Trí thức Việt Nam... Ai đứng? Ai quỳ?
Sau
85 năm có đảng, 70 năm có chính quyền “Của Dân - Do Dân - Vì Dân” và sau 40 năm
nước nhà thống nhất liền một dải, bên cạnh những thành quả tuy là hạn chế, song
không thể phủ nhận, lại là những bất công, đe dọa, mất mát, tụt hậu, băng hoại,
tha hóa, biến chất, chia rẽ, bất cập... cũng rất nặng nề và đáng thất vọng. Vậy
mà giữa những ngày xuân rực rỡ vô biên, vô tận của đất trời tạo hóa 2015 này,
điều trái với thiên cơ, ngược với lẽ đời rằng phải “Mừng đảng” rồi mới “Mừng
xuân” vẫn mặc nhiên tồn tại. Có quá nhiều cứ liệu để nói, trí thức Việt Nam
từ lâu đã vui vẻ chấp nhận và thích nghi với nghịch lý rất khó chịu này. Chỉ
riêng tiểu tiết đó thôi cũng quá đủ để nói: “Kẻ sĩ” thời nay không còn
sinh khí. Chúng ta không xứng tầm là nguyên khí của một giống nòi có lịch sử
hơn cả 4000 năm...
Trong tham luận của giáo sư Trần Quang Hà đọc tại Hội Nghị UBTWMTTQ lần thứ hai trong các ngày 11,12,13 /1/2005, thật bất ngờ, qua tham luận này, chúng ta biết chủ nghĩa Mác Lê đã được các trí thức hàng đầu của đất nước hôm đó hạ bệ và giải thiêng triệt để đến thế nào:
Trong tham luận của giáo sư Trần Quang Hà đọc tại Hội Nghị UBTWMTTQ lần thứ hai trong các ngày 11,12,13 /1/2005, thật bất ngờ, qua tham luận này, chúng ta biết chủ nghĩa Mác Lê đã được các trí thức hàng đầu của đất nước hôm đó hạ bệ và giải thiêng triệt để đến thế nào:
“Đến
đây cho phép tôi mở một dấu ngoặc vì có liên quan đến một sự kiện lớn đã diễn
ra vào đầu năm 1991 ở Hà Nội. ông Đỗ Mười - Nguyên Tổng Bí Thư Đảng, nhân sự kiện
Liên Xô sụp đổ đã triệu tập một hội nghị gồm một trăm nhà khoa học, trí thức
tham vấn, ông Mười hỏi: “LX sụp đổ! Liệu ta sẽ thế nào? Tuyệt đại bộ phận ý kiến
cho rằng, Việt Nam không thể sụp đổ và hiến nhiều kế hay có liên quan đến những
đổi mới đã diễn ra trong 15 năm qua. Tôi nhớ 2 ý kiến chân thành khá độc đáo:
Anh Đào Xuân Sâm giảng viên Học Viện Chính Trị Quốc Gia HCM nói: “Thưa TBT,
tôi xin báo cáo cái bục giảng về chủ nghĩa Mác-Lê nin không còn thiêng liêng nữa
rồi”. Anh Minh cũng là giảng viên Học Viện CTQG HCM nói: “Thưa TBT, tôi
xin nói thật, nay tôi không thuyết phục nổi vợ con tôi về chủ nghĩa Mác-Lê nin
được nữa rồi”.
(Hết Trích)
...Ba
tháng trước ở Thành Đô 3-4/9/1990 ĐCS Việt Nam đã lận được vào lưng mình bài tứ
tuyệt của Giang Trạch Dân:
“Sơn
thủy tương liên/Lý tưởng tương thông
Văn
hóa tương đồng/Vận mệnh tương quan”… rồi!
Quá
yên tâm vì đã “Đi Đêm” thành công như vậy mà 1-1991, ông Đỗ Mười
diễn tuồng tổ chức gặp gỡ 100 trí thức nổi tiếng để tham vấn cái gì nữa. Lại
càng đáng buồn hơn cho ngót trăm vị mũ cao áo dài, nhất là những vị trí thức “Bảo
Hoàng Hơn Vua” hôm đó đã sướng đến phát điên lên khi được “Vua Mười”
mời đến để hiến kế cho ông các chiêu trò để ĐCS tiếp tục cai trị toàn diện dân
tộc Việt Nam. Nhưng xin hỏi thật, khi các quí vị hết mình như thế... các quý vị
có biết ông Mười đã thủ trong túi cái gì chưa? Cái đó ít lâu sau đã nhanh chóng
trở thành lá bùa hộ mệnh “Thập Lục Kim Tự & Tứ Hảo” (16 chữ
vàng - 4 tốt) công khai lấp lánh trên đầu, trên cổ ĐCS Việt Nam và từ đó qua
các hiệp định phân định biên giới trên đất liền, trên biển... cay đắng làm sao,
phần thua thiệt luôn thuộc về dân tộc chúng ta:
“Sau
khi mất Hoàng Sa 1974, Gạc Ma 1988... nay quốc thổ không còn 2/3 Thác Bản Giốc,
Ải Nam Quan, bãi Tục Lãm, đi đâu mất một diện tích đất liền bằng cả tỉnh Thái
Bình cùng hàng loạt các cao điểm chiến lược ở Hà Giang, ở Lão Sơn, còn mà như mất
với Bauxite Tây Nguyên cùng hơn 398374 ha rừng thượng nguồn các tỉnh biên giới
bị nhượng bán cho Tầu khai thác tới nhiều chục năm, tương tự với Vũng Áng Hà
Tĩnh. Về yếu tố Địa – Chính Trị, 2 người bạn chí cốt Lào - CPC xát xạt biên giới
phía Tây, cũng vì lợi ích mà họ đang đu dây giữa ta và Tầu, như ta đu dây giữa
Hoa Kỳ và Trung Quốc chứ có nồng ấm nghĩa tình gì đâu. Quay ra bờ đại dương, ta
mất phần lớn vịnh Bắc Bộ, nay lại đang có nguy cơ mất nốt cả Biển Đông vì “Lưỡi
Bò” 9 đoạn. Việc xuất hiện ngang nhiên bao làng Tầu, phố Tầu, China town ở ngay
giữa các vùng dân cư thành thị của đất nước… như thế vẫn chưa là “Ngũ bề thọ địch!”,
“Bốn bên lửa cháy” hay sao? Về đời sống tinh thần, sau nhiều thập kỷ vọng ngoại,
theo đuổi những giá trị hư ảo đâu đâu, nay xã hội Việt Nam đạo lý truyền thống
đã bị băng hoại, hình ảnh dân tộc bị méo mó, nhân phẩm giống nòi bị hoen ố, cả
dân tộc dắt díu nhau cô đơn dưới bóng cờ “Thập Lục Kim Tự và Tứ Hảo” ba
que xỏ lá, cùng hội cùng thuyền với vài 3 nhà nước bệnh hoạn để tìm đến cái nơi
mà chính ông Nguyễn Phú Trọng TBT đảng gần đây còn nói: “...đến hết thế kỷ này
không biết đã có CNXH hoàn thiện ở Việt Nam chưa?”! Quốc Thổ đang những ngày
như thế, dân tộc đang phải thoi thóp sống những ngày như thế... chẳng lẽ vẫn
chưa là “Trầm Luân”, chưa là “Hệ Luỵ”.
