Monday, 15 June 2015

Exodus Và Việt Nam | Dư Âm Thuyền Exodus 47 | Thuyền Hải Hồng 1978 và Thuyền Nhân Việt Nam (Phan Văn Song, TS)






Exodus Và Việt Nam
Dư Âm Thuyền Exodus 47
Thuyền Hải Hồng 1978 và Thuyền Nhân Việt Nam

Tuần qua, chúng ta đã kể với quý vị ý nghĩa và hình ảnh một chữ, tuy chỉmột cái từ, nhưng mang rất nhiều biểu tượng. Và những biểu tượng của từExodus – tiếng la tinh hay tiếng Anh, Exode tiếng Pháp – và chúng tôi xin tạm dịch là di tản !
Tuần nầy, xin trình với quý vị ảnh hưởng của từ Exodus nầy đến Phongtrào Vượt Biên, Vượt Biển đúng hơn, của dân chúng miền Nam Việt Nam trốn Nạn Cộng Sản. Và với thời cuộc, tạo ra từ ” Boat People ” định nghiã một cách đặc biệt dành riêng cho “Thuyền Nhơn Tỵ Nạn người Việt Nam” bắt đầu những năm 1978 trở đi, với câu chuyện con tàu chở người tỵnạn Vượt Biên Bán Chánh Thức Hải Hồng do chính tay nhà cầm quyền Hán Ngụy Công Sản tổ chức làm ăn công khai.
Suốt lịch sử thế giới những cuộc di tản đếm không hết. Mỗi thời kỳ binh biến đều có những cuộc di tản, nhiều hay ít. Di tản là xáo trộn, di tản là đau buồn, là hình ảnh máu lữa, là hình ảnh chết chóc, xác người lẫn lộn xác súc vật (mà Việt Cộng ca, gọi là Đường Vinh Quang Xây Xác Quân Thù), và đồ vật, áo quần bỏ lại rơi rớt…Nhớ lại những hình ảnh không xa lắm, chỉ 40 năm trước, chỉ 45 năm trước ! Tại Miền Nam Việt Nam ta, thời Việt Nam Cộng Hòa ta ! 

Phải nói rõ rằng Việt Nam Cộng Hòa là một thực thể chánh trị khác hẳn với Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa – Việt Nam Cộng Hòa là một Quốc Gia hoàn toàn Độc Lập được 50 quốc gia trên thế gìới nhìn nhận. Một sự kiện vừa qua chứng minh, VNCH và VNDCCH đều là hai thành viên của Hội Nghị các nước Á Phi – tên tắt là Hội nghị Bandung. Vừa qua, Hội nghị được nhóm lại sau một thời gian ngưng, nay gọi là Á Phi thôi. Ban Tổ Chức vẫn trương cờVàng Ba Sọc Đỏ của VNCH, nằm chỉ cách một cờ của cờ Đỏ Sao Vàng của VNDCH  mới, CHXHCNVN ( Chữ R cho Republique of VN, R hay S cho quốc gia nầy? và chữ S cho Socialist Republique of VN)

