Thứ
Tư, 1 Tháng 2, 2017 - 08:56 — VietTuSaiGon
Từ
tháng Giêng, nhìn tới một năm phía trước, một chút vui mùa xuân chẳng thể đắp đổi
trống rỗng trong lòng người, khi mà sau lưng, một năm cũ đi qua với quá nhiều nỗi
buồn, tuyệt vọng. Có thể nói rằng đây là tuyệt vọng chứ không phải thất vọng, bởi
đối với nhân dân, không có tuyệt vọng nào lớn hơn nỗi tuyệt vọng bị bỏ rơi, lúc
đó nhân dân chỉ còn là một tập hợp bất an và vô định, vẫn sống, vẫn tồn tại, vẫn
làm việc nhưng là sự sinh hoạt của một sinh thể nhân dân trống rỗng, vô hồn,
hay nói cách khác là sinh thể cận diệt vong đang hiện hữu.
Tại
sao tôi phải dùng chữ nghe có vẻ đao to búa lớn như vậy? Vì lẽ, tôi đã chọn lựa
rất kĩ khi dùng đến chữ “cận diệt vong” khi nói về dân tộc mình, về đất nước
mình và về tương lai của mình cũng như tương lai đồng bào tôi. Vì lẽ, hiện tại,
điều đáng sợ nhất đang xảy ra trên đất nước này, đó là nhân dân như hàng triệu
tế bào kết tạo thành cơ thể quốc gia, song hành đó là những tế bào ung thư bên
cạnh, có thể làm chết đi tế bào sạch của cơ thể quốc gia bất kỳ lúc nào.
Và
vấn đề diệt vong ở thế kỉ 21 này cũng không giống sự diệt vong của những quốc
gia từng tồn tại trên mặt đất một cách cường thịnh để rồi mất dấu như Phù Nam,
Chăm Pa… Sự diệt vong ở đây không mang ý nghĩa đó, bởi thời đại của dân chủ và
thế giới phẵng, mọi sự có mặt và biến mất của một cộng đồng không chỉ đơn thuần
là quan hệ song phương giữa quốc gia xâm chiếm với quốc gia bị xâm chiếm như đã
từng xảy ra trong lịch sử. Mà sự diệt vong ở đây được hiểu theo nghĩa cái chết
từ từ, chết dần chết mòn trong sự phong tỏa của đối phương một cách có bài bản
xét theo chiều kích đa phương.
Một
Tây Tạng bị diệt vong, hiện tại, xét về nhân chủng học, dân tộc Tây Tạng vẫn
còn tồn tại, nhưng xét về mặt xã hội học và chính trị học, rõ ràng dân tộc Tây
Tạng đã chính thức bị diệt vong dưới bàn tay Trung Cộng. Bởi mọi giá trị văn
hóa, giá trị tự do và giá trị tối thiểu của nhân phẩm đều bị chà đạp bởi Trung
Quốc, sự tồn tại của Tây Tạng là sự tồn tại dưới một bàn tay áp đặt, khống chế,
không thể nào bứt thoát ra được.
Và,
với một dân tộc nói chung, một con người nói riêng đã được thụ đắc những tiến bộ
của văn minh nhân loại, đã thấu hiểu giá trị con người trong nền văn hóa cởi mở
của nhân loại, không có gì đáng sợ hơn đối với họ là mất quyền tự do, mất quyền
làm người và bất lực đứng nhìn văn minh, văn hóa của mình bị ngoại bang đốt
cháy, đập bỏ từng ngày, từng giờ. Đó là chưa muốn nói đến hằng ngày, người ta
phải chứng kiến đồng tộc, đồng bào của mình phải đổ máu, đau đớn…
Một
dân tộc như vậy, trong góc nhìn của thế giới tự do và văn minh, đương nhiên đã
bị mất dấu về mặt xã hội, chính trị và thậm chí cả về mặt dân tộc học. Bởi một
dân tộc bị xóa bỏ căn cước văn hóa và bị ruồng bố chính trị, ruồng bố văn hóa bởi
dân tộc khác từng ngày, từng giờ, từng phút, tiếng nói của dân tộc bị lấy mất,
bản sắc của dân tộc bị cắt bỏ và quyền giữ căn cước dân tộc cũng bị tước đoạt,
xem như dân tộc đó đã chính thức diệt vong!
Điều
này khác hẳn với thời trung cổ, thời mà khái niệm văn hóa, chính trị hay dân tộc
học còn mờ nhạt. Và nếu mang Tây Tạng ra để so sánh với Việt Nam, có những dấu
hiệu mà Việt Nam hiện tại rất giống với Tây Tạng khi đất nước này bị Trung Quốc
manh nha xâm lược. Tiến trình xâm lược cũng bắt đầu từ việc thâm nhập kinh tế,
lấn chiếm về địa lý và di dân sang Tây Tạng một cách có chủ ý. Kết quả cuối
cùng mà nhà nước Cộng sản Trung Quốc đạt được là dân tộc Tây Tạng bị diệt vong
vì mất căn cước văn hóa dưới bàn tay của họ.