(Quốc
Thổ Trầm Luân Dân Tộc Lụy 6/2014 - NTL)
Những
trí thức được ông Mười tham vấn hôm đó, các quý vị có chút hối hận nào không
khi người Việt Nam lại thêm một lần nhỡ chuyến tầu đi về phía các quốc gia văn
minh và quý vị nghĩ gì về việc không đầy 3 tháng sau (3-1991) Ủy viên BCT Trần
Xuân Bách chính thức bị thanh trừng, đặt dấu chấm hết cho màn tuồng tham vấn
trí thức của Đỗ Mười và từ đó trở đi con đường XHCN mang tên mới là “Định hướng
XHCN”, một thứ “Đường chạy vòng quanh - Một vòng tiều tụy” mà
thôi.
Dám
lội ngược dòng nước chẩy, đưa ra những khuyến cáo về sự hết thiêng của chủ
nghĩa Mác-Lê, kêu gọi ĐCS dũng cảm bước ra khỏi con đường vô vọng đi tìm CNXH,
một thực thể chỉ có trong tưởng tượng của những trí tuệ có vấn đề... anh Sâm,
anh Minh là những Sĩ Phu Bắc Hà thực thụ dám thẳng lưng đứng trước đảng. Anh
Minh là ai tôi chưa một lần được gặp, còn anh Đào Xuân Sâm là người tôi gọi bằng
anh. Anh Sâm gọi bố tôi là cậu ruột, gọi ông nội tôi, cụ Chánh Nguyễn (Bắc Kỳ
Nhân Dân Đại Biểu) là ông ngoại. Tôi biết, sau kỳ anh nói thật với Đỗ Mười
hôm đó, điều gì phải đến với anh đã đến. Anh Sâm bị thất sủng, ngồi chơi xơi nước,
bài viết ra bị các nhà xuất bản từ chối, vài năm sau anh Sâm lặng lẽ về hưu. Một
lần trong tang lễ người Bác ruột tôi ở Trinh Tiết - Đại Hưng, Mĩ Đức, Hà Nội,
tôi hỏi anh Sâm: Anh có nghĩ rằng ông Đỗ Mười thật lòng hỏi anh câu: “Liên
Xô đổ rồi, liệu Việt Nam có đổ không?” và “Vì sao mà anh lại nói những lời
như thế?”. Anh Sâm bảo: “Anh nghĩ là ông ấy thật lòng muốn hỏi nên anh
cũng thật lòng nghĩ sao nói vậy thôi...”. Lần gần đây nhất tôi gặp anh Sâm ở
nhà cụ Lê Hồng Hà nguyên chánh văn phòng Bộ Công An - Nguyên ủy viên đảng đoàn
Bộ Công An... vẫn thấy anh rất tráng kiện và vẫn là người ưu thời mẫn thế, vẫn
canh cánh với thế thái nhân tình, vẫn thấy tên anh trong những văn bản, kiến
nghị, thư ngỏ của trí thức, lão thành gửi ĐCS và nhà nước Việt Nam.
Gần
đây nhất... nói đến những nỗ lực đòi giải thiêng Mác-Lê, giải thiêng con đường
kiếm tìm CNXH vô vọng... không thể không nhắc đến “Thư ngỏ của 61 đảng viên
đảng CSVN gửi BCT ngày 28/7/2014”... còn gọi là “Kiến Nghị 61”.