Thời gian ấyvì Cộng sản Quốc tế và bọn đàn em Cộng sản Hà Nội xăm lăng miền Nam Việt Nam; Quốc gia, Nước Việt Nam Cộng Hòa thân yêu của chúng ta; nên dân chúng chúng ta bao lần phải di tản, tiếng bình dân ta gọi làchạy giặc, chạy loạn, lánh nạn .
Động từ CHẠY quý vị thấy rõ, hai cẳng bước mau, thân hình chuyển về phía trước, miệng hả ra để thở…chưa kể những hàng hóa ôm theo, đội lên đầu, dùng gánh để gánh…gánh đồ đạt tế nhuyển , gánh cả con, còn bồng con trẻkhỏi kể, hình ảnh đầy rẫy….
CHẠY vì sợ, CHẠY để tránh.
Sợ AI ? Tránh AI ? Chạy Giặc, Chạy Loạn. GIẶC, LOẠN đây là Việt Cộng. Và lánh NẠN, nạn nào ? NẠN Cộng sản. Thế mà ngày nay, sau 40 năm vẫn chưa chừa, chưa tởn NẠN Cộng Sản. Còn muốn đem ra Hải Ngoại nữa ! Miễn bàn ! Ngao Ngán !
Việt Cộng là từ chung để gọi “Giặc Cộng Sản Bắc Việt”. Loạn Cộng Sản Bắc Việt ! Thế mà sau khi thắng trận – thắng trận vì nhờ Đồng Minh Huê Kỳ “bán cái” Nam Việt Nam cho Cộng sản nói chung, chỉ để để “nghéo tay” với ông Thầy của Việt Cộng là Bắc Kinh Tàu Cộng để “hạ bệ” Liên Sô tên đối thủ của Chiến Tranh Lạnh Chống Mỹ thôi !  Việt Cộng huyên hoan với các mỹ từ lường gạt như Giải Phóng, như Nhân Dân …
Giải Phóng gì ? Mà tới đâu dân chúng chạy đến đấy, chạy có cờ, chạy bá thở…
Chạy suốt từ Bắc, giới tuyến Quảng trị, xuyên Con Đường Buồn Thiu – Street Without Joy – La Rue Sans Joie – Quốc Lộ 1 từ Quảng Trị đến Huế – điêu tàn chết chóc, đầy xác người vì pháp kích đuổi theo, chạy đến miền Nam và cuối cùng tận cùng đến Biển, ra khơi tiến về những trại tỵ nạn Mã Lai, Nam Dương, Thái Lan…
Chạy từ miền Tây Trung Nguyên Nam Việt, từ An Khê, Komtum xuyên rừng, vượt dòng Sông Ba bỏ bao nhiêu mạng, chết bao nhiêu trẻ con phụ nữ vì pháo chụp, vì đạn bay để về Biển Đông tìm đường vượt biển xuôi Nam cũng để cuối cùng vượt biển “lánh nạn”.
Nhân dân ? Nhân dân gì ? Ai là Nhân dân ?
Khi cướp Sài gòn, khi chiếm Sài gòn và bức tử Việt Nam Cộng Hòa. Nhân dân được hiểu là Quân chiếm đóng. Và Nhân dân không phải là Nhơn dân, là Dân chúng Miền Nam, Người Dân bị chiếm.

Và trong không khí Việt Nam bị chiếm đóng ấy, câu chuyện Thương Thuyền hay Tàu Hải Hồng.

1. Tàu Hải Hồng và 2499 thuyền nhơn tỵ nạn 

Ngày 10 tháng 11 năm 1978, câu chuyện 2 499 thuyền nhơn và tàu Hải Hổng là một tin nóng được đăng trên mọi trang nhứt các báo chí thế giới.
Xì-căng-đang lòi ra là chính Nhà Cầm quyền Nhà Nước Việt Nam tổ chức việc buôn thương những người di tản, vượt biển để kiếm bạc triệu.
Dưới đây, xin dịch trích lại một phóng sự của hai ký giả Fédéric Lewino và Gwendoline Dos Santos đăng trên tuần báo Le Point, Pháp lúc bấy giờ:

” Cậu bé Tranh, 9 tuổi, nằm nép vào lòng mẹ. Em đói bụng, em khát nước, thân thể em đầy ghẻ lở. Em không còn đủ sức để rên la nữa. Cô em gái của em cũng trong tình trạng như vậy. Tình trạng như vậy cho cả trăm em bé, của cả các bà mẹ, các cụ già, đàn ông. Tất cả bị đè nén, chồng chất, chật chội, chen chúc trong chiếc tàu cũ kỹ tên Hải Hồng.

 Hãi Hùng thì đúng hơn (chúng tôi Phan Văn Song xin bàn)! 

