Friday 9 September 2016

TỘI ÁC HỦY HOẠI MÔI SINH BIỂN ĐÔNG CỦA TRUNG CỘNG (Radio Đáp Lời Sông Núi)





Thưa quý thính giả,

Biển Đông là vùng biển chạy dài từ eo biển Malacca của Mã Lai lên đến eo biển
Đài loan với diện tích hơn 3 triệu 500 nghìn cây số vuông, tiếp giáp với 8 quốc gia,
gồm: Malaysia, Singapore, Indonesia, Brunei, Philippines, Việt Nam, Trung Quốc
và Đài Loan. Vùng biển này rất quan trọng về lãnh vực địa lý-chính trị vì hơn một
phần ba số lượng tàu bè thế giới hải hành qua lại. Chỉ riêng về mặt nhiên liệu, mỗi
ngày đã có đến 11 triệu tấn dầu thô được chuyên chở qua biển Đông.

Tầm quan trọng này lại càng gia tăng trong những thập kỷ vừa qua khi người ta
khám phá đáy biển chứa đựng nhiều khoáng sản trong đó có cả dầu hoả và khí đốt
với trữ lượng khổng lồ. Theo báo cáo của Cơ quan Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ
công bố năm 2013, trữ lượng này lên đến 11 tỷ thùng dầu thô và hơn 7 ngàn tỷ
thước khối khí đốt.

Không những thế, biển Đông còn vô cùng quan trọng về mặt sinh thái. Theo
nghiên cứu của Liên Hiệp Quốc, vùng biển này chứa hơn một phần ba số sinh thực
vật tồn tại dưới biển của toàn thế giới. Chỉ tính riêng về sinh vật, biển Đông là nơi
sinh sống của 3365 loại, bao gồm 263 chủng giống. Vì vậy, vùng biển này là nguồn
cung cấp thực phẩm quan trọng, chẳng những cho hơn 2 tỷ dân số của tám quốc
gia tiếp cận mà còn xuất cảng ra toàn thế giới. Trong năm 2013, số hải sản xuất
cảng đánh bắt từ biển Đông lên đến 10 triệu tấn, chiếm 27% số hải sản xuất cảng
của toàn thế giới.

Trong số tám nước quang biển Đông, Trung Quốc là nước khai thác nguồn lợi
vùng biển này nhiều nhất. Chỉ với 3 tỉnh ven biển Đông là Hải Nam, Quảng Đông
và Quảng Tây, Trung Quốc đã đánh bắt 13.9 triệu tấn hải sản năm 2012. Số hải sản
này chẳng những được tiêu thụ trong nước mà còn để xuất cảng. Cùng năm, Trung
Quốc đã bán ra nước ngoài tổng cộng 4 triệu tấn hải sản, trong đó 3.9 triệu tấn
đánh bắt từ biển Đông. Nếu tính theo mỹ kim thì tổng trị giá số hải sản xuất cảng
này là 18.2 tỷ, trong đó, số từ biển Đông trị giá 16.9 tỷ, và chiếm 44% tổng trị giá
xuất cảng hải sản của tất cả 8 nước trong vùng.

Hiện nay, nguồn hải sản từ biển Đông đang bị đe doạ nghiêm trọng. Một phần là
do dân số các nước ven biển tăng nhanh làm tăng thêm mức tiêu thụ hải sản và cả
mức ô nhiễm. Nhưng nguyên do chính yếu là do việc đánh bắt quá mức.

Thủ phạm của tệ nạn này cũng lại chính là Trung Quốc!

Lực lượng ngư thuyền của nước này chẳng những đã đông đảo về số lượng lại còn
được trang bị tối tân để có khả năng đánh bắt viễn đương. Tàu đánh cá của Tàu
không những chỉ tung hoành ở Thái Bình Dương mà còn có mặt cả ở Ấn Độ
Dương và Đại Tây Dương. Tệ hại hơn nữa, chính nhà cầm quyền Trung Cộng đã
khuyến khích, thúc đẩy ngư dân Tàu cào vét hải sản biển Đông. Chủ trương này
còn được Bắc Kinh tăng cường bằng cả biện pháp trang bị vũ khí để ngư dân
Trung Cộng ngang nhiên xâm phạm lãnh hải các nước chung quanh biển Đông,
sẵng sàng tấn công ngư dân và lực lượng biên phòng của các nước này.