Hãy cùng nhau đọc lại một vài trích đoạn quan trọng của những Đảng Viên không
chịu quỳ gối này:
“Trước
tình thế hiểm nghèo của đất nước, với trách nhiệm và vị thế của mình, ĐCSVN tự
giác và chủ động thay đổi Cương lĩnh, từ bỏ đường lối sai lầm về xây dựng chủ
nghĩa xã hội, chuyển hẳn sang đường lối dân tộc và dân chủ, trọng tâm là chuyển
đổi thể chế chính trị từ toàn trị sang dân chủ một cách kiên quyết nhưng ôn
hòa. Ngay từ bây giờ, cần thảo luận thẳng thắn và dân chủ trong toàn Đảng và
trong cả nước về tình hình mọi mặt của đất nước và những thách thức trước bước
đi mới rất trắng trợn của Trung Quốc bá chiếm Biển Đông”. Đoạn khác:
“Quan
điểm nêu trên cần được thấu suốt và thực hiện ngay trong việc chuẩn bị và tiến
hành đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội toàn quốc lần thứ XII với các đại biểu
được bầu chọn thật sự dân chủ, đáp ứng được yêu cầu chính trị của đại hội. Đó
là trách nhiệm của các tổ chức đảng các cấp và của từng đảng viên có tinh thần
yêu nước. Đồng thời, kỳ bầu cử Quốc hội sắp tới phải thật sự dân chủ, tạo lập một
Quốc hội chuyên nghiệp, xứng đáng đại diện cho dân, đáp ứng yêu cầu lập pháp
chuyển đổi thể chế chính trị”. Đoạn khác:
“Việc
cần làm ngay để thể hiện sự thực tâm chuyển đổi thể chế chính trị, tạo niềm tin
trong dân là các cơ quan công quyền chấm dứt các hành động sách nhiễu, trấn áp,
quy kết tùy tiện đối với người dân biểu tình yêu nước, đối với các tổ chức xã hội
dân sự mới thành lập, trả tự do cho những người đã và đang bị kết án hình sự chỉ
vì công khai bày tỏ quan điểm chính trị của mình.” (Hết Trích)
Qua sự kiện KN 61... nghĩ về đảng
Buồn
làm sao, sau nửa năm... những lời gan ruột của 61 Đảng Viên, trong đó người có
tuổi đời và tuổi đảng cao nhất là cụ Nguyễn Trọng Vĩnh, sinh 1915 vào đảng năm
1939 và người có tuổi đảng ít nhất là Trung Tá nhà văn Nguyễn Nguyên Bình, vào
đảng 1996 ái nữ của cụ Vĩnh, vẫn không một lần được hồi âm thì có tin đồn: “...Cụ
Thượng ngày nào ra lệnh cấm các chiến sĩ hải quân ở Gạc Ma 1988 không được nổ
súng vào giặc Tầu dẫn đến cái chết tức tưởi của 64 chiến sĩ đồn trú nơi đó đã nổi
khùng đòi khai trừ 61 đảng viên ký KN 61 ra khỏi đảng...” Tôi sợ, với
đà này sẽ có ngày ĐCS sẽ khai trừ cả 90 triệu người Việt Nam trong cũng như
ngoài nuớc ra khỏi cộng đồng dân tộc mất thôi.
May
quá, vừa rồi những gì diễn ra trong Hội nghị Trung ương 10, sau đó là diễn văn
ông Trọng đọc trong lễ kỷ niệm 85 năm ngày thành lập ĐCS Việt Nam 3/2/2015 cùng
những lời tự sướng, nổ hơi bị quá của ông Trọng với dân Vĩnh Linh trong ngày
4/2/2015... khi ông ta nhận được thiệp mừng của Hoàng đế Tập Cận Bình cùng thư
mừng mà ông Trọng khoe là có cả chữ ký của vợ con các ông Obama, Putin... gần
đây nhất những gì mà ông Trọng đưa ra trong lời chúc tết đầu xuân Ất Mùi tới
các quan chức trong đảng, nhà nước, chính phủ và quốc hội... thực sự xứng đáng
là những trả lời hùng hồn nhất của ĐCS dành cho 61 đảng viên đã ký Kiến Nghị
này.
Trước
hết, ĐCS Việt Nam vẫn tiếp tục nhắm mắt trước hiện thực lịch sử là sự sụp đổ
tan tành của hệ thống XHCN thế giới từ hơn 25 năm trước trên lục địa Âu Châu.
ĐCS Việt Nam hôm nay vẫn hoàn toàn vô cảm, không quan tâm gì tới sự đổi hướng đột
ngột của Myanma, của Cuba XHCN đi về phía dân chủ đích thực. ĐCS Việt Nam vẫn
khăng khăng tiếp tục tôn vinh Mác-Lê, vẫn tiếp tục duy trì “Định hướng
XHCN...”.
Với
vấn đề Biển đông: Ngày 2/5/2014 Trung Quốc đột ngột cho giàn khoan HD981 hiện
diện giữa vùng biển chủ quyền 200 hải lý của Việt Nam, TQ đã làm Biển Đông 2014
dậy sóng bởi sự áp đảo của họ về số lượng các loại tầu bay, tầu chiến lớn nhỏ.
Họ ngang nhiên khẳng định cái “Lưỡi Bò 9 đoạn” của họ trên Biển Đông là
có thật, là sự đã rồi đã gây phẫn nộ sâu sắc cho người dân Việt Nam, gây bối rối
tột độ cho ban lãnh đạo Việt Nam cùng với sự im lặng tuyệt đối suốt 2 tháng liền
của ông Trọng. Thực ra HD 981 chỉ là một cú “Dương Đông” để TQ thực hiện
cú “Kích Tây” đầy mưu mô trên đảo Phú Lâm - Hoàng Sa, Trung Quốc chiếm của
VNDCCH năm 1956, đảo Đá Chữ Thập ở Trường Sa TQ chiếm của CHXHCN Việt Nam 1988.