…16 ngày rồi, 16 ngày sau khi rời khỏi Thành phố Hồ Chí Minh – (cái tên mới cà chớn “xâm phạm tiết hạnh” tên Sài gòn yêu quý của chúng ta,) – mà 2499 người Việt Nam trên đường trốn chạy chế độ Cộng sản vẫn đang sống những ngày hãi hùng – effroyable calvaire trong nguyên ngữ. Người ta – Ban Tổ chức – đã hứa rằng hành trình chỉ vài ngày ngắn gọn, nhưng nay kéo dài vô tận. Lương thực mẹ bé Tranh mang theo đã hết sạch, chung quanh là địa ngục dưới trần gian, phân, tiểu, xú uế tràn đầy, tiếng khóc hòa lẫn tiếng rên rĩ, tiếng bụng sôi vì đói.. Trong một góc, cô ký giả người Pháp Léonarda tuy được sự giúp đở kín đáo của đồng nghiệp, cũng bắt đầu tự hỏi, mình có khùng không khi lựa chọn làm phóng sự nầy, và chọn phương tiện nầy để trởvề Pháp…cả tuần nay cô cũng ăn uống thiếu thốn và chịu đựng cái thiếu tắm cực khổ trong không khí oi bức của miền nam á đông nầy.

Cuộc Hành Trình phiêu lưu của con thuyền Hải Hồng, buộc thế giới nghĩ đến cuộc phiêu lưu của con thuyền Exodus 47 năm 47…

…Và chẳng chốc, Hải Hồng biến thành biểu tượng của thuyền nhơn Việt Nam trốn chạy Cộng Sản….

….Từng lớp, từng lớp người, đủ mọi thành phần, đủ mọi gốc gác, dùng đủ mọi phương tiện, từ chiếc ghe đánh cá đi biển, đến các thương thuyền cũ kỹ chởthan, chở đá, đến cả ghe đò mặt dựng giang thuyền, miễn là nổi trên nước là đi. Biển Đông Hải đầy thuyền bè, chở cả ngàn thuyền nhơn, hướng đến Mã Lai, Hong Kong, Nam Dương… Với tý may mắn, họ nhập vào một trại tỵ nạn. Với thiếu may mắn, họ vào bụng cá. Vào nếu hoàn toàn xui xẻo – “xú quẩy”, Angelina Jolie và các Hội từ Thiện sẽ nuôi các con mồ côi họ…

….Và cái khốn nạn nhứt, và cái “xì-căng-đang” nhứt, cái “sốc ” to lớn nhứt đánh vào dư luận thế giới, là cuộc hành trình di tản nầy do nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam tổ chức. Họ bán chổ cho người tỵ nạn, hốt bạc triệu dollars bỏ túi. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử loài người, một nhà cầm quyền tổ chức buôn “người tỵ nạn” với những công dân mình, với những phương tiện mình !”

Âu Châu chia nhau nhận người tỵ nạn:

Cao ủy Tỵ nạn Quốc tế cuối cùng bắt buộc phải nhìn nhận quy chế tỵ nạn chánh trị cho các hành khách tàu Hải Hồng để có phép tiếp tế lương thực và thuốc men. Nhưng chánh quyền Mã Lai từ chối cho phép tiếp tế. Mã Lai buộc thế giới phải kéo tàu Hải Hồng ra hải phận quốc tế ( Tàu Hải Hồng đang ở hải phận Mả Lai xin phép đổ vào bến để khách lên bộ.). Nếu các quốc gia Tây phương muốn cứu người tỵ nạn Việt Nam, các tàu bè và phương tiện Tây phương phải nhận người lên tàu họ. Các trại tỵ nạn ở các quốc gia Đông Nam Á hiện nay quá đầy, không thể nhận thêm nữa.

Cuối cùng ngày 18 tháng 11, 1978, Olivier Stirn, Thứ trưởng Bô Ngoại Giao Pháp, lên tiếng đề nghị ” Pháp sẳn sàng nhận tất cả những người nào trên tàu Hải Hồng muốn đến tỵ nạn tại Pháp”. Các quốc gia Đức, Anh, Hòa Lan, Canada, Bỉ, Huê Kỳ và cả Thụy Sĩ lên tiếng tiếp theo chấp nhận. Đây là lúc chia nhau nhận người tỵ nạn.

