Tuesday 6 September 2016

KHI CHÁNH ÁN TỐI CAO VÀO BỘ CHÍNH TRỊ (Người Buôn Gió)




Thứ Hai, ngày 05 tháng 9 năm 2016

Kết thúc đại hội đảng 12, chánh án tối cao Trương Hoà Bình được bầu vào Bộ Chính Trị. Đây là trường hợp rất hiếm hoi trong nhiêu năm qua. Từ lâu nhiều câu hỏi đã dấy lên phàn nàn, việc ba ngành công an, viện kiểm sát, toà án mà chỉ có công an là uỷ viên BCT. Còn toà án thì lại không. Trong khi về luật pháp thì toà án phải là nơi cao hơn cả.

 Đại hội 12 đưa chán án Trương Hoà Bình vào BCT đã dấy dư luận rằng trung ương đảng khoá 12 này do TBT Nguyễn Phú Trọng cầm đầu có những chuyển biến về mặt cải cách pháp luật.

 Thế nhưng việc đưa Trương Hoà Bình vào bộ chính trị và nắm chức phó thủ tướng của Nguyễn Phú Trọng và Trương Tấn Sang lại nhằm mục đích khác.

Trương Tấn Sang chọn đề cử Trương Hoà Bình vì tính chất đồng hương, vùng miền và từng gắn bó với Trương Tấn Sang thời Sang còn làm bí thư thành uỷ HCM. Ngay khi làm bí thư thành uỷ HCM, Sang đã đưa Bình về làm phó giám đốc công an TPHCM và thủ trưởng cơ quan điều tra thành phố này. Vụ án bao che cho Năm Can đã khiến Sang phải rời chức bí thư thành uỷ HCM đi làm trưởng ban kinh tế trung ương, một chức vụ vô vị hồi ấy. Còn Bình cũng chịu số phận chuyển đi làm Tổng cục phó cục xây dựng lực lượng vũ trang, một chức cũng vô vị không kém.

Tháng 5 năm 2006 Sang trở lại chính trường trong một chức vụ đầy quyền lực của đảng là thường trực ban bí thư. Ngay sau đó Bình cũng được thăng vượt cấp lên làm thứ trưởng bộ công an và liên tiếp phong tướng trong hai năm liền. Đến năm 2007 được giữ chức chánh án toà án tối cao.

Còn Nguyễn Phú Trọng chấp nhận đề cử của Sang, bởi Trọng thấy Binh là cánh tay đắc lực có thể dùng để giữ gìn chế độ cộng sản cũng như việc thanh toán các đối thủ của Trọng. Trương Hoà Bình vốn xuất thân từ an ninh bảo vệ chính trị và tư tưởng văn hoá của chế độ, điều ấy đạt yêu cầu thứ nhất của Trọng. Trương Hoà Bình lại là đàn em của Tư Sang, kẻ vốn dĩ muốn bắt '' sâu '' nhiều lần không được, sử dụng Bình để tiêu diệt nhóm '' sâu '' phù hợp với ý định của Trọng.

Nhờ đáp ứng được mục đích của Sang và Trọng, chánh án Trương Hoà Bình đã được vào Bộ Chính Trị. Không có câu chuyện cải cách tư pháp nào cho dân chủ ở đây như nhiều người đã lầm tưởng.

Thực tế đã chứng minh vài tháng sau được cất nhắc, Trương Hoà Bình đã không ngần ngại bất chấp phép nước, coi khinh chủ tịch nước Trần Đại Quang để nghe lời chỉ đạo của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng.

http://cand.com.vn/Su-kien-Binh-luan-thoi-su/Pho-Thu-tuong-Truong-Hoa-Binh-yeu-cau-Bo-Cong-an-vao-cuoc-lam-ro-ve-vu-ong-Trinh-Xuan-Thanh-402881/

Bài trên báo công an nhân dân ngày 3 tháng 8 năm 2016 có đoạn thể hiện rõ ý trên.

Đoạn đó như sau :

'' đồng chí Trương Hòa Bình, Phó Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Công an khẩn trương thực hiện ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại văn bản số 1578-CV/VPTW của Văn phòng Trung ương Đảng về việc chỉ đạo cơ quan chức năng của Bộ Công an điều tra làm rõ các vi phạm dẫn đến thua lỗ gần 3.300 tỷ đồng giai đoạn 2012-2013 tại Tổng công ty cổ phần xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC), báo cáo Tổng Bí thư và Thủ tướng Chính phủ.''

