Cát
Linh, phóng viên RFA
2017-02-07
2017-02-07
Tại buổi lễ trao giải thưởng văn học 2016 hôm 14
tháng giêng vừa qua, chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam, ông Hữu Thỉnh đã đưa ra ý
kiến mời các nhà văn, nhà thơ người Việt hải ngoại, kể cả đó là những người cầm
bút phục vụ chế độ cũ (Việt Nam Cộng hoa) về tham dự.
Lời đề nghị được cho là chưa từng có này được những
người cầm bút trong và ngoài nước đón nhận thế nào?
Nhà thơ Hữu Thỉnh trao giải thưởng xuất sắc cho các
tác giả đạt giải. Photo courtesy of cinet.vn
Ý
tưởng lạ nhưng không mới
Lời đề nghị của ông Chủ tịch Hội nhà văn được viện dẫn
với lý do “giao lưu với tinh thần hoà hợp dân tộc văn học” và dự định thực hiện
đúng vào dịp giỗ tổ Hùng Vương ngày 10 tháng 3 âm lịch sắp đến.
Hoà hợp hoà giải dân tộc thật ra không phải là lời
kêu gọi mới lạ. Đây là một phần nằm trong Nghị Quyết 36-NQ-TW do Bộ Chính trị đảng
cộng sản Việt Nam phối hợp với Bộ Ngoại giao công bố vào 2004, với đường lối
chính sách mệnh danh là ‘công tác đối với người Việt Nam ở ngoài đất nước.”
Nghị quyết này được chính những nhân vật cao cấp của
nhà nước đề cập đến nhiều lần trong 10 năm qua. Thế nhưng có vẻ như “hoà hợp
dân tộc văn học” là một ý tưởng lần đầu tiên được nêu ra, và do chính ông Chủ tịch
Hội nhà văn khai ngôn.
Tuy không được báo chí trong nước trích dẫn và tường
thuật về lời kêu gọi này, nhưng giới cầm bút trong và ngoài nước đều được tin
và có những ý kiến khác nhau.
Nhà nghiên cứu Phạm Xuân Nguyên đưa ra nhận định rằng
việc trở về trong nước, tham gia các hoạt động văn hoá xã hội, trong đó có ngày
giỗ tổ Hùng Vương là một tín hiệu tốt.
“Các văn nhân người Việt dù sống trong nước hay
ngoài nước thì họ vẫn là những người viết văn, nặng lòng với tiếng Việt. Qua tiếng
Việt thì nặng lòng với quê hương đất tổ. Ngay cả bây giờ các nhà văn ở hải ngoại
dù là ra đi thì họ đã sống nửa phần đời của mình trong nước, sau biến cố 75 họ
mới ra đi. Rồi ngay cả những thế hệ thứ hai sinh ra ở hải ngoại viết văn bằng
tiếng Việt, đều muốn tác phẩm của mình dù viết về vấn đề gì nữa thì cũng được
xuất bản trong nước, được người Việt đọc.”
Tuy nhiên, để đi đến sự hoà hợp đó thì ông có nhấn mạnh
thêm “Về phía phát tín hiệu trong nước là thật tâm, thật tình. Và phía
người Việt ngoài nước là con dân mang trong mình dòng máu Việt, thấy đó là thật
tâm thật tình thì đáp ứng.”
Nhà văn Nguyễn Đông Thức, người được biết đến với những
tác phẩm tiểu thuyết mang tính xã hội hiện đại như Ngọc Trong Đá, Vĩnh biệt mùa
hè, Ngôi sao cô đơn… nhận định về tính khả thi của lời kêu gọi này là 50 – 50.
Ông cho rằng 50% là quyền lực của bên mời gọi là 50%
còn lại tuỳ thuộc và bên được mời có tham dự hay không. Ông cũng dự đoán rằng họ
sẽ chọn những người ôn hoà, từng về nước nhiều lần.
“Nhưng thực chất tôi không tin bên nội địa thật
lòng. Màu mè, hình thức thôi. Còn lâu mới có hoà hợp hoà giải trong văn học văn
nghệ, lãnh vực thượng tầng, quyết định tư tưởng, mà chính quyền Việt Nam luôn đặt
lên hàng đầu.”
Đối với giới cầm bút người Việt hải ngoại, đặc biệt
những người được ông Hữu Thỉnh nhấn mạnh là “những người cầm bút phục vụ chế
độ cũ (Việt Nam Cộng hoa)” thì nhà văn Nguyễn Đông Thức
ghi nhận rằng “về phía hải ngoại, tôi cũng không nghĩ mọi sự dễ dàng chút nào!”
Thâm
ý chính trị?
Trong một buổi lễ kỷ niệm 20 năm Văn học miền Nam diễn
ra ở Nam California cách đây ba năm, nhà thơ Du Tử Lê, người mà nhà văn Nguyễn
Đông Thức “đoán” rằng có thể sẽ là một trong những cái tên đầu tiên được chính
quyền Việt nam mời về tham dự hội nghị, đã nhận định rằng “những tác phẩm
của người cầm bút giai đoạn 54-75 không bị bắt buộc hay nhận chỉ thị phải viết
cái này cái kia. Những tác phẩm của họ mang tính nhân bản, toát lên cái tôi trần
trụi.”
Vậy thì ngày nay, nếu muốn mời gọi những nhà cầm bút
của giai đoạn ấy trở về cùng “hoà hợp hoà giải văn học” liệu có thể dễ dàng thực
hiện trong khoảng thời gian 1 hoặc 2 tháng hay không?
