 13h trưa ngày 05 / 02 /2017 (mồng 09 tết âm lịch)
khoảng 1.000 người dân bất ngờ kéo đến trụ sở thôn và nhà trưởng thôn biểu tình
yêu cầu minh bạch việc bồi thường cho những hộ nuôi cá lồng bè bị thiệt hại nặng
nề do Formosa xả thải làm chết cá hàng loạt lồng bè, hiện có 94 hộ nuôi cá,
nhưng cán bộ địa phương chỉ bồi thường cho 79 hộ còn 15 hộ nuôi không được bồi
thường!...
Ngoài ra số người lao động nuôi cá trong tổng số hộ
cũng chưa đồng ý với cách tính bồi thường của nhà cầm quyền địa phương về thiệt
hại lao động gần hơn 10 tháng qua. Bà con đã dùng loa và trống khua vang và hô
khẩu hiệu "đả đảo" ...đừng mị dân...
Yêu cầu nhà cầm quyền bồi thường thỏa đáng cho người
dân lao động nuôi cá bị thiệt hại do Formosa gây ra, nhiều bà con đang hoang
mang số tiền bồi thường từ Formosa có phải đã vào túi ai?... mà đến nay vẫn còn
nhập nhằng chưa chịu bồi thường cho người dân.
------------------------------------------------
6 Tháng 2, 2017
Người biểu tình giơ cao biểu ngữ trước cửa nhà trưởng thôn Cồn Sẻ - hình
từ video clip đăng trên YouTube . YOUTUBE
Một
cuộc biểu tình nổ ra vào trưa hôm 5/2, tức mùng 9 Tết Đinh Dậu, tại xã Quảng
Lộc, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình.
Một số người dân tuần hành tại thôn Cồn Sẻ, đòi phải
cách chức trưởng thôn và phó thôn, đồng thời đòi bồi thường thỏa đáng cho những
hộ nuôi cá lồng bè bị thiệt hại nặng nề sau thảm họa môi trường do công ty
Formosa gây ra.
Trong video clip được lan truyền trên mạng xã hội,
người dân dùng loa, đánh trống, hô khẩu hiệu và giơ các biểu ngữ "Chúng
tôi sẽ không dừng lại nếu không đền bù thỏa đáng", "Chúng tôi không
phải là những con bò ăn cỏ. Đừng mị dân" hay "Yêu cầu đền bù thoả
đáng, minh bạch, công khai" trước địa điểm được cho là nhà ông trưởng
thôn.
Từ Nhà thờ Cồn Sẻ, linh mục Hoàng Anh Ngợi nói với
BBC Tiếng Việt rằng có khoảng 200 đến 300 người tham gia tuần hành, phần lớn
là gia đình và người nhà các gia đình chưa nhận bồi thường.
Vì
sao biểu tình?
Được biết ở thôn Cồn Sẻ có 94 hộ nuôi cá, nhưng cán
bộ địa phương chỉ bồi thường cho 79 hộ, mỗi hộ được nhận khoảng trên 100
triệu đồng cho cả chủ hộ lẫn các lao động kèm theo.
Theo linh mục Ngợi, ông thôn phó là người trực tiếp
làm việc xét bồi thường cho các hộ nuôi cá sau thảm họa Formosa, và người này
đã lập hồ sơ tùy tiện "ưng ai thì cho, mà không ưng ai thì thôi",
khiến 15 hộ không được đưa vào danh sách bồi thường.
Việc ông thôn phó không giải thích lý do loại một
số hộ khỏi danh sách là lý do khiến người dân bức xúc, đòi cách chức trưởng và
phó thôn, vị linh mục coi sóc giáo phận Cồn Sẻ cho biết thêm, bởi đây
"không phải là lỗi của đảng và chính phủ mà là do một người thôi".
Người dân Cồn Sẻ dùng loa và trống đi tuần hành
trong địa phận giáo xứ. YOUTUBE
Sau nhiều tháng cá chết một cách bí ẩn, gây giận dữ
cho công chúng, chính phủ và một trong những nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất,
Formosa Hà Tĩnh, hồi tháng Năm 2016 đã đạt thỏa thuận bồi thường 500 triệu đô
la (tương đương khoảng 11 nghìn tỷ đồng).
Bắt đầu từ hồi tháng Mười, giới chức đã tiến hành bồi
thường lần một cho các nạn nhân sự cố cá chết tại bốn tỉnh miền Trung, với mức
bồi thường được tính theo mức độ thiệt hại được xác nhận.
Trang tin VietnamNet nói số được chi trong đợt này
là 3 nghìn tỷ đồng.
Mới đây, trong những ngày giáp Tết, chính phủ chỉ đạo
tạm cấp kinh phí bồi thường đợt hai, với tổng số tiền khoảng gần 1.700 tỷ đồng.
Cồn Sẻ là một trong những nơi chịu hậu quả nặng nề
nhất sau thảm họa môi trường biển Formosa.
Hồi tháng 7 năm ngoái, gần 3.000 người dân nơi này
đã xuống đường biểu tình ôn hòa yêu cầu chính phủ dừng hoạt động của nhà máy
Formosa mà theo họ là 'thủ phạm huỷ diệt môi trường' biển miền Trung.
Thảm họa cá chết hàng loạt đã làm dấy lên các cuộc
biểu tình phản đối trong dân chúng tại nhiều nơi ở các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng
Bình.
*
No comments:
Post a Comment