Monday, 13 February 2017

BÙI THỊ MINH HẰNG RA TÙ, GHÉ THĂM GIA ĐÌNH CỐ THẦY GIÁO ĐINH ĐĂNG ĐỊNH (Dân Làm Báo)





Chiều ngày 11/2, trên đường từ trại giam Gia Trung (Gia Lai) trở về Sài Gòn, cựu TNLT Bùi Thị Minh Hằng đã cùng một số nhà hoạt động xã hội đến viếng gia đình và thắp nén nhang cho cố thầy giáo Đinh Đăng Định tại thị trấn Kiến Đức, huyện Đăk'rlấp, tỉnh Đăk Nông.

VIDEO :
Bùi thị Minh Hằng viếng thăm gia đình cố thầy giáo Đinh Đăng Định
Dân Làm Báo 2012    Published on Feb 12, 2017

Ngay sau khi gặp chị Bùi thị Minh Hằng, vợ thầy giáo Đinh Đăng Định đã khóc nức nở, dường như bao đau đớn uất ức của bà được tuôn ra hết.

Cố thầy giáo Đinh Đăng Định (sinh năm1963, ngụ tại Đăk Nông) là một trong những người lên tiếng mạnh mẽ phản đối dự án khai thác Bauxite của các công ty Trung Quốc ở Tây Nguyên. Ông đã tích cực tham gia kêu gọi người dân ký tên phản đối dự án gây ô nhiễm này. Đồng thời, ông phổ biến nhiều bài viết thể hiện quan điểm bất đồng với sự lãnh đạo của đảng cộng sản, thầy mạnh mẽ kêu gọi dân chủ, đa nguyên và nhân quyền cho nhân dân Việt Nam.

Tháng 10/2011, ông bị bắt giam với cáo buộc "Tuyên truyền chống phá Nhà nước" theo điều 88 Bộ luật hình sự. Trong phiên tòa diễn ra 1 năm sau đó, tòa án tỉnh Đắk Nông kết án ông 6 năm tù giam.

Trong thời gian ở tù, ông bị căn bệnh ung thư dạ dày hành hạ, cộng với chế độ lao tù khắc nghiệt đã khiến sức khỏe ông suy kiệt nghiêm trọng. Mặc dù gia đình ông đã nhiều lần yêu cầu được đưa đi bệnh viện, nhưng công an trại giam vẫn cố tình trì hoãn và không đưa đi chữa trị kịp thời.

Cuối năm 2013, khi sức khỏe đã trở nên vô cùng tệ hại, ông mới được đưa đến bệnh viện phẫu thuật cắt 3/4 dạ dày. Ngay khi sức khỏe còn chưa hồi phục sau ca phẫu thuật, ông lập tức bị đưa trở lại trại giam giữa lúc cơ thể vẫn còn đau đớn.

Tại trại giam, sức khỏe ông ngày càng trở nên suy kiệt, trong khi phía công an tiếp tục cố tình trì hoãn lời kêu cứu của gia đình.

Đầu năm 2014, ông được công an trại giam đưa về Sài Gòn điều trị trong lúc căn bệnh ung thư đã chuyển sang giai đoạn cuối, không còn khả năng chữa trị.

Ngày 3/4/2014, ông đã trút hơi thở cuối cùng tại nhà riêng ở Đăk Nông.



*

"Tôi vừa ra khỏi trại giam thì thú thực là chưa có dự tính gì rõ ràng. Trước mắt thì phải khám sức khỏe, lo một số việc để ổn định cuộc sống cho gia đình mình. Nhưng chắc chắn một điều là tôi vẫn sẽ lên tiếng trước những bất công trong xã hội này. Tôi sẽ trở lại một cách mạnh mẽ nhất.
Tôi muốn gửi đến chính quyền này một thông điệp là chính nhà tù đã rèn luyện và tiếp thêm cho tôi một sức mạnh khủng khiếp. Một sức mạnh mà trước khi đi tù tôi đã không cảm nhận hết được.
Và hôm nay đây tôi đã “tốt nghiệp loại ưu trường đào tạo những người đấu tranh” do nhà cầm quyền tổ chức. Kinh nghiệm trong những ngày tháng tù đày chỉ làm cho tôi nhận rõ hơn về bộ mặt thật của chế độ. Một chế độ hèn với giặc, ác với dân." - Bùi Thị Minh Hằng.

*
Theo nguồn tin từ CTV Danlambao (trích):

"Vào lúc 8h03p ngày 11/02, chị Bùi Thị Minh Hằng đã ra khỏi trại giam sau khi chấm dứt bản án tù 3 năm vì những hoạt động tranh đấu cho nhân quyền, bảo vệ chủ quyền biển đảo và đòi hỏi quyền lợi cho dân oan.