Sau nhiều ngày thương thuyết, bàn cải, ngày 21, Pháp nhận 1000 người, HuêKỳ 750, Canada 600, Bỉ 150… Và Mã Lai chấp nhận cho người tỵ nạn tạm thời nhập các trại tỵ nạn Mã Lai để chờ thủ tục chuyển đi Tây Phương.

Tàu Đảo Ánh Sáng và tên Boat People

Cũng cùng ngày 21 tháng 11, năm 1978. nhựt trình Le Monde, tờ báo uy tín nhứt nước Pháp, đăng một tuyên cáo kêu gọi của “Hôi Một Chiếc Tàu cho Việt Nam – Le Comité Un Bateau pour le Vietnam” để đi tìm rước những người tỵ nạn trên Biển Đông Hải. Không chỉ có dân tỵ nạn tàu Hải Hồng, mà có cả ngàn người tỵ nạn khác trên cả ngàn chiếc thuyền mong manh, đầy ấp người chỉ chờ một ngọn sóng hơn bình thường là chìm nghỉm.

Từ dùng trong bản kêu gọi là ” EXODUS ” được tất cả các trang nhứt các báo chí thế giới truyền đăng.

Lời kêu gọi được ký tên bởi Bernard Kouchner, Yves Montand, Raymond Aron, Jean-Paul Sartre, Bernard-Henry Levy … và Brigitte Bardot – những tên tuồi chắc vài quý vị thế hệ chúng tôi biết đến, như tài tử ci nê và danh ca Yves Montand (ca khúc les feuilles mortes- autumn leaves) hay cô đào ci nêBrigitte Bardot, hay nhà văn và hiền triết Jean-Paul Sartre với chủ thuyết Hiện Sinh – Existensialisme.

Một anh chủ một Hảng Hàng hải lớn ở Tân Đảo – Nouvelle Calédonie, thuộc Pháp, có cô vợ người Việt, đề nghị cung cấp chiếc tàu dài 85 thước, tên Đảo Ánh Sáng – Île de Lumière, để đi tìm vớt các boat people – tên boat people được thông dụng từ đấy. Ngày 30 tháng 3 năm 1979 khởi hành. 9 tháng hoạt động, cứu được 30 000 người.

2. Đàng Sau Màn Kịch Hải Hồng

Một thương vụ khốn nạn “đớp” tiền của Cộng Sản Việt Nam  

Vụ buôn người khốn nạn nạn này bắt đầu năm 1978. Một anh thương gia người Tàu Singapore, tên Tày Kheng Hồng-TKH, thương thuyết với nhóm cầm quyền cộng sản Việt Nam mới một thương vụ ” xuất cảng người tỵ nạn”. Tày Kheng Hồng mua một chiếc thuyền cũ sắp sửa cho đi phế thải. tên Southern Cross, hắn gởi đến T/P Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 1978, chở đầy nhóc dân đi tỵ nạn. Giá 400 lượng (cây) vàng một đầu người. Dỉ nhiên chia chác sòng phẳng với nhà cầm quyền Cộng sản. Với 1250 người tỵ nạn, tàu Southern Cross cặp một đảo hoang, ít người ở đúng hơn, của Mã Lai đổ người tỵ nạn xuống và dzọt lẹ đến một xưởng tàu phế thải để bán thành sắt vụn như chương trình giấy tờ. Mặc kệ dân tỵ nạn nay đã bị “bán cái trao tay” cho chánh quyền Mã Lai.