Như vậy đã rõ việc Trương Hoà Bình được vào bộ chính trị là để làm công cụ tay sai cho Trọng tiêu diệt phe cánh mà Trọng thâm thù, đây cũng là phe cánh mà Trương Tấn Sang cũng căm ghét. Ngay lập tức để ủng hộ cỗ vũ cho Trọng và Trương Hoà Bình, mặc dù về hưu và sau chuyến ăn chơi dài ngày ở Châu Âu, Trương Tấn Sang đăng đàn cổ vũ Bình, Trọng bằng bài tâm sự trên báo Dân Trí, trong đó có đoạn nhắc đến cần phải tiêu diệt những nhóm lợi ích, sân sau của những quan chức cấp rất cao.


Trương Hoà Bình là con cờ tay sai của Trọng và Sang trong việc thanh toán đối thủ của mình, việc ấy đã rõ qua những chứng cớ trên. 

Từ khi chánh án Trương Hoà Bình vào bộ chính trị và giữ chức thủ tướng, ngành toà án , tư pháp đã có thay đối với nhân quyền, tự do ngôn luận.

Phiên phúc thẩm xét xử anh Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh ngày càng vi phạm hơn về thời hiệu vụ án. Cho đến nay mặc dù đã quá hạn xét xử phúc thẩm vụ án này, nhưng toà án vẫn cứ làm ngơ. Vụ án sơ thẩm xét xử Nguyễn Hữu Vinh được diễn ra khi chánh án Bình đã vào Bộ Chính Trị. Một mức án hà khắc dài đến 5 năm tù cho một người điểm tin, làm báo trung lập như anh Ba Sàm là một mức án tàn bạo, phi nhân tính. Gây bất bình trong xã hội cũng như quan ngại của dư luận quốc tế. Những sai phạm trong việc xét xử này diễn ra một cách trắng trợn không cần che đậy.

Và vụ án hai thanh niên trẻ ở Nha Trang mới đây vì tội danh tuyên truyền chống chế độ, toà án đã tước đoạt quyền lựa chọn luật sư của gia đình. Toà án quyết định chọn luật sư cho bị cáo để tác động ép buộc hai bị cáo này nhận tội. Trong phiên xử này không thân nhân nào của bị cáo được vào phiên toà.

 Minh chứng này càng cho rõ thêm việc chánh án Trương Hoà Bình bổ sung vào bộ chính trị nhằm củng cố sức mạnh đàn áp dân chủ và duy trì chế độ cộng sản như Nguyễn Phú Trọng mong muốn. Các vụ án xét xử người bất đồng chính kiến ngày càng vi phạm luật pháp và nhân quyền một cách thô thiển hơn so với những năm trước đó. Càng tồi tệ hơn là chiều hường này gia tăng theo hướng bất chấp dư luận trong nước và quốc tế.

 Đánh giá lại các sự kiện, vấn đề nêu trên. Để thấy việc chánh án Trương Hoà Bình được vào bộ chính trị, thăng cấp phó thủ tướng không phải là mong muốn cải cách pháp luật theo chiều hướng tiến bộ. Trái lại đó là tăng thêm gọng kìm để xiết chặt quyền con người, quyền tự do ngôn luận của người dân. Cùng với việc thêm sức mạnh để  phục vụ Nguyễn Phú Trọng,, Trương Tấn Sang thanh toán những ân oán cá nhân giữa các lãnh đao cao cấp của đảng với nhau.

 Và xuất thân từ an ninh tư tưởng, đàn em của Trương Tấn Sang. Trương Hoà Bình đã lọt vào mắt của Nguyễn Phú Trọng vì đủ yếu tố thực hiện hai nhiêm vụ trên. Hai nhiệm vụ mà Trọng luôn đặt lên hàng đầu là bảo vệ chế độ CNXH, trấn áp dân chủ đồng thời tiêu diệt phe phái mà Trọng lâ

Được đăng bởi Thanhhieu Hieubui vào lúc 23:57 




No comments:

Post a Comment

View My Stats