Trong
khi BLĐ Việt Nam bị hút vào sự kiện HD 981 thì các hòn đảo nhân tạo liên tiếp
xuất hiện cùng với đường băng lên xuống cho máy bay chiến đấu của Trung Quốc ở
những nơi hẻo lánh này được gấp rút hoàn thiện, đã biến những hòn đảo này trở
thành những “Tầu Sân Bay” không thể bị đánh chìm, đặt trọn vẹn các đô thị
lớn nhỏ thuộc Trung Phần Việt Nam và cả Sài Gòn nằm gọn trong tầm oanh kích của
không lực Trung Quốc trong không đầy 1 giờ đồng hồ. Khi các mục tiêu chiến lược
kể trên đã đạt được, lợi dụng cơn bão Rammansun trên đường vào Biển Đông, ngày
27-7-2014 Trung Quốc quyết định dịch chuyển sách lược HD 981 đến chỗ khác, vậy
mà tết Ất Mùi 2015 ông Trọng vẫn ca bài ca thắng lợi tinh thần của AQ và bắt
toàn đảng, toàn dân nhắm mắt mà nuốt món “Lẩu Dê” đã ôi thiu: “2014 Ta thắng
lớn ở Biển Đông...”.
Đường
băng trên đảo Phú Lâm – Hoàng Sa. (Ảnh Internet)
Lính
Trung Quốc trên đảo Phú Lâm. (Ảnh Internet)
Ảnh
đồ họa phi đạo trên Đá Chữ Thập - Trường Sa lúc hoàn thành. (Ảnh Internet)
Thắng
lợi lớn mà vẫn không dám hương khói cho hơn 40000 quân và dân 6 tỉnh biên giới
đã bỏ mạng trong chiến tranh Trung-Việt 1979! Thắng lợi lớn mà 11/2/2015 ông Trọng
phải hạ mình gọi điện chúc tết tới hoàng đế TQ Tập Cận Bình! Hai ngày sau ông
Phạm Bình Minh, người ngày 18/6/2014 quắc mắt nhìn người đồng nhiệm Dương Khiết
Trì khi ông này đến Hà Nội, tết này cũng phải xuống nước gọi điện chúc tết kẻ
đã từng đến Hà Nội để kêu gọi “Những đứa con hoang đàng sớm trở về cùng nước
mẹ...”!.
Với
khát vọng đòi thay đổi thể chế chính trị đã quá lỗi thời: Câu trả lời của ông
Trọng là hàng loạt các Bloger lề dân, các gương mặt bất đồng chính kiến nổi tiếng
người thì vẫn phải đón tết 2015 trong tù ngục, người thì bị giam trong chính
ngôi nhà mình ở. Những ngày “Mừng Đảng - Mừng Xuân Ất Mùi” này, làng báo
lề đảng đang choáng váng vì tờ báo chống tiêu cực nổi tiếng “Người Cao Tuổi”
cùng Tổng Biên Tập Kim Quốc Hoa đang đối diện với tố tụng đầy bất công. Đau xót
hơn cả là việc người hùng chống tham nhũng Nguyễn Bá Thanh, trưởng ban nội
chính trung ương đảng bỗng lăn đùng ra chết sau khi làm vỡ 3 cái “Bình nhỡ” mà
không thấy một nỗ lực nào làm sáng tỏ cái chết mang dáng dấp án mạng “Lệ Chi
Viên” thời cộng sản này. Vậy mà ông Trọng vẫn lạnh tanh mà nhắc “Đập Chuột
phải giữ Bình”, “Đổi mới chính trị không phải là làm thay đổi chế độ
chính trị, thay đổi bản chất của Đảng, Nhà Nước”. Có nghĩa là làm gì thì
làm, không được phép làm đảng mất quyền độc tôn cai trị dân tộc. Cho nên khỏi cần
dân chủ bầu bán chi cho mệt, chỉ nội HNTW 10 vừa qua đã có thể thông qua bộ sậu
TW mới gồm 290 vị, Bộ Chính Trị mới 22 vị cho nhiệm kỳ làm vua tập thể cho giai
đoạn 2016 – 2021 rồi. Tức là “Nguyễn Y Vân”, là “Vũ Như Cẫn”. Tức là ĐCS Việt
Nam vẫn tiếp tục “Bao nhiêu năm rồi còn mãi ra đi...” .
Buồn
làm sao... Ất Mùi 2015 đã là năm giữa của thập kỷ thứ 2 của Thiên Niên Kỷ thứ 3
rồi mà ĐCS Việt Nam vẫn giữ nguyên cái khẩu khí có từ những ngày thế hệ U70-U80
chúng tôi còn nằm trong bọc tã. Cho nên câu hỏi vì sao mà Việt Nam càng chống
tham nhũng thì tham nhũng lại càng trầm trọng, càng gắng gỏi cho tăng trưởng
kinh tế thì kinh tế càng bộc lộ quá nhiều yếu kém, bất cập, càng đại ngôn tự ca
ngợi mình thì đảng cũng càng tự làm mất niềm tin trong lòng dân chúng?... Câu
trả lời cho những nghịch lý trên quá là đơn giản, quá là dễ dàng và không đáng
được đặt ra nữa.
Buồn thay kẻ sĩ nước nhà...
Trong
khi tâm thế tỉnh thức cùng những hối thúc đòi bước ra khỏi cơn mê xuyên qua 2
thế kỷ đang trở thành thái độ sống của những người ưu thời mẫn thế thì trí thức
Việt Nam, chính khách Việt Nam... ngoài những cuộc “Nổi Dậy” có tính “Không
thành công cũng thành nhân” của các “Sĩ Phu”, “Giữa đường thấy chuyện bất
bình chẳng tha...” trong thế kỷ XX-XXI kể trên ra, phần đông trí thức còn lại
là dị ứng, thờ ơ, vô cảm với chính trị. Bên cạnh những trí thức vì dân tộc đã
chọn tư thế đứng thẳng làm người... là loại trí thức, loại chính trị gia sẵn
sàng tạo ra một hình ảnh cực kỳ méo mó đối với người có học là quỳ gối, giả vờ
ôm ấp, tôn sùng mãi “Vầng Nhật Nguyệt rọi suốt trăm năm” để vinh
thân phì gia... chứ họ chẳng hề vì ai, yêu ai, tôn thờ ai bằng vì họ, yêu họ,
tôn thờ chính họ cùng thân nhân của họ. Cho nên học giả Nguyễn Gia Kiểng - người
lãnh đạo của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên, một tập hợp của những trí thức rất nặng
lòng với đất nước mới đưa ra một nhận định rất chính xác: “Việt Nam đã chín
muồi cho một chuyển động về dân chủ, nhưng trí thức thì vẫn chưa. Chúng ta giống
như một đoàn tầu mà các toa tầu đều đã sẵn sàng, nhưng động cơ thì vẫn chưa chạy”.