Không những đánh bắt ngư sản, ngư dân Tàu còn sử dụng cả cách thức phá hoại
chưa từng thấy để đập gãy các rạn san hô, hầu bắt các loại sò bám sâu bên trong,
lấy vỏ khắc chạm bán cho du khách ở Hải Nam. Đây là kỹ thuật dùng chân vịt tàu
quạt vỡ vụn các gốc san hô mà một số cơ quan truyền thông Tây phương đã thu
được hình ảnh ở khu vực quần đảo Trường Sa vào đầu năm nay.

Tội ác phá hoại sinh thái ở biển Đông của Trung Cộng còn gia tăng thập bội với
chiến dịch xây đắp 7 mỏm đá thành đảo nhân tạo trong vùng Hoàng Sa và Trường
Sa gần đây. Chỉ riêng Đá Chữ Thập, Bắc Kinh đã bỏ hơn 12 tỷ mỹ kim để chuyên
chở hơn 600 triệu mét khối đất đá để nâng cao các rạn san hô, từ 1 đến 10 mét
chìm dưới nước thành nền đất cao hơn 3 mét so với mặt biển. Mục tiêu là để biến
một giải mỏm đá chỉ rộng không tới một cây số vuông thành một hải đảo rộng gấp
62 lần hơn.

Các công trình nhân tạo này đã tàn phá hệ sinh thái không những chung quang 7
mỏm đá này mà còn gây ảnh hưởng tai hại đến toàn vùng hai quần đảo Hoàng-
Trường Sa, bao gồm gần 100 các đảo và mỏm đá. Vì Biển Đông là nơi chứa 76%
các loại san hô và 37% các loại hải vật sống dựa vào san hô nên những tác hại do
Trung Công gây ra tại Biển Đông vô cùng nghiêm trọng.

Tội ác phá huỷ môi sinh biển Đông của Trung Cộng đã bị Toà án Trọng tài Thường
thực La Haye chính thức lên án trong phán quyết ngày 12 tháng 7 năm 2016 vừa
qua. Một trong những chuyên gia được Toà này tham khảo là Giáo Sư John
McManus thuộc Trung tâm Quốc gia Nghiên cứu về San hô tại đại học Miami tiểu
bang Florida, Hoa Kỳ, đã kêu gọi quốc tế phải khẩn cấp can thiệp. Nếu không, ông
cảnh báo “chúng ta sẽ chứng kiến sự sụp đổ ngành ngư nghiệp của một vùng quan
trọng mà hậu quả là nạn đói cho cả nhân loại!”

Trọng tội huỷ diệt môi sinh biển Đông của Trung Cộng, vì có ảnh hưởng bao trùm,
nên cần được dân chúng toàn thế giới nhận thức và đồng lòng trừng phạt!

Chỉ tiếc là nhân dân Việt Nam, những nạn nhan trực tiếp của trọng tôi này, lại bị
tập đoàn cai trị, vì sống dựa vào đàn anh phương Bắc, nên đã phải cúi đầu cam
chịu!

Đây là một nỗi nhục muôn đời khó rửa!

LLCQ

---------------------------------

Minh Nguyệt - Đáp Lời Sông Núi

Quý thính giả vừa nghe Hướng Dương tuyên đọc phần Việt ngữ Thư Ngỏ gửi nhân dân Hoa Kỳ và công dân Cộng đồng Thế giới liên quan đến việc Trung cộng hủy diệt môi sinh tại biển Đông. Dịp này, ông Trần Quốc Bảo, Chủ tịch LLCQ đã dành cho chúng tôi cuộc phỏng vấn liên quan đến Thư Ngỏ nói trên. Cuộc phỏng vấn do Minh Nguyệt thực hiện, mời quý thính giả cùng theo dõi.







No comments:

Post a Comment

View My Stats