5.02.2015
Washington
Post 01 tháng 2, 2015
Thomas
A. Bass là một phóng viên điều tra và là giảng viên Anh ngữ tại State
University of New York, thành phố Albany.
Thomas A. Bass
Năm
năm trước đây, tôi bắt đầu một cuộc thí nghiệm – không phải do chính mình thực
hiện – để nghiên cứu tình hình kiểm duyệt ở Việt Nam. Vào năm 2009, tôi đã ký hợp
đồng xuất bản một trong những cuốn sách của tôi ở Hà Nội. Được gọi là "The
Spy Who Loved Us," cuốn sách nói về Phạm Xuân Ẩn, nhà báo Việt Nam danh tiếng
nhất trong chiến tranh Việt Nam. (Ông kết thúc sự nghiệp báo chí của mình với
chức vụ trưởng phòng của tạp chí Time ở Sài Gòn). Chỉ sau chiến tranh chúng ta
mới biết được rằng Ẩn là một điệp viên Cộng Sản đã nhận được hàng chục huy
chương quân sự và đã phục vụ chế độ Bắc Việt như là một vũ khí bí mật chết người!
Người
ta có thể nghĩ rằng một cuốn sách nói về một "Anh hùng Quân đội Nhân
dân" sẽ không gặp phải khó khăn nào khi xuất bản tại Việt Nam, nhưng sự thật
là không có gì xuất bản tại Việt Nam mà không bị kiểm duyệt. Trong vòng năm năm
qua, tôi đã chứng kiến việc người ta cắt xén cuốn sách của mình. Sau cùng, khi
bản dịch được công bố vào năm 2014, tôi đã bay ra Hà Nội để gặp gỡ những người
đã kiểm duyệt [sách của] tôi – hoặc ít nhất nửa tá người trong số họ chịu nói
chuyện với tôi. Đây là những người tốt, những người dũng cảm, những người sẵn
sàng thừa nhận hiện trạng [kiểm duyệt]. Đứng đằng sau họ là đạo quân vô hình hoạt
động bao trùm xã hội Việt Nam.
Các
nhà kiểm duyệt [sách] của tôi, nhiều người trong số họ đồng thời giữ vai trò
biên tập viên và nhà xuất bản, tạ lỗi vì những gì họ đã phải thực hiện. Họ hy vọng
mọi việc sẽ được cải thiện trong tương lai, nhưng khi mà Việt Nam và Trung Quốc
đang ném vào tù ngày càng nhiều các nhà báo, blogger, và các nhà văn khác, ngọn
triều đang chảy ngược! Đây chính là lý do tại sao tôi đã quyết định cho thực hiện
một bản dịch chính xác của cuốn sách và xuất bản song song cả hai phiên bản kiểm
duyệt [của Việt Nam] và bản không kiểm duyệt [trên liên mạng]. Những văn bản liên
hệ đã được phát hành trực tuyến vào tháng 11 năm 2014 (trên mạng Pro &
Contra), cùng với các tài liệu bổ túc do tổ chức quốc tế Chỉ
số về Kiểm Duyệt (Index on Censorship) phát hành trong tuần này.
Các
nhà kiểm duyệt cắt xén những gì từ sách của tôi? Phạm Xuân Ẩn không được phép
“yêu” Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ hoặc quãng thời gian ông theo học ngành báo chí ở
California. Ông chỉ được phép "hiểu" Hoa Kỳ. Tên tuổi và ý kiến của
những người Việt lưu vong bị loại bỏ. Bất cứ những chỉ trích nhắm vào Trung Quốc
hay đề cập đến các hành động hối lộ, tham nhũng hoặc phi pháp của viên chức nhà
nước cũng bị cắt bỏ. Thậm chí Võ Nguyên Giáp, vị tướng vĩ đại đã đưa Việt Nam đến
chiến thắng ở Điện Biên Phủ năm 1954 và đã bị thất sủng trước khi ông qua đời
vào năm 2013, cũng bị loại bỏ khỏi nội dung cuốn sách.
