1-2-2015
Báo chí trong nước vừa qua có đăng bài phỏng vấn TS
Trần Công Trục, tựa đề “Ải Nam Quan và thác Bản Giốc được phân chia thế nào”. Với
tư cách là người VN có lẽ là đầu tiên và duy nhất nghiên cứu về hồ sơ các công
ước 1887, 1895 về phân định biên giới Pháp-Thanh tại Văn khố Hải ngoại Pháp
CAOM ở Aix-En-Provence, tôi có một số ý kiến về các phát biểu của TS Trần Công
Trục về vị trí đường biên giới Việt Nam và Trung Quốc tại các địa điểm là Ải
Nam Quan và thác Bản Giốc (cũng như cách phân chia các bãi ngoài cửa sông Bắc
Luân).
Bài phỏng vấn ở đây: http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/tu-lieu/ai-nam-quan-va-thac-ban-gioc-duoc-phan-chia-the-nao-3134512.html
1. Ải Nam Quan:
Nguyên văn ý kiến của TS Trục :
Bài phỏng vấn ở đây: http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/tu-lieu/ai-nam-quan-va-thac-ban-gioc-duoc-phan-chia-the-nao-3134512.html
1. Ải Nam Quan:
Nguyên văn ý kiến của TS Trục :
"Về căn cứ pháp lý, đường biên giới Việt -
Trung đi qua tuyến đường bộ đã được mô tả trong Biên bản hoạch định năm 1886 giữa
Pháp và nhà Thanh là "đường biên nằm ở phía nam Ải Nam Quan, trên con đường
từ Nam Quan đến làng Đồng Đăng”. Khi phân giới, Pháp và nhà Thanh, Trung Quốc
đã cắm mốc số 18 để cố định đường biên giới này, vị trí của mốc này cũng được
mô tả là "nằm trên con đường từ Nam Quan đến Đồng Đăng". Tuy nhiên mốc
này đã bị mất. Trên bản đồ cắm mốc Pháp - Thanh năm 1894, địa danh Nam Quan được
thể hiện ở phía Bắc đường biên giới."
TS Trục nói rằng đường biên giới ở phía nam Ải Nam Quan như vậy là không chính xác. Ở phía nam là ở chỗ nào ? Các biên bản phân định biên giới thuộc hồ sơ công ước 1887 mô tả rõ rệt vị trí các cột mốc trên đường biên giới.
Cần nhắc lại, biên giới giữa các tỉnh Bắc Kỳ và các tỉnh Hoa Nam được Pháp và triều đình nhà Thanh phân định gồm hai thời kỳ: thời kỳ phân định 1885-1887 và thời kỳ phân giới, cắm mốc 1888-1897. Kết quả thời kỳ phân định là công ước 26-6-1887. Thời kỳ phân giới, công việc lại được chia thành nhiều “chiến dịch” (thời gian 1 năm) khác nhau. Có nơi, như vùng biên giới tiếp giáp Quảng Đông và Quảng Tây, phải trải qua đến 3 chiến dịch mới kết thúc. Các văn bản trên thực địa (được ký kết qua các chiến dịch), từ năm 1888-1893, chỉ có hiệu lực sau khi có sự duyệt xét của Tổng lý Nha môn (tức bộ Ngoại giao của Thanh triều) và Đặc sứ Toàn quyền Pháp ở Bắc Kinh. Các biên bản được ký trên thực địa từ 1893-1897 có hiệu lực chung cuộc, thay thế cho mọi văn bản ký kết trước kia (trong cùng một khu vực). Như vậy, các văn bản có hiệu lực cần nghiên cứu là từ 1885-1887 và từ 1893 đến 1897. Các văn bản từ 1888-1893 chỉ có hiệu lực khi có sự duyệt xét và đồng thuận cả hai bên ở Bắc Kinh.
