Anh Vũ – RFI
Đăng ngày 16-02-2017
Nga
có vẻ đang trở lại hùng mạnh trên trường quốc tế, trong khi quan hệ phương Tây
với Matxcơva ngày càng xấu đi. Trong bối cảnh đó, trên trang dư luận nhật báo
kinh tế Les Echos có bài viết đề cập đến quan hệ giữa phương Tây và nước Nga của
tổng thống Vladimir Putin. Bài phân tích có tựa đề : « Hiểu Putin để xử
lý tốt hơn » của tác giả Robert Skidelsky, giáo sư kinh tế chính trị
thuộc đại học Warwick, Anh Quốc, xung quanh quan hệ căng thẳng giữa các nước
phương Tây và Nga trong thời gian gần đây.
Theo tác giả bài viết, « phía sau chính sách
đối ngoại cứng rắn của tổng thống Nga ẩn dấu một điểm yếu chết người cho nước
Nga : Kinh tế lụi bại khiến cho nước này trở nên mong manh. Putin biết được điều
đó nên đằng sau những hành động khoa chân múa tay vẫn sẵn sàng hợp tác ».
Tác giả ghi nhận thấy mối quan hệ giữa phương Tây và
nước Nga chuyên chế ngày càng thêm căng thẳng. Những căng thẳng đó được ăn sâu bám
rễ trong quan niệm theo đó, phương Tây (đặc biệt là Hoa Kỳ) luôn có những ý đồ
gây hấn tỏ ra hung hăng với Nga.
Bài viết dẫn nhận định ông Dmitri Trenin, giám đốc
viện nghiên cứu chính trị Carnegie Center Moscow : Chính cựu giám đốc tình báo
Mỹ CIA thập niên 1990 Robert Gate đã thừa nhận phương Tây mà chủ chốt là Mỹ đã
đánh giá thấp Nga sau thất bại của họ thời chiến tranh lạnh, rằng người Nga sẽ
còn phải ngậm đắng nuốt cay về thất bại đó dài dài.
Trong bối cảnh đó, theo tác giả bài viết, chủ trương
mở rộng NATO ra tới khu vực Baltic năm 2004 là một sai lầm. Sau khi Liên Xô sụp
đổ, mục tiêu cốt yếu của Liên Minh Bắc Đại Tây Dương là bảo vệ Đông Âu trước sự
phục thù của Nga. Sai lầm đó thể hiện ở chỗ năm 2008, tổng thư ký NATO khi đó
là Jaao Hoop Scheffer tuyên bố : Rồi trong ngày một ngày hai Ukraina sẽ ra nhập
NATO. Tiếp đó đến sự kiện tổng thống Victor Ianoukovitch bị dân chúng nổi dậy lật
đổ, chỉ vì từ chối ký hiệp định thành viên liên kết với EU. Nước Nga nhìn thấy
trong cuộc nổi dậy đó có bàn tay của phương Tây.
Tuy nhiên sự sai lầm đó của phương Tây cũng kéo theo
sai lầm tai hại khác của ông Putin, đó là quyết định can thiệp vào Ukraina và
sáp nhập Crimée. Những việc làm này dẫn đến Nga bị trừng phạt kinh tế, còn
Ukraina bị đẩy hẳn sang phe phương Tây.
Theo tác giả bài báo, giờ đây nền kinh tế già cỗi chính là gót chân Achille của
nước Nga hậu Xô Viết. Cặp lãnh đạo Putin - Medvedev lãnh đạo chính quyền
từ 17 năm qua vẫn không vượt lên được sự lệ thuộc vào dầu mỏ. Cộng thêm với các
trừng phạt kinh tế, nước Nga có thể hùng hổ ở đây đó, nhưng không phải là mạnh.
Để cải thiện quan hệ với Nga, các nước phương Tây phải
hiểu được 3 vấn đề chính :
Thứ nhất trong các đòn về chính sách đối ngoại,
Putin luôn thận trọng. Ông ta có thể tuyên bố đe to búa lớn, nhưng ông cũng hiểu
được giới hạn của mình, không liều lĩnh.
Thứ 2 là luận điểm thế giới đa cực chỉ nhằm khẳng định
nước Nga phải đóng vai trò tích cực trong việc xem xét lại trật tự thế giới do
Mỹ chiếm lĩnh từ lâu nay.
Điểm thứ 3 là Nga cho thấy sẵn sàng hợp tác với Mỹ,
vì lợi ích chung của cả hai.
Tác giả kết luận : « Cuộc xung đột giá trị
giữa hai bên sẽ còn kéo dài. Nhưng nếu phương Tây tỏ tôn trọng đối với nước Nga
và các mối quan tâm của họ, thì các mối quan hệ sẽ được cải thiện ».