Những
sự kiện phổ biến đã bị cắt ra khỏi lịch sử Việt Nam: “Chiến dịch vàng” năm 1946
(1), khi Hồ Chí Minh trả một khoản hối lộ lớn cho Trung Quốc để họ rút lui khỏi
miền Bắc Việt Nam; chiến dịch cải cách ruộng đất thất bại trong thập niên 1950;
cuộc di tản của các "thuyền nhân" sau năm 1975; chiến tranh năm 1978
tại Campuchia; chiến tranh biên giới chống Trung Quốc năm 1979. Nam tiến, hành
trình lịch sử về phía Nam của người Việt, trong đó họ phấn đấu dọc dãy Trường
Sơn, xâm chiếm các lãnh thổ của người Thượng, người Chăm, người Khmer và của
các "dân tộc thiểu số," cũng đã bị cắt. Ước muốn cuối cùng của Ẩn, là
được hỏa táng và tro cốt của ông rải trên sông Đồng Nai, đã biến mất. Chúng được
thay thế bởi một đoạn mô tả khung cảnh lễ quốc táng với bài điếu văn do người cầm
đầu ngành quân báo đọc.
Ngoài
ra còn có một danh sách dài các "lỗi" trong bản dịch của Hà Nội,
trong đó các nhà biên tập người Việt của tôi hoặc đã một cách thành thật hoặc cố
ý hiểu lầm, chẳng hạn như "người viết mướn," "phản bội,"
"hối lộ," "phản quốc," "khủng bố," "tra tấn,"
"các tổ chức bình phong," "dân tộc thiểu số" và "những
trại cải tạo." Người Pháp không được phép dạy dỗ người Việt bất cứ điều
gì. Người Mỹ cũng không. Việt Nam chưa bao giờ sản xuất dân tị nạn; nó chỉ tạo
ra người định cư. Những qui chiếu xem chủ nghĩa cộng sản như một "thần tượng
sụp đổ" đều bị cắt. Việc Ẩn mô tả mình như một trí óc Mỹ ghép vào cơ thể
Việt đã bị cắt. Thật ra, tất cả các lời đùa cợt của ông đều bị cắt, đó là
chưa kể đến những phân tích của ông về cách người cộng sản thay thế nhà nước cảnh
sát trị của Ngô Đình Diệm với một nhà nước công an trị của chính họ. Cho tới phần
cuối cuốn sách, toàn bộ các trang ghi chú và các nguồn dẫn cũng biến mất.
Trong
thực tế, những thay đổi quỉ quyệt nhất đã xảy ra ở cấp độ ngôn ngữ. Ẩn được
sinh ra ở vùng ngoại ô Sài Gòn. Ông ta là người miền Nam. Nhưng ngôn ngữ miền
Nam và các đặc ngữ văn hóa khác đã bị cắt tỉa ra khỏi văn bản và thay thế bởi
ngôn ngữ của những người miền Bắc lấn chiếm Sài Gòn vào năm 1975. Chế độ kiểm
duyệt liên quan đến việc kiểm soát chính trị và khẳng định quyền lực, nhưng
trong trường hợp này, nó đồng thời liên quan đến việc kiểm soát ký ức, lịch sử,
và ngôn ngữ [của một dân tộc].
Bằng
cách ghi nhận những sự kiện này, tôi không có ý phàn nàn là mình đã gặp phải những
khó khăn đặc biệt nào. Các tác giả Việt Nam bị đẩy vào im lặng và lưu vong đã
phải chịu đựng thống khổ gấp bội phần. Tôi chỉ tô đậm những thực tế của một chế
độ kiên quyết bảo vệ đặc quyền của mình. Ở Việt Nam, quá khứ và cung cách bạn đề
cập đến nó đều là tài sản của nhà cầm quyền.
T.
M.