Theo biên bản phân định biên giới Pháp-Thanh ngày 7-4-1886, đường biên giới khu vực Nam Quan được mô tả:
La Commission de Délimitation Franco-Chinoise a
reconnu, le sept avril mil huit cent quatre-vingt-six, qu’à partir du point
situé à cent mètres en avant de la Porte de Nam-Quan, sur la route de Nam-Quan
à Ðồng-Ðăng, la frontière remonte à l’Ouest jusqu’au sommet de la montagne
rocheuse sur lequel est situé le fort marqué A sur le croquis ci-joint,…
Tạm dịch :
« Ủy ban Pháp-Trung Phân định Biên giới nhìn nhận: từ một điểm được xác định cách cổng Nam Quan 100 thước trên đường từ Nam Quan về Ðồng Ðăng, đường biên giới theo hướng Tây, đi lên đỉnh ngọn núi đá mà trên đó có một đồn binh được đánh dấu là điểm A ở trên sơ đồ kèm theo đây… ».
Tức là vị trí đường biên giới khu vực Nam Quan được xác định một cách rõ rệt : cách cổng Nam Quan 100 mét về hướng nam.
Theo biên bản cắm mốc trên thực địa ngày 21-4-1891 cột mốc tại khu vực Nam Quan được xác định như sau:
« Cột thứ 18, Trấn Nam Quan ngoại 鎭南關外: Trên đường Nam Quan về Ðồng Ðăng, cách cửa 100 thước về hướng Nam. Nguyên văn tiếng Pháp trong biên bản : A environ 100m en avant de la porte de Nam-Quan. »
Như thế vị trí cột mốc được cắm phù hợp với biên bản phân định.
Công trình cắm mốc này được chính thức công nhận theo biên bản ký kết giữa đại tá Galliéni và tri phủ Long Châu Thái Hy Bân ngày 19-6-1894.
Tức là vị trí cột mốc số 18 (cách cổng Nam Quan 100 mét) được hai bên cùng nhìn nhận.
Bản đồ ở trên là bản đồ phân giới của Pháp 1892, khu vực Nam Quan.
Bản đồ dưới là bản đồ tỉ lệ 1/100.000 do Sở Địa dư Đông dương ấn hành, ta
thấy vị trí cột mốc được ghi số 18, phù hợp với các biên bản phân định biên giới.
TS Trần Công Trục nói : "đường biên nằm ở phía
nam Ải Nam Quan, trên con đường từ Nam Quan đến làng Đồng Đăng” vì vậy là không
chính xác.
Vấn đề khác, ải Nam Quan trong quá khứ đã nhiều lần bị đánh sập và xây cất lại.
Trong trận đánh Lạng Sơn năm 1884, quân Pháp do tướng Négrier chỉ huy đã phá sập cửa Nam Quan. Đến năm 1885, khi hai phái đoàn Pháp-Trung gặp nhau tại Nam Quan để phân định biên giới, các tài liệu cho thấy cổng Nam Quan đã được xây dựng lại một cách “đồ sộ”, như là một công sự chiến đấu, bằng đá đẻo (có chừa lỗ châu mai), với hai bức tường xây thẳng lên đỉnh núi.
Câu hỏi đặt ra, vị trí của cổng mới có trùng hợp với vị trí của cổng cũ hay không ?
Dưới đây là các tấm hình Nam Quan, qua các bưu thiếp dưới thời Pháp thuộc. Chính xác là từ khoảng năm 1885 đến năm 1940. Ta thấy rõ rệt bức tường xây dài lên đỉnh núi.
Vấn đề khác, ải Nam Quan trong quá khứ đã nhiều lần bị đánh sập và xây cất lại.
Trong trận đánh Lạng Sơn năm 1884, quân Pháp do tướng Négrier chỉ huy đã phá sập cửa Nam Quan. Đến năm 1885, khi hai phái đoàn Pháp-Trung gặp nhau tại Nam Quan để phân định biên giới, các tài liệu cho thấy cổng Nam Quan đã được xây dựng lại một cách “đồ sộ”, như là một công sự chiến đấu, bằng đá đẻo (có chừa lỗ châu mai), với hai bức tường xây thẳng lên đỉnh núi.
Câu hỏi đặt ra, vị trí của cổng mới có trùng hợp với vị trí của cổng cũ hay không ?
Dưới đây là các tấm hình Nam Quan, qua các bưu thiếp dưới thời Pháp thuộc. Chính xác là từ khoảng năm 1885 đến năm 1940. Ta thấy rõ rệt bức tường xây dài lên đỉnh núi.
