Wednesday 4 February 2015

We are here (TÚ HOA - Đàn Chim Việt)





TÚ HOA -  Đàn Chim Việt
06:51:pm 04/02/15

A. NHÌN LẠI NĂM 2014:

Năm 2014 qua đi nhưng băng khoăn của các chuyên gia về sách lược Hoa Kỳ đối với Đông Nam Á , Châu Á Thái Bình Dương vẫn còn nguyên. Mọi người chỉ có thể linh tính sẽ có những chuyễn biến quan trọng mà không rõ Obama, Tổng Thống Hoa Kỳ, sẽ có những hành động cụ thể nào trong năm 2015 để hoàn tất khái niệm trở lại Đông Nam Á và Châu Á Thái Bình Dương mà ông đã khởi xướng cho Hoa Kỳ

Trước mắt , có hai vấn đề sau xuyên qua năm 2014:

1. Căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc về tự do hàng hải :

Cuộc gặp gỡ giữa Tổng Thống Obama với Tập Cận Bình , Chủ Tịch Trung Quốc tại Bắc Kinh nhân cuộc họp thuợng đĩnh APEC (Asia Pacific Economic Cooperation) vào tháng 11 năm 2014 không đem đến một thõa hiệp quan trọng nào giữa Bắc Kinh với Washington ngoài những bất đồng căng thẵng tăng dần từ lãnh vực giao thông hàng hải cho đến vấn đề ổn định tài chánh đầu tư tại Đông Nam Á nói riêng và Châu Á Thái Bình Dương nói chung
Sự căng thẳng từ hội nghị APEC giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc về việc chia ảnh huởng đã dẫn đến việc Trung Quốc đứng ra thành lập NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG Á CHÂU AIIB ( Asian Infrastructure Investment Bank) với 50 tỷ Đô la tiền vốn từ Trung Quốc- chiếm hơn 50 % cổ phần để đối chọi với Ngân Hàng Phát triển Á Châu do Hoa Kỳ tài trợ bấy lâu , gọi tắt là ADP- Asian Development Bank , thành lập từ 1966 nhằm tài trợ phát triển kinh tế tại Đông Nam Á

Chỉ có ba nước dứt khoát không tham dự vào AIIB là Úc , Nam Triều Tiên và Indonesia chứng tỏ cho thấy ba nước này hoàn toàn không hề bị ảnh huởng bởi sức hút kinh tế của Trung Quốc ; còn tất cả các nước Á Châu còn lại hầu hết điều có mặt tham dự , trong đó có Ấn Độ và Việt Nam- Riêng Ấn Độ đã được hứa hẹn có một khoảng tiền CHO VAY từ phía Trung Quốc cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng từ đường xá đến xe lữa có thể lên tới 7 tỷ Đô la . Dĩ nhiên Nhật Bản cũng không nằm trong hệ thống ngân hàng AIIB vì còn xung khắc vụ quần đảo Điếu Ngư với Trung Quốc

Hành động này đương nhiên là một thông điệp của ông Tập Cận Bình , lãnh tụ Cộng Sản Trung Quốc gởi đến Hoa Kỳ , khẳng định quyết tâm Lãnh Đạo Đông Nam Á – Châu Á Thái Bình Dương ngang đồng với Hoa Kỳ của Trung Quốc

Trung Quốc cũng thành lập các vùng quân sự cấm bay tại biển Đông ADIZ (Air Defense Identification Zone) mà chính phủ Philippine , Nhật phản đối mãnh liệt vì khiến vùng trời của đất nước họ bị cắt ngăn cấm cản.

Sự kiện hai chiếc máy bay B52 đã được lệnh bay vào vùng cấm bay ADIZ gần quần đảo Điếu Ngư giữa Nhật và Trung Quốc do Trung Quốc quy định vào tháng 11 năm nay càng làm cho những bất đồng về lãnh hải tại Đông Nam Á giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc thêm căng thẳng.