Tháng 10 năm ấy, một thương vụ – áp phe thứ hai. TKH (Tày Kheng Hồng) mua một chiếc tàu cũ 30 năm, giá 125 ngàn dollars, gốc Singapore tênGolden Hill– Kim Sơn. TKH đổi tên là Hải Hồng. Ngày 15, TKH làm giấy tờđưa chiếc Hải Hồng bán sắt vụn cho một xưởng phế thải ở Hong Kong.Thật sự Hải Hồng tiến thẳng đến Vũng Tàu. Theo thương thuyết với nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam, tàu nhận 1200 thuyền nhơn tỵ nạn, với giá đã thương thuyết như trên.

Đúng lúc sắp sửa nhổ neo, Công An Việt Cộng lên tàu, và buộc THK phải nhận thêm 1249 người nữa, không thì sẽ bắt TKH và tịch thu tàu Hải Hồng. Dỉ nhiên là miễn phí đối với TKH. TKH đành phải nhận lời. Thà ăn ít hơn là mất trắng. Thế là nhà nước ta đỉnh cao trí tuệ khôn hơn người, “đớp” ngon “đớp” gọn 4 triệu dollars, khỏi chia cho ai hết, trên cái khổ của dân tỵ nạn, nhưng cũng gọi là làm phước cho nó “hành trình tự do ” bán chánh thức.!

Ngày nay nhiều “thức giả” nghĩa là người đã thức tỉnh, hay “thức giả bán chánh thức” tung hô khẩu hiệu ca tụng “Hành Trình Tự Do” cũng phải !
Việt Cộng có tội gì đâu ? Việt cộng chỉ gạt thằng buôn người Tày Kheng Hồng gì gì đó, mà nó cũng chẳng phải người Việt , chỉ thằng Tàu Singapore thôi. Và thằng Tàu ấy cũng kiếm khá ” lúi” rồi. Lấy tiền dân tỵ nạn. Đi theo “diện bán chánh thức” chắc ăn hơn nhiều !  400 cây có là bao ! Của tư sản mà ! của tư sản mại bản mà ! Việt Cộng nói “huề trớt”! Ngày nay dân Hải ngoại Canada ca tụng Ngày Hành Trình Tự Do là ca tụng cái tư tưởng “ăn cắp” của Việt Cộng. Xin lỗi quý vị, quý vị lượng thứ cho người viết lang bang nổi quạu.

 1260 trẻ con trên Tàu Hải Hồng.

Ngày 24 tháng 10, năm 1978, Tàu Hải Hồng rời bến Vũng Tàu với tất cả  2449 khách hành di tản tỵ nạn. Không một tấc vuông trống trãi, không đủ chổ để nằm. Trẻ con vài tháng, người già đứng tuổi. Thảm sầu. Trả 400 cây mà ở chật cở phòng 5 nhà tù Phan Đăng Lưu, các thằng tù tụi tui ba thằng ngủ chia nhau nằm hai chiếc chiếu. Nhưng còn nằm được, chắc cũng cở nhà tù Đại Lợi, phải ngổi ngồi bó gối.

Tôi nhắc đến mần chi ? Chắc quý vị quên cả rồi, vì ngày nay có nhiều bạn bè biểu tui quên đi, nhắc đến làm chi, tội con cháu – Con cháu ăn thua gì mà tội với vạ – Các bạn muốn quên để tự do “được phép đi về hổ hởi với quê hương” thôi !)

Các nhà cầu, hố xí quá tải, tràn ngập. Các gia đình các thuyền nhơn bắt đầu hốt hoảng. Cầu nguyện, chỉ còn cầu nguyện. Cậu bé Tranh, 9 tuổi, có mặt chia sẻ đau khổ, bất hạnh cùng 1260 trẻ khác. Cuộc sống càng ngày càng tệ. Thuyền trưởng thoạt đầu tính đi HongKong mong rằng chánh sách Anh tiếp người tỵ nạn dù sao cũng “đàng hoàng” hơn (ai ?). Nhưng một trận bão buộc ông đổi hướng. Thế là nhắm hướng Nam Dương. Tàu mệt sức, vì quá tải, vì quá già, máy quá cũ, quá yếu, và bắt đầu trục trặc kỹ thuật. Ăn banh- en panne, máy ngưng, một lần, hai lần, khó khăn bắt đầu ! Khó khăn cũng bắt đầu với lương thực cạn kiệt, nước uống thiếu hụt.