Khoảng hơn 20 người ủng hộ chị Bùi Thị Minh Hằng đã từ Sài Gòn, khởi hành trên 2 xe để đến trại giam Gia Trung thuộc tỉnh Gia Lai để đón và thể hiện sự ủng hộ đối với chị Hằng.

Trước những người đến trại đón mình, chị Hằng đã nói lời cảm ơn, đồng thời, chuyển lời cảm ơn đến tất cả tổ chức, cá nhân ở trong nước và quốc tế đã luôn ở bên cạnh, ủng hộ chị.

Có khoảng hàng chục nhân viên mang sắc phục và thường phục của ngành công an đã giám sát những người đến trại giam đón Bùi Hằng. Tuy nhiên, theo blogger Dương Lâm của Mạng Lưới Blogger Việt Nam cho biết thì đã không có trường hợp đáng tiếc nào xảy ra." (ngưng trích)

Bùi Thị Minh Hằng là blogger, nhà hoạt động nhân quyền được nhiều người biết đến từ năm 2011, khi bà tham gia các cuộc biểu tình chống Trung Cộng xâm chiếm Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam. Kể từ đó, bà trở thành mục tiêu thường xuyên bị công an, dân phòng và công an giả dạng côn đồ, phá rối, hành hung, bắt bớ và giam cầm...

Ngày 11/02/2014, bà Bùi Thị Minh Hằng cùng các nhà hoạt động cho tự do tôn giáo thuộc Phật giáo Hòa Hảo đã tới thăm một tù nhân chính trị là ông Nguyễn Bắc Truyển, tại huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp. Trên đường đi, bà Hằng bị công an Đồng Tháp bắt cùng với hai người khác.

Ngày 26/08/2014, tòa sơ thẩm tỉnh Đồng Tháp kết án 3 năm tù giam dành cho bà Bùi Thị Minh Hằng, 2 năm rưỡi cho ông Nguyễn Văn Minh, 2 năm cho cô Nguyễn Thị Thúy Quỳnh về tội "gây rối giao thông và trật tự công cộng", theo Điều 245, Bộ Luật hình sự.

Cả 3 người đều kháng cáo kêu oan, nhưng ngày 12/12/2014, tòa án phúc thẩm của nhà cầm quyền Việt Nam vẫn quyết y bản án của tòa sơ thẩm tỉnh Đồng Tháp.

Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn nhận xét: "Tôi không biết có nơi nào trên thế giới có tội danh “gây cản trở giao thông” và có mức án phạt nặng nề như ở VN. Theo cáo trạng, bà Minh Hằng và Thúy Quỳnh “trực tiếp thực hiện hành vi gây rối bằng hình thức la hét lớn tiếng, làm nhiều người dân đến xem và các phương tiện khác không lưu thông được, gây cản trở và ách tắc giao thông nghiêm trọng trên 2 giờ”. Theo suy nghĩ bình thường, nếu đúng thế thì phải phạt đám đông làm cản trở giao thông chứ. Chẳng lẽ nếu một tai nạn giao thông làm cản trở giao thông cả 2 giờ đồng hồ thì nạn nhân cũng bị phạt hay sao? Nếu tai nạn có người chết, chẳng lẽ phải phạt người quá cố? Nếu cản trở giao thông mà cảnh sát không giải quyết được thì điều đó phản ảnh nghiệp vụ của cảnh sát, chứ sao lại phạt người khác? Đúng là một tội danh lạ lùng!" 

Cái lạ lùng thứ nhất: Trong khi đám đông trực tiếp gây cản trở và ách tắc giao thông nghiêm trọng trên 2 giờ, lại không phạt, mà đi phạt người ngoài luồng. Có thể là côn(g) an đã rắp tâm gài người của họ vào đám đông, rồi chủ mưu tạo ra cảnh ách tắc để lấy cớ bắt Minh Hằng và Thúy Quỳnh.

Cái lạ lùng thứ hai: Để gây ra cản trở lưu thông mà không giải quyết được thì chức năng của cảnh sát lưu thông để ở đâu, sao không quy trách nhiệm mà lại phạt nạn nhân? Điều này khiến người ta liên tưởng tới trường hợp ông Ma Văn Nhật, 54 tuổi, trú tại xã Bình Trung, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn, mới vừa được phát hiện hôm cuối tháng 12 năm 2016, là trong ổ bụng của ông có một chiếc kéo (panh) chuyên dụng, được cho là do bác sĩ bỏ quên trong ca mổ cách đây 18 năm. Vậy liệu ông Nhật có bị khởi tố về tội "cố ý dấu dụng cụ hành nghề của bác sĩ giải phẫu trong ổ bụng suốt 18 năm" không? Nếu có thì mức án dành cho ông Nhật là bao nhiêu năm tù giam?

Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn cho rằng: "Ở Úc này theo tôi biết nếu có ai cố tình gây cản trở giao thông thì chỉ bị cảnh sát phạt tiền, chứ không có chuyện bỏ tù người ta. Một đất nước văn minh phải đối xử văn minh với người dân, chứ đụng một chút là bỏ tù thì đó là hình thức đàn áp chứ không phải hành xử văn minh". Điều này thì dư luận viên phản biện lại rằng, tại chính phủ Úc nghèo, thu không đủ chi, trong khi nợ công lại vượt trần, nên mới phạt tiền để bù vào ngân sách, chứ văn minh như nước CHXHCNVN ta thì luôn đặt giáo dục công dân hàng đầu, mà muốn giáo dục cho tốt thì phải xây dựng được cơ sở, trường lớp cho thật kiên cố, có công an nhân dân bảo vệ chặt chẽ hẳn hòi. Mình phải thế nào thì công ty nghiên cứu độc lập Indochina Research mới cho ra kết luận là “người Việt Nam hạnh phúc thứ 4 và lạc quan kinh tế đứng thứ 5 thế giới” chứ.

Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn còn cho biết: "Trong thực tế, dù tội danh của bà Minh Hằng là “gây cản trở giao thông”, nhưng người dân quan tâm thì nghĩ bà phạm một tội khác không nằm trong bộ luật: tội chống Tàu. Bà Minh Hằng là một trong những người tích cực chống sự xâm lăng của Tàu ở Biển Đông. Thật ra, cả nước VN, nếu có một cuộc điều tra xã hội và hỏi “bạn có chống Tàu xâm lăng” thì tôi nghĩ kết quả chắc phải là 99.9% nói “có”. Kể cả quan chức, quân đội và cả công an VN cũng không ưa Tàu. Do đó, bà Minh Hằng chống Tàu xâm lăng có thể xem như… mặc định. Nhưng thay vì đa số chúng ta chống Tàu một cách thầm lặng, bà Minh Hằng chọn cách chống ra mặt, chống một cách tích cực. Bà xuống đường cùng bà con phản đối Tàu cộng xâm lấn Biển Đông và từng chấp nhận đi tù 3 ngày. Bà Minh Hằng hơn chúng ta là ở chỗ đó: dám dấn thân. Bà Minh Hằng không phải là người nghèo, vô công rỗi việc, mà có doanh nghiệp và thuộc vào thành phần khá giả. Do đó, tôi nghĩ tội danh “gây cản trở giao thông” phải được diễn dịch là tội danh chống Tàu xâm lăng."

Điều này thì quá đúng, chắc như đinh đóng cột, nên dư luận viên không có cách chi mà phản biện lại được. Nhớ ngày 16 tháng 05 năm 2013, Tòa án tỉnh Long An kết án hai sinh viên yêu nước Đinh Nguyên Kha và Nguyễn Phương Uyên với hai bản án hết sức nặng nề về tội “Tuyên truyền chống nhà nước CHXHCNVN”, trong đó có hành vi dùng máu pha loãng với nước rồi viết vào một mảnh vải “có nội dung không hay về Trung Quốc”. Thế nào là nội dung không hay về Trung Quốc? Chỉ vì câu viết "có nội dung không hay về Trung Quốc" mà tòa án tuyên xử Nguyễn Phương Uyên 6 năm tù giam và 3 năm quản chế về tội “Tuyên truyền chống nhà nước CHXHCNVN", hóa ra cái nhà nước CHXHCNVN là tổ chức tôi đòi cho Trung cộng ư? Sao không đổi khẩu hiệu "Yêu nước là yêu chủ nghĩa xã hội" thành "Yêu nước là yêu Tàu khựa" luôn cho gọn?

Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn kết luận: "Lý do đơn giản là họ đã đụng đến Tàu, cái nước mà báo chí nhà nước chỉ dám nói là “nước lạ”. Cái thảm nạn và nhục nhã của dân tộc là ở chỗ này. Chợt nhớ đến lời nói của cựu Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch sau khi ông nghe kết quả Hội nghị Thành Đô: “Một thời kỳ Bắc thuộc rất nguy hiểm đã bắt đầu”".

Nhìn vào bối cảnh của Hội nghị Thành Đô 1990: Trong khi những tay trùm cộng sản Đông Âu giật mình thức giấc để nhận ra cái giấc mơ ma thuật của chủ nghĩa Mác-Lê nên đã thẳng thắn từ bỏ, tượng hình của Lê-nin đã bị hạ bệ để chứng tỏ cho những sai lầm đã cản ngăn đà phát triển của dân tộc họ..., thì đảng CSVN vẫn miệt mài tham vọng, vẫn nhất định củng cố chế độ độc tài độc đảng.