Theo
tôi, “Động Cơ” chưa chạy là đúng thôi, vì “Tài Xế” của đoàn tầu
đó, ngoài một thiểu số đã bừng tỉnh, số còn lại người thì vẫn đang “Đi
đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt”, người thì vẫn đang mãi “Ngủ Vùi”,
thậm chí có người vì cơm áo vì chức tước, bổng lộc, tiền bạc, đất đai, nhà cửa…
mà sẵn sàng buông ra những lời “Tà Dương”, những lời “Mộ Địa”
hết sức bất xứng, để níu kéo một hiện hữu đã chứa đầy những dấu hiệu của lụi
tàn. Một hiện hữu “Thấy bóng Thiên Đường nơi cuối trời thênh thang!”,
(Hát cho một người vừa nằm xuống), như một ca khúc khác của Trịnh Công
Sơn đã viết để khóc người bạn ông, ngày người này giã từ trần thế trong chiến
cuộc tết Mậu Thân 1968. Trớ trêu thay! Thiên Đường này không phải là “Thiên
Đường” như phác họa của Mác – Lê trong các trước tác, lý luận của họ, rằng
nơi đó “Của cải vật chất sẽ nhiều như không khí!”, nơi đó người ta “Không
cần làm cũng có ăn...!”, nếu làm thì “Làm theo năng lực - Hưởng theo nhu
cầu!” mà Thiên Đường đó là “Thiên Đường mù”, Thiên Đường của
vi vu gió thổi và “Chỉ có loài Chim thôi!”. Đó là nơi mà người bạn
của Trịnh đã nằm xuống sau “một lần vào viễn du” từ xa ngái cuộc nội chiến
thê thảm năm nào.
Sau
85 năm có Đảng, 70 năm có chính quyền “Của Dân - Do Dân - Vì Dân” và sau
40 năm nước nhà thống nhất liền một dải, bên cạnh những thành quả tuy là hạn chế,
song không thể phủ nhận, lại là những bất công, đe dọa, mất mát, tụt hậu, băng
hoại, tha hóa, biến chất, chia rẽ, bất cập... cũng rất nặng nề và đáng thất vọng.
Vậy mà giữa những ngày xuân rực rỡ vô biên, vô tận của đất trời tạo hóa 2015
này, điều trái với thiên cơ, ngược với lẽ đời rằng phải “Mừng đảng”
rồi mới “Mừng xuân” vẫn mặc nhiên tồn tại. Có quá nhiều cứ liệu để
nói, trí thức Việt Nam từ lâu đã vui vẻ chấp nhận và thích nghi với nghịch lý rất
khó chịu này. Chỉ riêng tiểu tiết đó thôi cũng quá đủ để nói: “Kẻ sĩ”
thời nay không còn sinh khí. Chúng ta không xứng tầm là nguyên khí của một giống
nòi có lịch sử hơn cả 4000 năm./.
Hà Đông - Những ngày đầu xuân Ất Mùi 2-2015.
Nguyễn Thượng Long.
Nguyên
Giáo Viên dậy Địa Lý Hòa Bình – Hà Tây.
-
Nơi ở: Số nhà 4 - Đường Văn La - Phường Phú La - Hà Đông - Hà Nội - ĐT:
0433521066 & 01652323836 - Email: nguyenthuonglong571@gmail.com
*
*
"Nay
đời sống xã hội Việt Nam về tự do báo chí, tự do ngôn luận, tự do biểu tình, tự
do lập hội, tự do ứng cử, phân hóa giầu nghèo, công bằng xã hội còn tệ hơn cả
thời là thuộc địa của thực dân Pháp. Con đường đi lên XHCN chỉ là “Đường
chạy vòng quanh - Một vòng tiều tụy”. Sau ngót 70 năm đất nước độc lập, thống
nhất đất nước cũng ngót 40 năm... những tác giả đời đầu của con đường vô vọng
này đã ra đi hết. Họ để lại các thế hệ F2-F3 quyền dẫn dắt cả một dân tộc có
4000 năm lịch sử mà nay cả dân tộc vẫn luẩn quẩn đối diện với hối thúc nhận đường...
vì ông tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng mới dọa là “Không biết đến hết thế kỷ
này đã có CNXH hoàn chỉnh ở Việt Nam chưa?” Con đường đó nay ĐCS chỉ rụt
rè gọi là “Định Hướng XHCN” thôi và chỉ thế thôi cũng đủ để phần
lớn của cải xã hội rơi vào túi của cộng đồng quan tham trong biết bao nhóm lợi
ích do đảng tạo nên, biến những người cộng sản giả hiệu thành những tên tư bản
đỏ đích thực cưỡi trên đầu trên cổ nhân dân..."