Gặp một Đảo trong Quần đảo Nam Dương, tàu bỏ neo, xin chánh quyền Nam Dương cho đổ người. Nhưng làm sao cắt nghĩa sự có mặt của trên 2000 người khách hàng thuyền nhơn tỵ nạn ? vì giấy tờ thực thụ chánh thức là đi “Hong Kong nhập xưởng phế thải để tàu được bán làm sắt vụn” ?

Anh thuyền trưởng khôn nhưng không ngoan, bèn liên lạc với Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc (UNHCR- United Nations High Commissioner for Refugees)văn phòng chi nhánh Kuala Lumpur, Mã Lai Á và kể một thiên huyền thoại ly kỳ là Tàu Hồng Hải bị một nhóm người tỵ nạn thuyền nhơn vượt biển cướp tàuMột nhóm trên 2000 người với trên 1000 con trẻ chưa kể phụ nữ và người già ? Giởn mặt sao ?

Chánh quyền Nam Dương cũng được tin rằng có nhiều nghi vấn trong huyền thoại Hải Hồng bèn ra lệnh tàu phải rởi hải phận Nam Dương-Indonesia.Riếng phía UNCHR, họ cũng nắm rõ hình ảnh Tàu Hồng Hải, rước khách ở Vũng Tàu với sự có mặt của cơ quan cầm quyền Việt Nam ngày 24 tháng 10. Như vậy, Công ước-Convention năm 1951 về các người tỵ nạn chánh trị, vô hiệu không áp dụng được với các người tỵ nạn chánh trị Hải Hồng, vì nhà cầm quyền Việt Nam Cộng Sản TỔ CHỨC tỵ nạn chánh trị trốn Cộng Sản. Và như vậy các thuyền nhơn Hải Hồng là những di dân bất hợp pháp.

Hải Hành Lang Thang của Hải Hồng

Quần Đảo Nam Dương tràn ngập bởi các người tỵ nạn Cộng Sản Việt Nam, Nam Dương đành đuổi Hải Hồng ra hải phận quốc tế, bởi lẽ Nam Dương không muốn nhiều thuyền bè khác kiểu Hải Hồng bắt chước. Úc Châu cũng lên tiếng không nhận.

(Sao giống ngày nay 2015, với các người Hồi Đông Nam Á ở Biển Đông và các người Hồi Bắc Phí và Trung Á ở Địa Trung Hải quá vậy ? Ngày nay không gọi Boat People, vì Boat Poeple chỉ dùng cho thuyền nhơn Việt Nam.)

Tình hình càng gay go hơn, với một phụ nữ chết, và hai bé sơ sanh.

Ngày 8 tháng 11, thuyền trưởng báo cho UNHCR rằng tàu sẽ trực chỉ Mã Lai. Nhưng không nói rõ tình hình y tế, đời sống trên tàu (sợ bệnh truyền nhiểm vì thiếu vệ sanh nên sẽ bị quarantaine chăng ?) Nhưng cùng lúc ấy hình ảnh và phóng sự bắt đầu tràn nhập các kênh thông tin thế giới.

Ngày 9, tàu trình bến Port K’Lang, bến của thủ đô Kuala Lumpur. Thuyền Trưởng xin cặp bến. Không và Cấm di chuyển. Cảnh sát Mã Lai lên xét tàu. Một cảnh tượng điêu tàn hiện ra, bệnh hoạn, thiếu ăn, thiếu uống, ghẻ lở… Bé Tranh cùng bầy trẻ đầy ghẻ chóc, bệnh hoạn.

Mã Lai cho tiếp tế lương thực thuốc men, nước, nhiên liệu nhưng buộc tàu rời bến ra hải phận quốc tế. Không chấp nhận, nhận những người tỵ nạn  nầy ra đi, đồng lỏa với sự xảo quyệt của Nhà Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Nhưng, may quá  Happy End ! 