Đến những năm đầu Thế chiến II, quân Nhật đã truy
lùng những cánh quân kháng chiến người Hoa, lần nữa đã phá hủy tòa kiến trúc
này.
Ải Nam Quan hiện thời chỉ mới được xây lại sau 1945. Kiến trúc hiện thời không thấy có hai bức tường xây dọc lên đỉnh núi mà hai bức tường này thể hiện cho đường biên giới.
Kiến trúc hiện nay gọi là Hữu Nghị Quan, được xây lại trên nền cũ của ải Nam Quan hay đã dời đi chỗ khác ?
Vì thế, cần tìm hiểu vị trí tương đối giữa Đồng Đăng và ải Nam Quan để có thể có một ý kiến về việc khi xây dựng lại, Nam Quan có được xây đúng vị trí hay không (hay đã dời đi về phía VN ?). Vị trí cột mốc số 18 (mà TS Trần Công Trục nói là bị mất) chính xác là ở đâu ?
Tài liệu « De Hanoi à la Frontière du Quang-si » - Từ Hà Nội đến Quảng Tây, của tác giả M. Aumoitte, viết năm 1881. Tác giả tạm dịch như sau :
« Ðồng Ðăng cách cửa ải 2 cây số rưỡi. Nơi đây bề ngoài cũng giống như Kỳ Lừa. Dân chúng phần lớn Tàu lai với thổ dân và sinh trưởng tại đây. Có nhiều tiệm bán lẻ (chạp phô); chỉ có 12 cửa hiệu buôn theo lối trao đổi (bông, dầu hồi, thuốc phiện, thuốc bắc)...
Từ Ðồng Ðăng đến biên giới, con đường chỉ còn là một con đường mòn nhỏ, đá lởm chởm, chạy quanh dưới chân những ngọn đồi trọc và không có người ở. Ra khỏi Ðồng Ðăng được 1O phút là không còn một bóng người. Con đường mòn này mỗi lúc một hẹp, cuối cùng dẫn tới trước một cửa cổng có hai cánh bằng gỗ. Cửa được gắn với một bức tường làm bằng gạch nung, xây dài lên tới đỉnh đồi, có độ cao chừng 50 mét. Hình thức của cổng và hai bức tường xây lên núi tạo thành như một cái phểu. Ðó là biên giới. Trên đỉnh đồi, bức tường chấm dứt và người ta có thể đi qua Quảng Tây không có trở ngại. Trên hai cánh của gỗ có vẽ rồng, phụng mầu sắc rực rỡ. »
Bài viết của ông Aumoitte có đính kèm một bức hoạ cổng Nam Quan như sau :
Ải Nam Quan hiện thời chỉ mới được xây lại sau 1945. Kiến trúc hiện thời không thấy có hai bức tường xây dọc lên đỉnh núi mà hai bức tường này thể hiện cho đường biên giới.
Kiến trúc hiện nay gọi là Hữu Nghị Quan, được xây lại trên nền cũ của ải Nam Quan hay đã dời đi chỗ khác ?
Vì thế, cần tìm hiểu vị trí tương đối giữa Đồng Đăng và ải Nam Quan để có thể có một ý kiến về việc khi xây dựng lại, Nam Quan có được xây đúng vị trí hay không (hay đã dời đi về phía VN ?). Vị trí cột mốc số 18 (mà TS Trần Công Trục nói là bị mất) chính xác là ở đâu ?
Tài liệu « De Hanoi à la Frontière du Quang-si » - Từ Hà Nội đến Quảng Tây, của tác giả M. Aumoitte, viết năm 1881. Tác giả tạm dịch như sau :
« Ðồng Ðăng cách cửa ải 2 cây số rưỡi. Nơi đây bề ngoài cũng giống như Kỳ Lừa. Dân chúng phần lớn Tàu lai với thổ dân và sinh trưởng tại đây. Có nhiều tiệm bán lẻ (chạp phô); chỉ có 12 cửa hiệu buôn theo lối trao đổi (bông, dầu hồi, thuốc phiện, thuốc bắc)...