Xin được nhắc lại là hai chiếc B52 này bay chầm chậm công khai không thông báo trước và không né tránh ngay trước mũi của phòng không Trung Quốc để thách thức tuyên bố của Trung Quốc sẽ bắn rơi mọi máy bay vào vùng này trái phép- không có xin phép hay không có đồng ý từ phía Trung Quốc .

Đây là một cái tát tay thẳng vào mặt Trung Quốc rất cương quyết từ phía Hoa Kỳ
Cái tát tay này đã hoàn trấn an được các nước đồng minh Hoa Kỳ tại Đông Nam Á dù chưa thể giải quyết được tận gốc của vấn đề là chấm dứt vĩnh viễn sự hung hăng của Trung Quốc.
Qua năm 2015 , mọi người đang băng khoăn trước những đối sách khi mờ khi tỏ nhưng đầy nguy hiễm cho Trung Quốc của tổng thống Obama sẽ như thế nào ?

2. Việt Nam- Ẩn số của chính sách Biển Đông của Tổng Thống Obama

Cho đến giờ phút này , các chuyên gia vẫn chưa thể đoán được Tổng Thống Obama sẽ dành cho chế độ Cộng Sản ở Hà Nội một chung cuộc như thế nào trong đối sách của mình tại biển Đông .

Người ta chỉ thấy rất rõ chính phủ Obama đang gia tăng ảnh huởng của Washington lên cách hành xử của nhà cầm quyền Cộng Sản tại Hà Nội ngày càng rõ nét trong năm 2014. Nói một cách khác , nhà cầm quyền Cộng Sản Hà Nội đang lần hồi ” đi vào quỹ đạo ” của Washington trong sách lược Biển Đông của Tổng Thống Obama

Năm 2014 cũng là năm mà dàn khoan HD981 của Trung Quốc ngang nhiên vào lãnh hải của Việt Nam để thăm dò dầu khí, cách bờ biển Việt Nam khoảng 120 hải lý dẫn đến sự tự thiêu của một công dân Hoa Kỳ , gốc Việt , tên là Hoàng Thụ , 71 tuổi , nguyên là một quân nhân của Việt Nam Cộng Hòa , để phản đối Trung Quốc làm sửng sốt báo chí địa phương và hiển nhiên , cũng không thoát khỏi sự quan sát của White House trong thầm lặng .

Dàn khoan này đã đi vào bờ biển Việt Nam với một dàn hải quân hùng hậu hộ tống và chỉ rút đi sau lời tuyên bố của Bộ Trưởng ngoại giao Hoa Kỳ , cho rằng đây là một hành động khiêu khích- nguyên văn : “We are particularly concerned – all nations that are engaged in navigation and traffic within the South China Sea, the East China Sea, are deeply concerned about this AGGRESSIVE ACT”

Năm 2014 cũng là một năm bế tắc cho Cộng Sản Hà Nội trong vấn đề thuyết phục Hoa Kỳ bãi bỏ cấm vận về trao đổi mua bán vũ khí cũng như những điều kiện cần thiết cho gia nhập TPP (Trans-Pacific Partnership) bao gồm 12 quốc gia. Những hành động chấp vá bao gồm thả, trục xuất những bloggers của Cộng Sản Hà Nội không đủ mạnh để giới lập pháp Hoa Kỳ thừa nhận sự tiến bộ về Nhân Quyền của Việt Nam để đi đến quyết định chung cuộc về bãi bỏ cấm vận về trao đổi mua bán vũ khí

Việt Nam là ẩn số xuyên qua năm 2014 bởi vì mọi người không biết rõ Tổng Thống Hoa Kỳ đang có những dự tính nào cho sự thay đổi về Chính Trị tại Việt Nam nhằm giúp Hoa Kỳ thuận tiện hơn trong việc thực thị các kế hoạch của mình tại Đông Nam Á