*
"Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt"
Một
lần... HT, một Ni Cô rất trẻ hỏi tôi: Thưa thầy “Vì sao nhiều người yêu
thích bài “Một Cõi Đi Về” của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đến thế, và khi
viết những ca từ “Từng lời tà dương là lời mộ địa…” TCS muốn nói điều
gì? Mặc dù cũng đã từng nhiều lần tự ru mình bằng bài hát phảng phất chất thiền
ca này, tôi cũng không khỏi lúng túng rồi nói đại với Ni rằng:
“Bài
hát đó được nhiều người yêu thích vì trong đó, có bóng tôi, bóng Ni, thấy cả
bóng dân tộc mình đang cô đơn lạc bước giữa những: "Đường chạy vòng
quanh một vòng tiều tụy", đang mê man vì bị huyễn và tự huyễn bởi những
“Vầng Nhật Nguyệt rọi suốt trăm năm”, đang u mê vì “Mây che trên đầu
và nắng trên vai” suốt từ “Non cao đến biển rộng” , đang trầm luân
trong “Bốn mùa mưa nắng” đến nỗi “Trăm năm vô biên chưa từng hội ngộ/Chẳng
biết nơi nao là chốn quê nhà”...
Tà
Dương - Mộ Địa là những lời gì mà khi nghe phải, con người bị xô đẩy, bị trôi dạt
đến như vậy? Tự Điển tiếng Việt đã giúp tôi hoàn thiện việc trả lời cho câu hỏi
này:
“Dương
là từ đa nghĩa có gốc Hán-Việt. Trong bài này Dương có nghĩa là mặt trời, biểu
tượng của chân lý và trạng thái mãnh liệt, nhưng Tà Dương thì lại là ánh sáng hấp
hối lúc chạng vạng hoàng hôn. Những tín điều mang tính Tà Dương khác gì đâu những
âm thanh nơi tha ma Mộ Địa rất thiếu sức sống”.
Một
thế giới ngự trị là những “VỪNG NHẬT NGUYỆT” đã hết sức sống, sự
hiện diện quá lâu của một thể chế chính trị đã quá lỗi thời, không có đối trọng
là nguyên nhân trực tiếp làm quyền lực bị tha hóa không có giới hạn. Để mãi mãi
duy trì đặc quyền đặc lợi, qua đường lối độc tài toàn trị, ĐCS Việt Nam đã chủ
động tạo ra một “Từ Trường” sợ hãi và cam chịu phủ kín xã hội. Phải
sống trong một môi trường xã hội như thế thì mặc cảm “Trăm năm vô biên chưa
từng hội ngộ/Chẳng biết nơi nao là chốn quê nhà” là đương nhiên. Ca khúc của
Trịnh trước 30-4-1975 đã đề cập được phần nào những nỗi đau đời này. Giờ đây, nếu
thực sự là trí thức chân chính, đồng hành cùng dân tộc thì người trí thức phải
sớm cùng dân tộc bước ra khỏi “Đường chậy vòng quanh một vòng tiều tụy” đầy oan
nghiệt đã làm tan nát nhiều thế hệ người Việt Nam sau ít nhất là 7 thập kỷ.
Trước một tín điều đã không còn giá trị...
Hãy
thử một lần đối diện với một giả định: “Chủ nghĩa Mác-Lê không vào được Việt
Nam!” thì điều gì sẽ xảy ra? Tôi nghĩ một dân tộc có lịch sử 4000 năm đã 13
lần đánh thắng giặc phương Bắc, sớm hay muộn cũng sẽ tìm ra được đường đi, đích
đến cho dân tộc mình. Cái đêm nào đó năm 1923, trong một căn phòng giữa ngõ nhỏ
Compoaint Paris, chàng trai Nguyễn Tất Thành lúc đó mới 33 tuổi đầu, tay ôm luận
cương giải phóng thuộc địa bằng bạo lực của Lenin, mắt đẫm lệ, la hoảng lên giữa
đêm giá lạnh: “Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho
chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta”... Thực ra, đây chỉ là
một trong muôn nẻo lối đi cho nhân loại. Sự sụp đổ của Liên Xô cùng các nước cộng
sản Đông Âu trong thế kỷ trước là minh chứng không thể chối cãi cho kết luận,
con đường này không phải là con đường lý tưởng. Theo tôi ngay trong cái đêm định
mệnh đó, ông Nguyễn đã là người Marxitst-Leninist chính hiệu muốn nhuộm “đỏ”
dân tộc mình rồi. Một chọn lựa hết sức chủ quan và đậm chất “Ngẫu Hứng Lý
Qua Cầu” như thế mà thật tiếc không hề vấp phải sự phản biện nào là đáng kể
của trí thức cùng thời.
Để
dân Việt cùng theo mình đến với lý tưởng cộng sản, ông Nguyễn quá biết dân
Annamis giầu lòng yêu nước sẵn sàng hy sinh tất cả vì nền độc lập, vì quyền
bình đẳng, quyền tự quyết... lúc đó muốn được nghe những điều gì? Và nhờ thế,
ông và các đồng chí cộng sản của ông đã thành công xuất sắc trong việc loại trừ
các đảng phái chính trị yêu nước khác như Việt Nam Quốc Dân Đảng, Đại Việt... để
dành quyền độc tôn lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Nếu như ngay sau cách mạng
tháng 8, ĐCS Việt Nam tổ chức trưng cầu ý dân về tương lai nào cho Việt Nam, chắc
chắn nhân dân Việt Nam không bao giờ lựa chọn con đường của đệ tam quốc tế cộng
sản đầy phiêu lưu khi lấy hận thù giai cấp “Trí Phú - Địa - Hào đào tận gốc
trốc tận rễ”, bạo lực vũ trang, chuyên chính vô sản, kinh tế tập thể, xã hội
bầy đàn, lấy vinh dự được làm tiền đồn này, chiến lũy nọ cho ngoại bang làm lý
tưởng... hoàn toàn là xa lạ với truyền thống dân tộc. Càng bất ngờ hơn khi
không biết từ lúc nào và bối cảnh nào lại có biến tấu thiếu thuyết phục đến thế,
rằng “Yêu nước là yêu CNXH” và “Đi lên XHCN là sự lựa chọn của toàn
dân!”. Một cú phủi tay, một động tác qua cầu rút ván... thật ngoạn mục. Vậy
mà cho đến lúc này, không chỉ người dân mà quá nhiều trí thức vẫn đua nhau ca
hát “Đảng đã cho ta sáng mắt sáng lòng” (Phạm Tuyên)... và cứ mỗi lần
xuân về tết đến là một lần rợp trời đất là khẩu hiệu hết sức vô lý, hết sức
trái chiều là “Mừng Đảng - Mừng Xuân...”. Mùa Xuân muôn thuở của tạo hóa
đất trời cũng không thoát khỏi bàn tay bức hại của một đảng chính trị đã hoàn
toàn sơ cứng và biến chất ở tuổi 85.