(1)
Có lẽ tác giả Thomas Bass lầm với Tuần lễ Vàng do Hồ Chí Minh phát động vào năm
1945? (chú thích của người dịch)
3
bình luận
black raccoon viết:
Trong
thực tế, những thay đổi quỉ quyệt nhất đã xảy ra ở cấp độ ngôn ngữ. Ẩn được
sinh ra ở vùng ngoại ô Sài Gòn. Ông ta là người miền Nam. Nhưng ngôn ngữ miền
Nam và các đặc ngữ văn hóa khác đã bị cắt tỉa ra khỏi văn bản và thay thế bởi
ngôn ngữ của những người miền Bắc lấn chiếm Sài Gòn vào năm 1975. Chế độ kiểm
duyệt liên quan đến việc kiểm soát chính trị và khẳng định quyền lực, nhưng
trong trường hợp này, nó đồng thời liên quan đến việc kiểm soát ký ức, lịch sử,
và ngôn ngữ [của một dân tộc]. (Thomas A. Bass)
Đúng.
Qủi quyệt nhất là đúng. Nó có chủ trương tiêu diệt cả một nền văn học VNCH có
truyền thống tiếp nối. Nó du nhập loại văn học và ngữ ngôn hoàn toàn khác biệt
và lìa đoạn cội nguồn. Không phải đơn giản chỉ là giọng nói của người miền Bắc.
Ngay cái “Bắc” đó đã hoàn toàn “lạ”.
Một
người ngoại quốc viết sách và xin xuất bản tại VN như Thomas A. Bass sẽ dễ dàng
nhận ra chuyện này. Vì ngôn ngữ là cái gì gần gũi con người nhất, quen nhất
nhưng thật ra cũng bí ẩn nhất. Tôi cho rằng không có gì đau đớn và tồi tệ cho bằng
bị ức chế bởi bạo lực để đổi thay ngôn ngữ của một dân tộc!
The decline of literature indicates the
decline of a nation. (Johann Wolfgang von Goethe)
Sự tàn tệ của văn chương cho thấy sự tàn lụi của một quốc gia.
Sự tàn tệ của văn chương cho thấy sự tàn lụi của một quốc gia.
-
05.02.2015 vào lúc 10:08 am
Trần
Thị Hải Ý viết:
Ngay
bức hình lịch sử này cũng bị cắt!
http://i1293.photobucket.com/albums/b592/TranThiHaiY/PhotoShopLichSu-03-OK_zps5ce54582.jpg
http://i1293.photobucket.com/albums/b592/TranThiHaiY/PhotoShopLichSu-03-OK_zps5ce54582.jpg
-
06.02.2015 vào lúc 3:48 am
Đặng
Lệ Chi viết:
Thomas
A. Bass đưa ra cái điều ông biết để nói rằng là nhà cầm quyền CSVN nỗ lực giữ
quyền kiểm soát quá khứ. Dân chúng VN thì biết rõ rằng CSVN đã đang và sẽ dùng
mọi thủ đoạn để kiểm soát hết thảy không những quá khứ, hiện tại, mà cả tương
lai mọi người dân.
Những sử nô, sử bút của đảng CS đều xem việc “sáng tác lịch sử” để phục vụ đảng, tìm cách thủ tiêu hết thảy mọi sử liệu bất lợi cho đảng là chuyện đương nhiên phải làm của họ, vì họ đều là đảng viên CS đảng hết cả.
Người dân thừa hiểu sự bịp bợm nhưng thảy thờ ơ vì một cái điều, biết thì biết vậy chớ làm chi được.
Những sử nô, sử bút của đảng CS đều xem việc “sáng tác lịch sử” để phục vụ đảng, tìm cách thủ tiêu hết thảy mọi sử liệu bất lợi cho đảng là chuyện đương nhiên phải làm của họ, vì họ đều là đảng viên CS đảng hết cả.
Người dân thừa hiểu sự bịp bợm nhưng thảy thờ ơ vì một cái điều, biết thì biết vậy chớ làm chi được.
-
07.02.2015 vào lúc 6:18 am
No comments:
Post a Comment