Josepn
S. Nye, Project-Syndicate
TS Đỗ
Kim Thêm dịch, CTV
Phía Trước
Posted on Sep 14, 2016
Tháng trước, 50 cựu quan chức cao cấp phục vụ trong
lĩnh vực an ninh quốc gia trong chính quyền của Đảng Cộng hòa từ thời Richard
Nixon cho đến George W. Bush đã công bố một lá thư nói rằng họ sẽ không bỏ phiếu
cho Donald Trump, ứng cử viên tổng thống của Đảng Cộng hòa. Theo lời họ, “một tổng thống phải tôn trọng kỷ luật, kiểm
soát các cảm xúc và hành sử chỉ sau khi suy nghĩ và cân nhắc cẩn trọng.”
Nói một cách đơn giản thì “Trump thiếu tính khí để làm tổng thống.”
Trong thuật ngữ của lý thuyết về thuật lãnh đạo hiện
đại, Trump là người thiếu thông minh về cảm xúc – tinh thần tự chủ, kỷ luật và
khả năng đồng cảm – nó cho phép các nhà lãnh đạo tập trung cho các đam mê cá nhân
và gây được sự thu hút của người khác. Trái ngược với quan điểm cho rằng các cảm
xúc can thiệp vào cách suy nghĩ, trí thông minh về cảm xúc – trong đó bao gồm
hai thành tố chính là làm chủ bản thân và tiếp cận với những người khác – cho
thấy rằng khả năng hiểu và điều hoà cảm xúc có thể làm cho cách tư duy toàn diện
có hiệu quả hơn.
Trong khi khái niệm thì mới, nhưng ý tưởng thì
không. Những người suy nghĩ thực tế đã hiểu về tầm quan trọng của việc lãnh đạo
từ lâu. Trong những năm 1930, Oliver Wendell Holmes, Cựu Chánh án Tối cao Pháp
Viện, một cựu chiến binh dễ cáu trong thời nội chiến Hoa Kỳ, đã được đưa tới để
hội kiến với Franklin D. Roosevelt, một bạn đồng môn cùng tốt nghiệp Đại học
Harvard như Holmes, nhưng là một người không phải là một sinh viên ưu tú. Về
sau khi được hỏi về ấn tượng của ông đối với vị tân tổng thống, Holmes đã châm
biếm một cách nổi tiếng: “Về mặt trí thức thì đứng hạng nhì; về mặt tính khí
thì đứng hạng nhất”. Hầu hết các nhà sử học đều đồng ý rằng sự thành công của
Franklin D. Roosevelt như một nhà lãnh đạo mà phần lớn dựa vào cảm xúc hơn là
do trí thông minh về phân tích.
Trong hơn một thế kỷ qua, các nhà tâm lý học đã cố gắng
để đo trí thông minh. Các trắc nghiệm về chỉ số thông minh tổng quát đo lường về
các tầm mức thông minh như vậy qua trình độ hiểu biết qua lời nói và lý luận
trong nhận thức, nhưng điểm tính về chỉ số của trí thông minh chỉ dự đoán có
khoảng 10-20% của các biến đổi trong sự thành công của cuộc sống. Phần 80% còn
lại không giải thích được là kết quả của hàng trăm các yếu tố mà nó có ảnh hưởng
qua thời gian. Trí thông minh về cảm xúc là một trong số các yếu tố này.
Một số chuyên gia cho rằng trí thông minh về cảm xúc
quan trọng gấp đôi như kỹ năng chuyên môn hoặc nhận thức. Các chuyên gia khác đề
xuất rằng trí thông minh về cảm xúc đóng một vai trò khiêm tốn hơn. Hơn nữa,
các nhà tâm lý không đồng thuận nhau về hai tầm vóc của vấn đề thông minh trong
cảm xúc – tự kiểm soát và cảm thông – cả hai liên quan nhau. Ví dụ như Bill
Clinton có số điểm thấp về lĩnh vực thứ nhất nhưng có điểm cao về lĩnh vực thứ
hai. Tuy nhiên, họ đồng ý rằng trí thông minh về cảm xúc là một thành phần quan
trọng của khả năng lãnh đạo. Richard Nixon có thể có chỉ số thông minh cao hơn
Roosevelt, nhưng thông minh về cảm xúc thì thấp hơn nhiều.
Các nhà lãnh đạo sử dụng khả năng thông minh về cảm
xúc để điều hướng các “uy tín thần bí” hoặc sự thu hút cá nhân khi thay đổi
hoàn cảnh. Tất cả chúng ta tự trình bày cho người khác theo nhiều cách khác
nhau để điều hướng những ấn tượng mà chúng ta tạo ra: Ví dụ như chúng ta “chọn
trang phục sao cho thành đạt.” Các chính trị gia cũng tương tự như vậy, họ thay
đổi cách ăn mặc khác nhau cho nhiều loại khán giả khác nhau. Ban tham mưu của
Ronald Reagan đã nổi tiếng khi đem lại hiệu quả trong việc điều khiển các ấn tượng
này. Ngay cả một vị tướng cứng rắn như George Patton thường luyện tập vẻ mặt
cau có của mình trước một tấm gương.