Nay
đời sống xã hội Việt Nam về tự do báo chí, tự do ngôn luận, tự do biểu tình, tự
do lập hội, tự do ứng cử, phân hóa giầu nghèo, công bằng xã hội còn tệ hơn cả
thời là thuộc địa của thực dân Pháp. Con đường đi lên XHCN chỉ là “Đường
chạy vòng quanh - Một vòng tiều tụy”. Sau ngót 70 năm đất nước độc lập,
thống nhất đất nước cũng ngót 40 năm... những tác giả đời đầu của con đường vô
vọng này đã ra đi hết. Họ để lại các thế hệ F2 - F3 quyền dẫn dắt cả một dân tộc
có 4000 năm lịch sử mà nay cả dân tộc vẫn luẩn quẩn đối diện với hối thúc nhận
đường... vì ông tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng mới dọa là “Không biết đến hết
thế kỷ này đã có CNXH hoàn chỉnh ở Việt Nam chưa?” Con đường đó nay ĐCS chỉ
rụt rè gọi là “Định Hướng XHCN” thôi và chỉ thế thôi cũng đủ để
phần lớn của cải xã hội rơi vào túi của cộng đồng quan tham trong biết bao nhóm
lợi ích do đảng tạo nên, biến những người cộng sản giả hiệu thành những tên tư
bản đỏ đích thực cưỡi trên đầu trên cổ nhân dân.
Cũng
cần phải nói thẳng với nhau rằng, chẳng phải vì chủ nghĩa nào, ý thức hệ nào cả,
tất cả là nhờ lòng yêu nước thuần thành truyền thống của giống nòi mà chúng ta
đã tìm lại được hình hài đất nước nhưng cho đến nay, đất nước vẫn chỉ là một
giang sơn không vẹn toàn, ở đó “Độc Lập thì chưa - Tự Do thì thiếu - Hạnh
Phúc thì không” (NVL). Chúng ta cũng hết sức bình thường thôi khi thoát
khỏi tay ngoại bang Âu – Mỹ thì lại nhanh chóng rơi vào cạm bẫy mềm của ngoại
bang phương Bắc. Qua nội chiến tương tàn 1945-1975 đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy
nhào, qua CCRĐ, Cải tạo tư bản tư doanh sau 1954 ở miền Bắc, sau 30-4-1975 ở miền
Nam, qua các biến cố xã hội như “Nhân Văn Giai Phẩm”, “Xét lại chống đảng”,
tẩy não cho tàn dư của VNCH sau 30-4- 1975 và đang đối xử thô bạo với những tiếng
nói đòi dân chủ, đòi công bằng... đảng cũng đã “Đánh cho dân tộc tan hoang /
Trận đánh đẹp đã đi vào lịch sử” (Hà Sĩ Phu).
Giờ
đây thử một lần đặt Việt Nam bên cạnh các nước trong khu vực cùng cảnh ngộ là
thuộc địa nhưng không có Mác-Lê, làm một test đối chứng thì không một học sinh
trung học nào là không nói: “Dạ thưa... Luận cương Lenin không phải là con
đường tối ưu và duy nhất”. Con đường theo Mác-Lê đi tìm CNXH đó đã làm Việt
Nam tụt hậu toàn diện không chỉ với thế giới, mà tụt hậu đáng xấu hổ ngay với
các lân bang vốn chỉ là những nhược tiểu trong khu vực và đến nay Việt Nam vẫn
chỉ là quân tốt đen trên bàn cờ của các siêu cường. Trong khi đó ám ảnh “Bắc
Thuộc” lại chưa bao giờ rõ rệt như lúc này. Nỗi đau này lại kéo quá dài đến
nỗi không ít người đã đặt ra một nghi vấn: “Hình như sau 85 năm theo đảng,
70 năm sống với độc tài toàn trị, dân tộc đã bị liệt kháng, còn trí thức vì cơm
áo, vì danh vọng, vì một chữ cầu an mà đã mất hết khả năng tỉnh thức, mất hết
khả năng làm đầu tầu”.
Trí thức Việt Nam hèn hay không hèn...?