*
Mỹ trấn
an các đồng minh NATO
Một chủ đề chính của các báo Pháp ra hôm nay là
tương lai mối quan hệ giữa Washingtonvà NATO nhân cuộc họp các bộ trưởng Quốc
Phòng 28 nước thành viên khối NATO, với tâm điểm là chính sách của tân chính
quyền Mỹ với liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương, sau những lời đe dọa trong
chiến dịch tranh cử của ông Donald Trump sẽ xem lại trách nhiệm đóng góp của Mỹ
với NATO.
Trang nhất nhật báo Le Monde chạy hàng tựa ghi nhận
khối NATO đang đứng trước những ẩn số trong chính sách ngoại giao của Trump và
đang mong đợi Mỹ làm sáng tỏ trong cuộc họp hai ngày tại Bruxelles.
Cuộc họp trở nên quan trọng đặc biệt bởi lần đầu
tiên có sự tham dự của quan chức cao cấp của chính quyền Trump, tân bộ trưởng
Quốc Phòng James Mattis. Le Figaro trong bài có tiêu đề : « Mattis đòi
các nước trong NATO đóng góp thêm » nhận thấy, các nước châu Âu đang rối
tung vì láng giềng Nga nay đang chờ xem chính sách mới của chính quyền Trump đối
với NATO, một công cụ phòng vệ tập thể duy nhất của họ, sẽ ra sao. Tân lãnh đạo
Quốc Phòng của chính quyền Trump đã không làm thất vọng các đồng minh, khi hôm
qua tại trụ sở của NATO khẳng định « Liên minh vẫn là thành tố nền tảng
căn bản đối với Hoa Kỳ » nhưng ông cũng không quên nhắc các nước châu
Âu phải có cố gắng đóng góp quân sự để giảm gánh nặng cho Mỹ . Ông James Mattis
đề nghị các đồng minh phải tăng chi phí quân sự, nếu không Hoa Kỳ có thể sẽ « điều
tiết cam kết của mình » đối với Liên minh.
Cho dù ngân sách NATO và ngân sách quốc phòng của từng
nước là hai vấn đề riêng biệt, nhưng nó có liên hệ đến tiềm lực quốc phòng
chung của khối. Nhìn chung trong nhiều năm gần đây, ngân sách quốc phòng của
các nước thành viên NATO có xu hướng giảm.
Nhưng điều được Le Figaro chú ý tới đó là ông Mattis
chỉ là một tiếng nói trong dàn hợp xướng trống đánh xuôi kèn thổi ngược của ê
kíp chính quyền Trump. Vụ Michael Flynn, cố vấn an ninh quốc gia của tổng thống
vừa rớt đài chỉ sau một tháng là một bằng chứng hùng hồn. Chắc chắn người ta sẽ
còn phải kiên nhẫn chờ tới tận thượng đỉnh NATO dự trù vào cuối tháng 5 tới với
sự có mặt trực tiếp của Donald Trump để biết cụ thể hơn về chính sách của chính
quyền Mỹ với các đồng minh.
*
Hiệp định
tự do mậu dịch EU – Canada được thông qua, nhưng vẫn gây lo ngại
Hồ sơ chính của Libération là hiệp định tự do thương
mại giữa Châu Âu và Canada (CETA) vừa được Nghị Viện Châu Âu thông qua ngày hôm
qua.
Hiệp định này đã và đang gây tranh cãi gay gắt trong
dư luận Pháp cũng như nhiều nước khác trong Liên Hiệp. Libération đặt câu hỏi
trên trang nhất : « Có nên sợ CETA ? ». Ngay từ tháng 3 tới,
90% nội dung Hiệp định sẽ được áp dụng ngay. Tuy nhiên văn kiện cũng phải chờ
Quốc Hội của từng nước trong EU phê chuẩn. Hiện vẫn còn nhiều nước đang lưỡng lự.
Tờ báo nêu ra hai điểm tranh luận chủ yếu : Thỏa thuận
này có kích thích tăng trưởng và tạo thêm công ăn việc làm cho châu Âu ? Theo
Bruxelles thì là có. Nhưng theo Ủy ban việc làm và các vấn đề xã hội của Nghị
Viện Châu Âu thì lại là không…
Libération nhấn mạnh vào khía cạnh pháp lý của hiệp
định lỏng lẻo, tạo điều kiện cho các công ty đa quốc gia thoát khỏi vòng kiểm
soát quản lý của Nhà nước, nhất là trên các chuẩn mực về môi trường.