Từ Ðồng Ðăng đến biên giới, con đường chỉ còn là một con đường mòn nhỏ, đá lởm chởm, chạy quanh dưới chân những ngọn đồi trọc và không có người ở. Ra khỏi Ðồng Ðăng được 1O phút là không còn một bóng người. Con đường mòn này mỗi lúc một hẹp, cuối cùng dẫn tới trước một cửa cổng có hai cánh bằng gỗ. Cửa được gắn với một bức tường làm bằng gạch nung, xây dài lên tới đỉnh đồi, có độ cao chừng 50 mét. Hình thức của cổng và hai bức tường xây lên núi tạo thành như một cái phểu. Ðó là biên giới. Trên đỉnh đồi, bức tường chấm dứt và người ta có thể đi qua Quảng Tây không có trở ngại. Trên hai cánh của gỗ có vẽ rồng, phụng mầu sắc rực rỡ. »
Bài viết của ông Aumoitte có đính kèm một bức hoạ cổng Nam Quan như sau :
Như thế mô tả về hình thái Nam Quan của tác giả
Aumoitte năm 1881 khá phù hợp với các chi tiết ghi từ Đại Thanh Nhất Thống Chí
: Hai bên cửa ải là hai bước tường đá xây dọc lên tới đỉnh núi (núi cao khoảng
50m). Chiều dài bức tường khoảng 377m.
Ải Nam Quan, theo tài liệu này, cách Đồng Đăng 2 cây số rưởi. Khoảng cách hiện nay giữa Đồng Đăng và ải Nam Quan (Hữu Nghị quan), trên bản đồ Google ta thấy không quá 1 cây số.
Ta có thể khẳng định là tòa kiến trúc Hữu Nghị Quan hiện tại không còn ở vị trí cũ của nó vì hai lý do : 1/ kiến trúc này không có hai bức tường chạy lên núi, như những tấm hình, bưu thiếp ngày xưa. 1/ Khoảng cách của nó quá ngắn với Đồng Đăng (không quá 1km), so với ải Nam Quan ngày xưa (hai cây số rưởi).
Xét bản đồ Google Earth dưới đây. Dấu vết của cổng Nam Quan cũ với hai bức tường xây lên đỉnh núi ta có thể tìm thấy.
Ải Nam Quan, theo tài liệu này, cách Đồng Đăng 2 cây số rưởi. Khoảng cách hiện nay giữa Đồng Đăng và ải Nam Quan (Hữu Nghị quan), trên bản đồ Google ta thấy không quá 1 cây số.
Ta có thể khẳng định là tòa kiến trúc Hữu Nghị Quan hiện tại không còn ở vị trí cũ của nó vì hai lý do : 1/ kiến trúc này không có hai bức tường chạy lên núi, như những tấm hình, bưu thiếp ngày xưa. 1/ Khoảng cách của nó quá ngắn với Đồng Đăng (không quá 1km), so với ải Nam Quan ngày xưa (hai cây số rưởi).
Xét bản đồ Google Earth dưới đây. Dấu vết của cổng Nam Quan cũ với hai bức tường xây lên đỉnh núi ta có thể tìm thấy.
Đường biên giới (đường vàng) là không chính xác. Hữu
Nghị Quan nằm trong tập hợp kiến trúc ở về phía nam của đường vàng (phía dưới
khung A).
Trên tấm hình này tác giả có đóng khung 4 ô chữ nhật màu đỏ A, B, C, D.
Cổng Nam Quan cũ (với hai bức tường xây lên núi) có thể ở một trong bốn khung này.
Hai bức C và D không thấy núi phía bên phải (bên trái là núi đá, bên phải là núi đất) có lẽ bị ủi mất do làm lại đường mới.
Khung A, có dấu vết xây dựng lờ mờ hai bên núi nhưng hẻm núi ở đây hẹp, chỉ thấy 1 con đường.
Khung B, là khung có thể nhất trong 4 khung. Ta thấy còn dấu vết khá rõ rệt của hai bức tường xây lên núi (nơi có hai mũi tên màu xanh) đồng thời có ba con đường : đường mòn cũ, quốc lộ 1A và đường (xa lộ) mới ở xa hơn về bên phải.
Khung C và D, cũng rất có thể Nam Quan cũ đã được xây dựng ở hai nơi này, nhưng xác suất có lẽ không cao bằng khung B. Ta thấy còn rõ rệt dấu vết (như là) bức tường xây lên núi (phía tay trái), nhưng lại không thấy dấu vết phía tay phải.
