Nguyễn Đình Cống
19/02/2017
Khu công nghiệp thép FORMOSA đang là ung nhọt lớn,
đã gây ra và đang chứa chấp nhiều tai họa cho đất nước. Hiện có 2 xu hướng giải
quyết:
1- Nhà nước VN và tập đoàn thép cố duy trì, hoàn thiện
để đưa vào sản xuất, lý do là đã bỏ ra gần 10 tỷ đô la rồi, nay ngừng lại thì lấy
tiền đâu để đền bù thiệt hại. Thôi thì “đâm lao phải theo lao”, mặc cho những
tai họa xảy đến thì dân cố è cổ ra mà chịu.
2- Một số tổ chức dân sự và nhiều cá nhân đòi ngừng
lại, tiến tới hủy bỏ vì khu CN đó không những là nguồn hủy hoại môi trường, đẩy
hàng triệu người dân vào con đường khốn khổ, mà nó còn là ung nhọt nguy hiểm
cho an ninh đất nước.
Để chọn được cách giải quyết hợp lòng dân, Chính phủ
nên tổ chức trưng cầu dân ý. Tuy vậy việc trưng cầu chỉ có giá trị khi người
dân có được sự tự do dân chủ, nắm được đầy đủ thông tin, có được sự minh bạch,
tránh mọi sự gian lận và áp đặt. Còn nếu như tổ chức trưng cầu dân ý cũng tự do
dân chủ như bầu cử Quốc hội thì xin đừng giở trò lừa.
Để góp phần cung cấp thông tin và gợi ý, tôi xin kể
về nhà máy Kalkar ở nước Đức.
Từ năm 1973, Đức
xây dựng nhà máy điện hạt nhân ở vùng Kalkar, trên bờ sông Rhein, gần biên giới
với Hà Lan. Đó là một nhà máy lớn, hiện đại. Người ta cho rằng khi nhà máy đi
vào hoạt động sẽ là một biểu tượng của tinh hoa công nghệ. Năm 1985 xây dựng
xong, chi phí khoảng 7 tỷ Mác. Đang chuẩn bị khánh thành và bắt đầu vận hành
thì phải dừng lại. Đó là do sự phản đối của nhân dân dưới sự cổ vũ của Đảng
Xanh, một đảng có nội dung hoạt động là bảo vệ môi trường , sinh thái.
Một số đông nhân dân Đức, được đại diện bởi các trí
thức, văn nghệ sĩ, các tổ chức xã hội dân sự, và đặc biệt là sự hoạt động của Đảng
Xanh đã vạch ra những mặt trái của nhà máy, những thảm họa mà nó có thể mang lại.
Cuộc đấu tranh đòi hủy bỏ nhà máy kéo dài trong nhiều năm làm cho Nhà nước Đức
phải tìm cách đối phó đủ kiểu. Cuối cùng vấn đề được đặt ra thảo luận ở Quốc hội
và nhân dân đã thắng lợi. Năm 1991 Nhà nước quyết định hủy bỏ nhà máy, tháo máy
móc đem đi cất nơi khác còn công trình và khu đất đem bán . Một người Hà Lan đã
mua toàn bộ với giá 3 triệu Mác và sửa chữa thành khu vui chơi giải trí cùng
các khách sạn.
Tôi nghĩ, Kalkar là một bài học lớn cho Việt Nam
tham khảo. Mười tỷ đô la là một số tiền lớn trong lúc nợ công đã lên trên trăm
tỷ. Tuy vậy nếu không có được trí tuệ sáng suốt và lòng dũng cảm để cắt bỏ ung
nhọt thì rồi tai họa nó sẽ gây ra chưa biết đến bao nhiêu. Ngừng ngay nhà máy
và mời tập đoàn Formosa ra khỏi Việt Nam sẽ ngăn chặn được nhiều thảm họa. Tuy
vậy phải trả giá, phải dự kiến đầy đủ các hệ lụy mà việc đó có thể mang lại,
theo hợp đồng phải bồi thường bao nhiêu và tìm tiền từ những nguồn nào. Đó là
những vấn đề tôi đang suy nghĩ, cũng đã tìm được một số nguồn. Mong được nhiều
người quan tâm để cung cấp thông tin cho nhân dân, góp ý kiến cho Chính phủ và
Quốc hội.
N.Đ.C.
Tác giả gửi BVN
-----------------------
Zing.vn
18:02 19/02/2017
Theo
những người chứng kiến, dải nước chỉ xuất hiện vài giờ, sau đó sóng đánh tan.
Sáng 17/2, dải nước đỏ xuất hiện tại khu vực D cầu cảng
dịch vụ cảng Sơn Dương (thuộc Công ty Formosa Hà Tĩnh) nằm trong khu kinh tế
Vũng Áng.
"Nhà chức trách đã cử cán bộ chuyên môn xuống lấy
mẫu, kiểm tra. Theo những người chứng kiến, dải nước chỉ xuất hiện vài giờ, sau
đó sóng đánh tan", ông Phan Duy Vĩnh, Phó chủ tịch UBND thị xã Kỳ Anh chia
sẻ với Zing.vn.
Dải nước màu đỏ khoảng 50 m xuất hiện vào sáng 17/2 tại cảng Sơn
Dương. Ảnh: Infonet.
"Nhà chức trách đã cử cán bộ chuyên môn xuống lấy
mẫu, kiểm tra. Theo những người chứng kiến, dải nước chỉ xuất hiện vài giờ, sau
đó sóng đánh tan", ông Phan Duy Vĩnh, Phó chủ tịch UBND thị xã Kỳ Anh chia
sẻ với Zing.vn.
Một chủ bè nổi tên Thìn ở cảng Vũng Áng cho biết việc
xuất hiện dải nước này mỗi năm vài lần và năm nào cũng có. Cơ quan chức năng Hà
Tĩnh đang phối hợp với Viện Công nghệ môi trường lấy mẫu nước đi xét nghiệm.
Liên quan đến vệt nước màu đỏ dài khoảng 100 m xuất
hiện tại bờ kè chắn sóng cảng Vũng Áng cách đây một tháng, nhà chức trách cho
biết đã có kết quả xét nghiệm.
Theo đó, nước biển ở khu vực các bè nổi ở cảng Vũng
Áng đang bị ô nhiễm hữu cơ do tảo biển và hoạt động sinh hoạt và xả thải của
con người. "Đây là điều bình thường vì khu vực này các bè vệ sinh xả thải
ra biển, nước ít luân chuyển'', một lãnh đạo Ban quản lý Khu kinh tế Hà Tĩnh
cho hay.
Sáng 19/2, cộng đồng mạng xôn xao về clip một lượng
nước màu đỏ được xả ra từ miệng cống. Đoạn clip trên dài 28 giây, không thấy
bóng người cũng như khung cảnh và địa điểm nơi xảy ra sự việc.
Sở Tài nguyên Môi trường Hà Tĩnh và Ban quản ký Khu
kinh tế Hà Tĩnh cho biết đã nhận được thông tin trên và vào cuộc kiểm tra.
Ông Võ Tá Đinh, Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường
cho hay qua kiểm tra cho thấy, tại công ty mà mạng xã hội có gán tên không có cống
xả nào nhỏ giống như clip.
|
Phạm
Hòa
No comments:
Post a Comment