Bên cạnh đó các báo tiếp tục với những chủ đề bầu cử
Pháp với các hoạt động của các ứng cử viên nhưng trong đó nổi bật vẫn là ứng cử
viên cánh hữu François Fillon, đang tiếp tục sa lầy trong chiến dịch vận động
tranh cử đầy khó khăn. Libération dành nhiều trang báo để nói về tương lai mờ mịt
của ứng cử viên của đảng Những Người Cộng Hòa, vẫn đang tiếp tục vướng vào những
rắc rối tư pháp trong vụ bê bối tuyển dụng vợ con làm thư ký riêng cho mình.
Bên đảng Xã Hội cũng không khá hơn khi nội bộ phân
hóa, ứng viên Benoit Hamon đang vất vả để tập hợp được sự ủng hộ trong đảng.
*
Thể
thao : Paris Saint Germain đem lại hứng khởi mới cho bóng đá Pháp
Một thời sự thể thao được hầu hết các báo Pháp đăng
tải với niềm hân hoan đó là chiến công của câu lạc bộ Pháp Paris Saint Germain
vùi dập câu lạc bộ lừng danh châu Âu Barcelona hôm 14/02 vừa qua với tỷ số 4-0
trong khuôn khổ lượt đi vòng 1/8 Cúp C1 bóng đá châu Âu. Chiến thắng đậm đà và
rất bất ngờ này giúp câu lạc bộ của thủ đô Paris đặt một chân vào tứ kết của giải
đấu lớn nhất trong làng bóng châu Âu.
Le Monde ca ngợi : « PSG bước vào một tầm
vóc mới ». Còn Liberation thì ca ngợi, chiến thắng 4-0, không thể nói
Paris Saint Germain không có tài năng, mà phải nói câu lạc bộ này có rất nhiều
tài năng. Le Figaro thì không ngớt lời ca ngợi công lao của huấn luyện viên mới
của PSG Anay Emery, người đã khiến cho Barça và cả dàn sao hàng đầu thế giới của
họ không còn gì là bí mật. Nhưng đội bóng hàng đầu làng bóng đá châu Âu cũng
như của Tây Ban Nha này vẫn có thể lật ngược thế cờ ở lượt về, đây là điều
không phải hiếm với Barcelona ở các giải đấu lớn. Chiến thắng ở trận lượt đi dù
vang dội, nhưng vẫn chỉ là một nửa của thành công.
-----------------------------
Thùy Dương – RFI
Đăng ngày 16-02-2017
Hôm
qua, 15/02/2017, trong chuyến thăm đầu tiên tới Bruxelles và tham dự cuộc họp với
các bộ trưởng Quốc Phòng của các nước thành viên Liên Minh Quân Sự Bắc Đại Tây
Dương - NATO, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ James Mattis đã trấn an các nước đồng
minh là Hoa Kỳ vẫn ở lại NATO, nhưng ông Mattis cũng cứng rắn yêu cầu các nước
tăng chi phí quân sự.
Từ Bruxelles, thông tín viên RFI Joanna Hostein gửi
về bài tường trình:
« Ngày thứ Tư, 15/02, ở Bruxelles, bộ trưởng
Quốc Phòng Mỹ James Mattis thông báo là người Mỹ vẫn ở lại Liên Minh, nhưng
không phải là một cách vô điều kiện. Ông chủ Lầu Năm Góc phát biểu với báo giới
: « NATO vẫn là trụ cột của Hoa Kỳ và toàn thể cộng đồng các nước hai bên bờ Đại
Tây Dương. Tổng thống Trump đã nói điều ấy. Tổng thống ủng hộ mạnh mẽ Liên Minh
Quân Sự Bắc Đại Tây Dương. Nhưng tôi nghĩ ông ấy có lý khi yêu cầu các nước được
hưởng hệ thống quốc phòng tốt nhất thế giới phải đóng góp trách nhiệm để bảo vệ
tự do ».
Còn trong buổi họp kín, James Mattis tỏ ra cứng rắn
hơn. Theo ông Mattis, các nước thành viên NATO phải chia sẻ nhiều hơn về tài
chính, nếu không Hoa Kỳ có thể sẽ giảm phần đóng góp.
Hiện
tại, Hoa Kỳ gánh tới gần ba phần tư tổng chi phí quân sự của NATO. Tân chính quyền Trump muốn nhắm tới các nước không tuân thủ mục tiêu
chi 2% tổng giá trị sản phẩm quốc nội cho quốc phòng, cụ thể là 23 trong số 28
nước, trong đó có Pháp, Đức, nhưng đặc biệt là Tây Ban Nha và Ý ».
No comments:
Post a Comment