Vị trí cũ của ải Nam Quan có thể là nơi khung B trên bản đồ Google Earth. Vị trí này cách Hữu Nghị Quan hiện thời vài trăm mét về phía bắc.
Còn vị trí cột mốc 18, theo mô tả, được cắm trên đường Nam Quan về Đồng Đăng. Con đường này là đường mòn đi sát chân núi bên phải (trên bản đồ SGI). Đường mòn này không phải là quốc lộ 1A hoặc đường xa lộ mới xây sau này. Cả hai đường này ở phía bên phải đường mòn.
Muốn tìm vị trí của mốc 18 cũ ta phải tìm được đường mòn cũ và dấu vết của hai bức tường xây lên núi. Rất có thể dấu vết này thể hiện trong tấm hình của Google Earth ở trên, trong khung màu đỏ B. Sau đó do ngược lại về phía nam 100m.
Nếu giả thuyết đúng vậy, đây mới là vị trí lịch sử của cột mốc 18.
Kết luận về ải Nam Quan:
TS Trần Công Trục cho rằng :
Trên tấm hình này tác giả có đóng khung 4 ô chữ nhật màu đỏ A, B, C, D.
Cổng Nam Quan cũ (với hai bức tường xây lên núi) có thể ở một trong bốn khung này.
Hai bức C và D không thấy núi phía bên phải (bên trái là núi đá, bên phải là núi đất) có lẽ bị ủi mất do làm lại đường mới.
Khung A, có dấu vết xây dựng lờ mờ hai bên núi nhưng hẻm núi ở đây hẹp, chỉ thấy 1 con đường.
Khung B, là khung có thể nhất trong 4 khung. Ta thấy còn dấu vết khá rõ rệt của hai bức tường xây lên núi (nơi có hai mũi tên màu xanh) đồng thời có ba con đường : đường mòn cũ, quốc lộ 1A và đường (xa lộ) mới ở xa hơn về bên phải.
Khung C và D, cũng rất có thể Nam Quan cũ đã được xây dựng ở hai nơi này, nhưng xác suất có lẽ không cao bằng khung B. Ta thấy còn rõ rệt dấu vết (như là) bức tường xây lên núi (phía tay trái), nhưng lại không thấy dấu vết phía tay phải.
Vị trí cũ của ải Nam Quan có thể là nơi khung B trên bản đồ Google Earth. Vị trí này cách Hữu Nghị Quan hiện thời vài trăm mét về phía bắc.
Còn vị trí cột mốc 18, theo mô tả, được cắm trên đường Nam Quan về Đồng Đăng. Con đường này là đường mòn đi sát chân núi bên phải (trên bản đồ SGI). Đường mòn này không phải là quốc lộ 1A hoặc đường xa lộ mới xây sau này. Cả hai đường này ở phía bên phải đường mòn.
Muốn tìm vị trí của mốc 18 cũ ta phải tìm được đường mòn cũ và dấu vết của hai bức tường xây lên núi. Rất có thể dấu vết này thể hiện trong tấm hình của Google Earth ở trên, trong khung màu đỏ B. Sau đó do ngược lại về phía nam 100m.
Nếu giả thuyết đúng vậy, đây mới là vị trí lịch sử của cột mốc 18.
Kết luận về ải Nam Quan:
TS Trần Công Trục cho rằng :
“Như vậy không có chuyện Việt Nam đã nhường Ải Nam
Quan cho Trung Quốc như nhiều người suy diễn theo cảm tính và dựa vào những
thông tin thiếu khách quan, không có giá trị pháp lý.”
Theo tôi thì các thông tin của TS Trục mới là không khách quan, không chính xác và không có giá trị pháp lý. Các thông tin (trong bài phỏng vấn) không hề dựa trên văn bản pháp lý nền tảng là hồ sơ Công ước 1887 về phân định biên giới.
Người ta kết luận nhà nước CSVN nhượng đất ở Nam Quan không hề do “tình cảm”, mà dựa trên những bằng chứng pháp lý, thuyết phục.
(còn nữa)
Publié par Nhan
Tuan Truong à 08:52
No comments:
Post a Comment