B. THÔNG ĐIỆP CỦA HOA KỲ NĂM 2015 TẠI ĐÔNG NAM Á

Qua năm 2015, các chuyên gia đang chờ đợi những toan tính của Tổng Thống Obama về Việt Nam hiện rõ hơn . Dựa trên hai vấn đề đã trình bày ở trên trong năm 2014 , qua năm 2015 , khái quát chính sách của tổng thống Obama có thể bao gồm ba điểm chính đối với Đông Nam Á cũng như Châu Á Thái Bình Dương:

a. Tiếp tục gia tăng sức ép , buộc Trung Quốc phải hợp tác với Hoa Kỳ trong mọi lãnh vực từ an toàn tài chánh , mạng lưới internet ,an ninh quốc phòng , lưu thông hàng hải trong một khuôn khổ thừa nhận sự lãnh đạo của Hoa Kỳ tại Đông Nam Á và Châu Á Thái Bình Dương

b. Thúc đẫy hợp tác quân sự và kinh tế với Việt Nam trong điều kiện Đảng Cộng Sản cầm quyền bị chia rẽ và phân hóa nội bộ nghiêm trọng do tác động áp lực thay đổi nhân sự từ phía Hoa Kỳ

c. Thắt chặt mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Ấn Độ bằng cách gia tăng viện trợ kiến thiết cơ sở hạ tầng cho Ấn Độ

Mặc dù Do Thái đang cố gắng lôi kéo Hoa Kỳ quan tâm trở lại Trung Đông thông qua xung đột với ISIS- Nhà Nước Hồi Giáo , nhưng Hoa Kỳ đã thể hiện quá rõ quyết tâm quay trở lại Đông Nam Á sau chuyến đi của Tổng Thống Obama sang Ấn Độ ngay đầu năm 2015 , vẽ ra một tương lai phát triển lâu dài giữa hai nước Hoa Kỳ- Ấn Độ trên mọi mặt từ kinh tế đến quan sự .Tổng Thống Obama cũng loan báo về một khoảng tiền VIỆN TRỢ lên đến 4 tỷ đô la cho Ấn Đô , khẵng định vị thế siêu cường về kinh tế trước Trung Quốc -chỉ hứa hẹn cho Ấn VAY MƯỢN mà thôi

Quan trọng hơn hết , cuộc đàm phán quốc phòng lần thứ bảy diễn ra ngay đầu năm 2015 giữa Hoa Kỳ và Việt Nam càng làm cho Cộng Sản Hà Nội có cơ hội nhích gần hơn tới Washington về mặt hợp tác quốc phòng. Sau cuộc đàm phán này , đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam lại khẳng định Hoa Kỳ sẽ là nước đầu tư đứng đầu tại Việt Nam.

Nếu Hoa Kỳ thật sự sẽ là nước đầu tư đứng đầu tại Việt Nam thì điều đó có nghĩa là tư bản Hoa Kỳ được đãm bảo chắc chắn không có bị tổn thất nếu có xãy ra xung đột giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Về phía Trung Quốc , đây là một thông điệp ngấm ngầm của Hoa Kỳ tới Trung Quốc nhằm nhân mạnh quyết tâm hiện diện của Hoa Kỳ tại Việt Nam và yêu cầu Trung Quốc tháo bỏ những ép buộc đe dọa về mặt quốc phòng lên Việt Nam.

Xin nhắc lại năm 2010 , bà Ngoại Trưởng Clinton đã ghé lại Việt Nam hai lần trong năm , một lần vào tháng 7 và một lần vào tháng 10 cũng điều khẳng định cùng một thông điệp- “Hoa Kỳ sẽ là nước đầu tư hàng đầu tại Việt Nam trong hai mươi năm tới “!

Như vậy , nếu chỉ dùng một câu để tóm tất sách lược và đường lối Hoa Kỳ tại Đông Nam Á , chúng ta có thể kết luận rằng chính sách Hoa Kỳ được thể hiện qua câu nói sau :
“WE (American ) ARE HERE !”

TÚ HOA
© Đàn Chim Việt





No comments:

Post a Comment

View My Stats