Việt
Nam hiện tại thì sao? Người Trung Quốc xuất hiện khắp đất nước, họ thả sức đi
tìm đất để mua trên lãnh thổ Việt Nam giống như ra chợ mua con gà, con ngỗng.
Biển Việt Nam chết dần chết mòn dưới bàn tay Trung Quốc; Đồng bằng sông Cửu
Long và đồng bằng sông Hồng, hai vựa lúa lớn nhất Việt Nam chết cạn và nhiễm mặn
cũng bởi bàn tay Trung Quốc; Phần lớn tuổi trẻ Việt Nam chết trong đồng nhân
dân tệ dễ dãi do các đầu sỏ người Trung Quốc chuyển sang Việt Nam, những nơi
nào có người Trungg Quốc ở, chắc chắn nơi đó có sự phát triển khá mạnh mẽ và
đáng sợ các tệ nạn xã hội mà cầm đầu các băng nhóm vẫn là những ông trùm người
Trung Quốc.
Và
đáng sợ nhất, đó là kẻ nắm quyền tối cao của hệ thống chính trị Việt Nam hiện tại
đã chính thức ký 15 văn kiện, mà trong đó có đến 14 văn kiện vượt ngoài quyền hạn
của ông ta bởi nó liên quan đến sinh mệnh và tương lai quốc gia, dân tộc. Lẽ
ra, trước khi ký các văn kiện này, phải có một cuộc trưng cầu dân ý để lấy kết
quả từ nhân dân và đi đến quyết định, nhưng không, Nguyễn Phú Trọng đã tự đi, tự
ký, tự động cho mình cái quyền quyết định sự sống còn của dân tộc.
Đương
nhiên, nếu nhìn từ góc độ truyền thông nhà nước và hệ thống tuyên truyền của đảng
Cộng sản Việt Nam, có vẻ như sự ký đấm của Nguyễn Phú Trọng chẳng can hệ gì cho
mấy tới tương lai dân tộc, thậm chí còn mang lại lợi ích cho dân tộc về kinh tế,
chính trị… Nhưng bản chất sâu xa của việc ký 15 văn kiện này lại hoàn toàn trái
ngược với những gì các phương tiện truyền thông đã nói. Nó cho thấy một lần nữa,
nhà nước Cộng sản Trung Quốc đã thành công trong kế hoạch xóa bỏ căn cước văn
hóa của dân tộc Việt Nam.
Từ
việc thao túng kinh tế, phổ biến văn hóa Trung Hoa như một thứ “văn hóa mẹ”,
“văn hóa gốc” cho đến xoa đầu chính trị cấp trung ương, vỗ béo hệ thống thuộc
quyền từ trung ương tới địa phương và đảm bảo hệ thống thuộc quyền này làm việc
một cách nhịp nhàng nhất để hợp thức hóa ông chủ Trung Quốc trên đất Việt, tẩy
não và nhuộm đen màu sắc tâm lý chuộng Trung Quốc, coi trọng, tôn sùng Trung Quốc
thông qua các hoạt động mê tín dị đoan, các loại hàng hóa phổ dụng, các gói đầu
tư và mọi thứ hoạt động mua bán, kể cả mua bán đất đai và con người với Trung
Quốc…
Cuối
cùng, người Việt Nam vốn dĩ đã thiếu màu sắc trên căn cước văn hóa sẽ nhanh
chóng bị mờ nhạt và mất dấu căn cước. Một khi mất dấu căn cước văn hóa, điều đó
cũng đồng nghĩa với diệt vong!
Tháng
Giêng, đầu năm, tự dưng thấy chạnh buồn vì thêm một năm mới mà mọi tháng kế tiếp
sẽ là những ẩn số chứa đầy mối họa. Bởi Tết năm ngoái, tôi nhìn thấy người
Trung Quốc ăn Tết ở Việt Nam nhiều hơn năm kia, tôi đã sợ. Và Tết năm nay, đi
đâu cũng gặp người Trung Quốc, nhiều hơn năm ngoái. Một dự cảm chẳng yên lành
cho đất nước, chẳng biết rồi một năm nữa sẽ ra sao, khi Nguyễn Phú Trọng đã đạt
được thỏa thuận với Trung Quốc và cái bắt tay của ông ta đạp lên mọi quyền lợi,
mọi nỗi đau của nhân dân.
No comments:
Post a Comment