(Quý vị có thế cái khốn nạn của định nghĩa Ra đi Bán Chánh Thức hay Vượt Biên Bán Chánh Thức do sự rêu rao của bọn Cộng sản cầm quyền chưa ? VìBán Chánh thức, người tỵ nạn vượt biên không hoàn toàn chủ động trong Cái Quyết Tâm Chối bỏ Cộng Quyền nên quy chế Tỵ Nạn chánh trị sẽ bịkhó khăn ! May quá từ Boat People đã cứu chúng ta ! )

Chúng tôi người viết không nghĩ rằng Việt Cộng quá khôn như vậy đâu ! Tất cả chỉ là rùa thôi ! Vì cái lợi trước mặt. Dịp quá tốt để hốt để vét và để tống khứ các bọn Miền Nam Ngụy cứng đầu đó thôi !

3. Kết Luận

Mưu sự tại nhơn, thành sự tại Thiên.
Bi Kịch Hải Hồng kết luận yên ổn, Happy End.

Nhờ Dư Luận Thế Giới. Nhờ Truyền Thông Truyền Hình.

Nhờ Hình Ảnh quyết tâm của các thuyền nhơn Do Thái Exodus với trên 4 500 thuyền nhơn Do Thái, nhứt định hồi hương, được đem ra so sánh với quyết tâm người thuyền nhơn tỵ nạn Việt Nam đi tìm đất sống.

Từ Exodus được sử dụng. Từ Exodus tạo quyết tâm, tạo hy vọng, tạo giấc mơ đi tìm ánh sánh.

Ngày nay, 40 năm người Việt Tự Do tỵ nạn Cộng sản lang thang trong sa mạc xứ người ở Hải Ngoại, như 40 năm dân Do Thái lang thang trong sa mạc đi tìm đất hưá ;

Sắp ngày trở về, trở về tìm lại Sài gòn. Như dân Do Thái thời lang thang – le juif errant – chúc nhau

“Next Year in Jérusalem“. Ta cũng xin chúc nhau. Xin chúc quý vị :

“Next Year in Saigon

Hẹn nhau năm tới ở Sài gòn ! Very, verry soon.

Mong thay !!! .

Hồi Nhơn Sơn, tháng 6
Phan Văn Song

-----------------------------------------


Phan Văn Song, TS
June 9, 2015 | One Bình Luận

Bài học Nghĩa Vụ Và Tự Hào Dân Tộc 2 
Người Do Thái và Những Vượt Biên Di Tản: Từ Sách Exodus – Kinh Thánh Kể Chuyện.
Người Do Thái Vượt Biên
 Di Tản Đi Tìm Đất Hứa. Đến Thuyền Exodus 1947 Đưa Người Tỵ Nạn Do Thái Vượt Biển Hồi Hương Về Lại Đất Hứa


-----------------

May 24, 2015 – 12:09 am | One Comment

Trung Thành và Nghĩa Vụ Với Quốc Gia Không Đặt Vấn Đề Nguồn Gốc Dân tộc“.

Ngày 7 tháng 12 năm 1941, lực lượng quân đội Nhựt Bổn bất ngờ, không tuyên bố khai chiến với Huê kỳ, tấn công Hải Cảng Trân Châu-Pearl Harbour,nằm trên đảo Oahu, thuộc quần đảo Hạ-uy-di-Hawaii, mở đầu cho cuộc tham gia của Huê kỳ vào Đệ Nhị Thế Chiến.
Sự kiện nầy, ảnh hưởng nhiều đến cái nhìn đa nguyên, đa văn hóa của xã hội Mỹ, đặc biệt mang nhiều hậu quả riêng cho cộng đồng người Mỹ gốc Nhựt và cho các Nisei, hâu duệ thế hệ thứ hai, sanh tại Mỹ, của cộng đồng di cư gốc Nhựt bổn.








No comments:

Post a Comment

View My Stats