Nhà văn Phạm Phú Minh, được biết với bút danh là Phạm
Văn Đài, từ California khẳng định không thể thực hiện được trong thời gian này.
“Đây có vẻ như là thái độ thăm dò có tính chính trị.
Vì làm sao họ kêu gọi được một số lớn các nhà văn hải ngoại về nước trong vòng
1,2 tháng? Điều đó cần một thời gian rất dài.”
Câu hỏi này cũng được nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng,
chính là người đã đưa ra vấn đề này trên trang Việt Nam thời báo đặt ra cùng với
sự nghi vấn về “thâm ý chính trị”.
“Đối với Hữu Thỉnh, trước mắt phải làm sao để Hội
nhà văn tồn tại và có kinh phí tồn tại. bây giờ phải bày ra chuyện để làm. Thực
chất nó là như vậy và nó nằm trong chủ trương chiêu dụ người Việt hải ngoại.”
“Thứ hai nữa là họ muốn làm cũng không có khả năng,
vì việc đi quan hệ tiếp xúc và thuyết phục giới nhà văn hải ngoại để về nước rồi
nói cái gì là vô cùng khó đối với họ. Ở đây chỉ có vài văn đoàn độc lập mà họ
còn không chịu tiếp cận, không chịu tiếp xúc không chịu chia sẻ thì làm sao tiếp
cận giới nhà văn hải ngoại?”
Các tác giả đạt giải thưởng Văn học năm 2016. Photo
courtesy of vov.vn
Hoà
giải từ trong nước
Theo dòng sự kiện văn nghệ trong nước những năm gần
đây, có thể thấy rằng rất nhiều nghệ sĩ trong lĩnh vực âm nhạc quay trở về phục
vụ cho người Việt trong nước sau mấy mươi năm rời quê hương. Sự trở về của những
tiếng hát ấy phần nhiều được chào đón. Đơn giản vì sau hơn 40 năm, người Việt
trong nước vẫn chưa thể quên những dòng nhạc và những tiếng hát đã gắn liền với
một thời tuổi trẻ của họ.
Thế nhưng, nhà văn Nguyễn Đông Thức có đưa ra một nhận
xét
“Cho tới giờ, tất cả những show diễn của Phạm Duy,
Khánh Ly đều không được phép quảng cáo ở Thành phố Hồ Chí Minh, một cái
bandrole cũng không có. Cuộn phim tài liệu về Phạm Duy về nước làm tám năm nay
vẫn không được phép phát hành!”
Một câu chuyện được nhà văn Phạm Phú Minh đưa ra để
dẫn chứng cho vấn đề có hay không việc hoà hợp dân tộc văn học.
“Ông Dương Nghiễm Mậu khi muốn tái bản một tác phẩm
của mình đã phải yêu cầu muốn cắt phần nào thì cắt, chỉ xin đừng thay đổi lời
văn của ông. Chỉ như thế thôi cũng không được, thì làm sao có thể hoà hợp hoà
giải được?”
Ông nhắc lại, “ngày đó còn xa lắm”.
Ghi nhận lại từ ý kiến của những bằng hữu từ hải ngoại,
nhà báo Phạm Chí Dũng nói rằng có một yêu cầu để hoà giải với người Việt hải
ngoại
“Muốn làm gì thì làm phải hoà giải với giới bất đồng
chính kiến trong nước trước cái đã. Bởi vì họ thấy giới bất đồng chính kiến
trong nước còn bị đàn áp thì làm sao họ tin để trở về được?”
Cũng theo nhà báo Phạm Chí Dũng, sau 13 đề ra Nghị
quyết 36, vẫn còn rất nhiều trí thức hải ngoại nói chung vẫn chưa tìm được tiếng
nói chung với chính quyền Việt Nam. Sức mạnh sáng tác của họ vẫn phải bó hẹp
trong những qui chuẩn mang tính chính kiến.
Và ngược lại, đối với người cầm bút trong nước cũng
không ngoại lệ.
Thiện
chí
Tuy nhiên, nói về điều này, nhà nghiên cứu Phạm Xuân
Nguyên cho rằng để thực hiện được cũng cần phải có thời gian. Và cũng phải có một
nguyên tắc chung.
“Ngay cả những người Việt trong nước được tự do viết,
tự do xuất bản thì rõ ràng là một bước khác nữa. Một bước thứ hai mà nếu thật
tâm, thật tình, có thiện ý thì mới thực hiện được.”
Đặc biệt, ông có niềm tin về một cuộc hoà hợp hoà giải
khi tín hiệu đã được phát đi từ trong nước và kêu gọi người Việt phải rộng lòng
với nhau và phải thực tâm với nhau.
“Các nhà văn luôn hơn các mọi ngành nghệ thuật khác,
là hướng đến con người, nhân văn. Nên tôi nghĩ rằng đây là tín hiệu tốt, đòi hỏi
sự đáp ứng tích cực của hai bên.”
Bên cạnh đó, ông Phạm Xuân Nguyên tin rằng lời kêu gọi
của Chủ tịch Hội nhà văn sẽ góp phần hoà hợp, mở rộng đường cho văn chương của
người Việt hải ngoại xuất bản trong nước.
Cách đây khoảng một tháng trước lời kêu gọi “hoà hợp
hoà giải văn học” của Chủ tịch Hội nhà văn Hữu Thỉnh, một tác phẩm lịch sử có
giá trị là “Petrus Ký – Nỗi oan thế kỷ” của học giả Nguyễn Đình Đầu đã không thể
ra mắt độc giả vì một lý do nào đó mà chính tác giả cũng không được biết.
---------------------
XEM
THÊM :
01.02.2017
No comments:
Post a Comment