Điều khiển thành công các ấn tượng cá nhân đòi hỏi một
số kỷ luật về cảm xúc tương tự và kỹ năng mà các diễn viên giỏi có được. Khả
năng diễn xuất và nghệ thuật lãnh đạo có rất nhiều điểm chung. Cả hai kết hợp
khả năng tự điều khiển với khả năng dự phóng. Kinh nghiệm trước đây của Reagan
là một diễn viên Hollywood đã giúp rất nhiều cho ông trong vấn đề này, và
Roosevelt cũng là một loại diễn viên hoàn hảo. Mặc dù chịu đau và có khó khăn
trong việc di chuyển với đôi chân tê liệt, Roosevelt vẫn giử bên ngoài một nét
tươi cười và ông đã cẩn thận để tránh bị chụp ảnh trong xe lăn mà ông sử dụng.
Con người, giống như các nhóm động vật linh trưởng
khác, tập trung sự chú ý nơi nhà lãnh đạo. Cho dù doanh giới cao cấp và các vị
tổng thống nhận ra việc này hay không, các tín hiệu mà họ truyền đạt luôn được
theo dõi một cách chặt chẽ. Trí thông minh về cảm xúc liên quan đến việc nhận
thức và kiểm soát các tín hiệu đó, và tinh thần tự kỷ luật có thể ngăn chặn nhu
cầu tâm lý cá nhân do các sai lạc về chính sách. Ví dụ như Nixon, ông có thể đề
ra một chiến lược có hiệu quả về chính sách đối ngoại; nhưng ông ít có khả năng
để điều khiển các nổi bất an cá nhân mà gây cho ông phải tạo ra một “danh sách
các kẻ thù” và cuối cùng dẫn ông đến sự sụp đổ.
Trump có một số kỹ năng về trí thông minh trong cảm
xúc. Ông là một diễn viên có kinh nghiệm tổ chức một chương trình truyền hình
trình bày các đề tài thời sự thực tế, nó cho phép ông khống chế được trong các
cuộc họp sơ bộ đông đảo của Đảng Cộng hòa và gây thu hút sự chú ý đáng kể trong
giới truyền thông. Trang phục các dịp hội họp với chữ ký trên mũ màu đỏ có khẩu
hiệu “Hãy tái tạo cho Mỹ thành vĩ đại” và với một chiến lược chiến thắng trong
việc sử dụng các lời tuyên bố mà “không phải đạo về mặt chính trị” dường như
ông đã đánh lừa toàn bộ hệ thống để gây tập trung sự chú ý vào nơi cá nhân mình
và thu phục được phần lớn công chúng.
Nhưng Trump đã chứng tỏ là có khiếm khuyết trong việc
tự kiểm soát, khiến ông không thể hướng về trọng tâm cho cuộc tuyển cử. Cũng
tương tự như vậy, ông đã thất bại trong việc thể hiện các kỷ luật cần thiết để
làm chủ các chi tiết của chính sách đối ngoại, với kết quả là Trump không giống
như Nixon, Trump được hiểu như là một người ngây thơ về thời sự quốc tế.
Trump có tiếng là một kẻ thô lỗ trong các quan hệ
tương tác với các đồng nghiệp, nhưng cộc cằn tự nó đó không phải là chuyện xấu.
Như Roderick Kramer, nhà Tâm lý học của Đại học Stanford, đã chỉ ra rằng Tổng
thống Lyndon Johnson là một kẻ bắt nạt và nhiều doanh nhân ở Silicon Valley
cũng có một phong cách thô bạo. Nhưng Kramer gọi các nhân vật này là thô kệch,
nhưng họ có một tầm nhìn, họ truyền cảm hứng được cho những người khác muốn đi
theo họ.
Tính tự cao tự đại của Trump đã dẫn ông đến phản ứng
thái quá, mà thường là phản tác dụng, khi ông bị chỉ trích và lăng mạ. Ví dụ
như ông bị lôi cuốn vào một cuộc tranh cãi với một cặp vợ chồng người Mỹ theo đạo
Hồi, họ có người con trai là lính Mỹ đã tử thương ở Iraq, và trong một mối thù
vặt với Paul Ryan, Chủ tịch Hạ viện, sau cảm thấy bị Trump công kích. Trong các
trường hợp này, Trump gây tổn hại trong thông điệp của ông.
Vì khiếm khuyết trong thông minh về cảm xúc nên đã
làm cho Trump phải trả bằng một cái giá là không có sự hỗ trợ của một số các
chuyên gia nổi danh nhất trong đảng và trong nước về chính sách đối ngoại. Theo
lời của họ, “Trump không có khả năng
hoặc không muốn phân biệt sự thật và dối trá. Ông không khuyến khích có các
quan điểm trái ngược. Ông thiếu tự chủ và hoạt động thiếu suy nghĩ. Ông không
thể chịu đựng được những lời chỉ trích.” Hoặc như Holmes ta có thể nói,
Trump đã tự loại mình thành kẻ bất xứng bởi vì tính khí hạng hai của mình.
_______
Joseph S. Nye là cựu Phụ tá Bộ trưởng Quốc phòng Hoa
Kỳ và Chủ tịch Ủy ban Tình báo Quốc gia Hoa Kỳ, Giáo sư Đại học Harvard. Ông là
tác giả “Is the American Century Over?”.
Nguyên tác: Trump’s
Emotional Intelligence Deficit
No comments:
Post a Comment