Rồi bỗng dưng chỗ dựa kiên cố của ĐCSVN là Liên Xô bị sụp đổ một cách chóng vánh, biến ĐCSVN thành đứa trẻ mồ côi, chơi vơi giữa dòng nước chảy, không còn nơi nương tựa. Họ quay qua bám vào cái phao ĐCS Tàu như tấm ván cứu rỗi, theo lời Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Linh thừa nhận, "Chúng tôi cũng biết rằng, dựa vào Trung Quốc sẽ mất nước, nhưng mất nước còn hơn mất Đảng".

Cùng cài đặt cái chiêu bài quái thai thời đại là "Kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa" lên đầu dân tộc bất chấp mọi tang thương. Nhưng trong khi Trung Cộng khích động nhân dân họ bằng chủ nghĩa dân tộc để người dân quên đi những thống khổ, hy sinh bản thân và gia đình cho viễn tưởng bá quyền là "giấc mơ Trung Hoa" do đảng CS Tàu sách động. Thì thật tệ hại, nhà cầm quyền Việt Nam lại dọn cỗ, mở cửa chào đón chủ nghĩa bành trướng Đại Hán, làm vũ khí mà bảo vệ quyền lực cá nhân và lợi ích cho phe nhóm mình. Thế là ĐCSVN trở thành một chư hầu đắc lực cho chủ nghĩa bành trướng Đại Hán, rắp tâm cung phụng Thiên Triều để tạo thế lực về kinh tế, quân sự và an ninh, làm tấm bùa hộ mạng mà bảo đảm sự an toàn cho ĐCSVN.

Như thế, cái chỗ đến của người yêu nước trong thời kỳ Bắc thuộc là nhà tù, dù có mang hàng trăm tội danh khác nhau, nào là tọa kháng tại gia, nào là trốn thuế, nào là hai bao cao su đã qua sử dụng, hay gây rối giao thông và trật tự công cộng, cố tình chống đối người thi hành công vụ, tuyên truyền chống phá nhà nước, âm mưu lật đổ chính quyền, lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước..., thì chung quy đều là những tội phạm, đã dám đả động đến cái di sản thiêng liêng của ĐCSVN, dám vi phạm đến cái cốt tủy, cái hồn thiêng của họ.

Vừa ra khỏi trại giam, bà Bùi Thị Minh Hằng đã cho Nhật báo Người Việt một cuộc phỏng vấn ngắn. Trả lời câu hỏi về dự tính tương lai, bà cho biết:

"Tôi vừa ra khỏi trại giam thì thú thực là chưa có dự tính gì rõ ràng. Trước mắt thì phải khám sức khỏe, lo một số việc để ổn định cuộc sống cho gia đình mình. Nhưng chắc chắn một điều là tôi vẫn sẽ lên tiếng trước những bất công trong xã hội này. Tôi sẽ trở lại một cách mạnh mẽ nhất.

Tôi muốn gửi đến chính quyền này một thông điệp là chính nhà tù đã rèn luyện và tiếp thêm cho tôi một sức mạnh khủng khiếp. Một sức mạnh mà trước khi đi tù tôi đã không cảm nhận hết được.

Và hôm nay đây tôi đã “tốt nghiệp loại ưu trường đào tạo những người đấu tranh” do nhà cầm quyền tổ chức. Kinh nghiệm trong những ngày tháng tù đày chỉ làm cho tôi nhận rõ hơn về bộ mặt thật của chế độ. Một chế độ hèn với giặc, ác với dân."

Vẫn với nụ cười rạng rỡ trên môi, quả nhiên Bùi Thị Minh Hằng không hề biết cúi đầu, lùi bước!

Hoan hô Bùi Thị Minh Hằng, chúc mừng chị đã trở về trong vòng tay yêu thương của đồng bào ruột thịt.

12.02.2017

*

Tối 11/2, hàng chục người thuộc các phong trào xã hội dân sự tại khu vực Sài Gòn, các tín đồ phật giáo Hòa Hảo, một số Linh mục đã có mặt tại Dòng Chúa Cứu Thế (38 Kỳ Đồng, quận 3) để chào đón sự trở về của cựu TNLT Bùi Thị Minh Hằng.

Bà Hằng vừa được trả tự do tại trại giam Gia Trung (Gia Lai) sau 3 năm bị cầm tù với cáo buộc về tội "gây rối trật tự công cộng".

VIDEO :
Cựu TNLT Bùi Thị Minh Hằng trở về
Dân Làm Báo 2012   Published on Feb 11, 2017










No comments:

Post a Comment

View My Stats