Tôi
nghĩ những biểu hiện của nghi vấn trên là có cơ sở, nhưng chỉ là nhất thời, một
dân tộc có văn hiến 4000 năm, đã 13 lần đập tan giặc phương Bắc, một dân tộc có
những bậc Minh Quân lỗi lạc như Thánh Gióng, Hai Bà Trưng, Ngô Quyền, Lý Thường
Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung... dân tộc đó không dễ mà bị liệt
kháng. Còn trí thức Việt Nam, họ có yếu hèn không? Câu trả lời là tùy thuộc nhận
thức của mỗi người, nhưng cũng có những hiện thực không thể phủ nhận: Ngay sau
ngày giải phóng miền Bắc 1954 đã xảy ra vụ đàn áp “Nhân Văn Giai Phẩm”,
với những tên tuổi văn nghệ sĩ lớn như Trần Dần, Hoàng Cầm, Lê Đạt, Nguyễn Hữu
Đang, Phùng Quán, Thụy An, Văn Cao, Đặng Đình Hưng..., vụ bỏ tù không xét xử
nhóm “Xét lại chống đảng” gắn liền với cha con Vũ Đình Huỳnh, Vũ
Thư Hiên, Võ Nguyên Giáp, Đặng Kim Giang, Chu Văn Tấn, Hoàng Minh Chính, Lê
Liêm, Văn Doãn... muộn hơn là sự kiện Ủy Viên BCT Trần Xuân Bách, tướng Trần Độ...
vì cổ súy cho một Việt Nam đi vào quỹ đạo Dân Chủ - Đa Nguyên như những gì mà
các nước cộng sản Đông Âu đã thành tựu được, ông Bách, ông Độ bị đối xử như những
kẻ trở cờ, phản bội... còn nhân dân mãi mãi coi họ là những Sĩ Phu tuẫn tiết, “Tử
Vì Đạo”. Cũng trong giai đoạn này không thể không nhắc đến những tên tuổi lớn,
chính khách lớn như Trường Chinh (1907-1988), Nguyễn Cơ Thạch (1921-1998), Võ
Văn Kiệt (1922-2008)... với những khát vọng lúc cuối đời là muốn có một VN thay
đổi căn bản về chính trị nhưng tất cả đã ra đi, không hẹn mà cuộc ra đi nào
cũng phảng phất là những nghi án chính trị kiểu “Lệ Chi Viên” với
Đại Công Thần triều Lê là Nguyễn Trãi (1380-1442). Những cái chết đó, mãi mãi
là những dấu hỏi đen cho lịch sử. Những năm gần đây, qua Kiến Nghị 72, Kiến Nghị
61, sự xuất hiện của nhóm Bauxite, các hội đoàn xã hội dân sự, cùng các
Blogger, các nhà báo tự do trong “Lề Dân” cho thấy khát vọng có một Việt Nam -
Dân Chủ - Nhân Quyền - Tam Quyền Phân Lập vẫn không ngừng âm ỉ và sẵn sàng bùng
cháy bất cứ lúc nào. Những cứ liệu trên cho chúng ta thấy, trí thức Việt Nam
không hèn, nhưng nói trí thức Việt Nam hôm nay đã vịn được vào vai các bậc Sĩ
Phu thức giả trong các thế kỷ trước, đã xứng tầm là giới tinh anh, là nguyên
khí của dân tộc chưa? Câu trả lời có lẽ là chưa... vì hình như ở Việt Nam chưa
thực sự ra đời một tầng lớp trí thức chính trị đúng nghĩa thì phải.
...Thế
thì mấy ai còn nhớ trong các ngày 11,12,13-1-2005 tại Hà Nội đã diễn ra Hội Nghị
UBTWMTTQ lần thứ hai. Ở đó giáo sư Trần Quang Hà đã đọc một tham luận hết sức bất
ngờ. Trong tham luận có đoạn:
“Cho
đến đầu năm 1991, kể từ khi đổi mới 1986, tôi đã thu thập được khoảng 4000 tình
huống được phân loại có liên quan đến 4 vấn đề lớn ABCD.
-
A: Đảng và Nhà Nước mất uy tín nghiêm trọng.
-
B: Mất đoàn kết nội bộ từ Bộ Chính Trị, đến các cơ sở.
-
C: Việt Nam trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, nghèo nhưng được
kính trọng. Trong hòa bình thống nhất đất nước nghèo nhưng bị khinh rẻ
-
D: Toàn bộ đạo đức xã hội xuống cấp, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, phi
pháp...
Phân
tích các tình huống ABCD theo phương pháp luận duy vật biên chứng và theo 5 quy
luật của Dịch Lý thì thấy nguyên nhân của các nguyên nhân là: Chế độ toàn trị của
Đảng cầm quyền là đứng trên Hiến Pháp - Luật Pháp và đứng trên nhân dân.”
Bất
ngờ hơn nhiều, tham luận của giáo sư Trần Văn Hà còn cho chúng ta biết chủ
nghĩa Mác Lê đã được các trí thức hàng đầu của đất nước hôm đó hạ bệ và giải
thiêng triệt để đến thế nào. Xin đọc:
“Đến
đây cho phép tôi mở một dấu ngoặc vì có liên quan đến một sự kiện lớn đã diễn
ra vào đầu năm 1991 ở Hà Nội. ông Đỗ Mười - Nguyên Tổng Bí Thư Đảng, nhân sự kiện
Liên Xô sụp đổ đã triệu tập một hội nghị gồm một trăm nhà khoa học, trí thức
tham vấn, ông Mười hỏi: “LX sụp đổ! Liệu ta sẽ thế nào? Tuyệt đại bộ phận ý kiến
cho rằng, Việt Nam không thể sụp đổ và hiến nhiều kế hay có liên quan đến những
đổi mới đã diễn ra trong 15 năm qua. Tôi nhớ 2 ý kiến chân thành khá độc đáo:
Anh Đào Xuân Sâm giảng viên Học Viện Chính Trị Quốc Gia HCM nói: “Thưa TBT,
tôi xin báo cáo cái bục giảng về chủ nghĩa Mác-Lê nin không còn thiêng liêng nữa
rồi”. Anh Minh cũng là giảng viên Học Viện CTQG HCM nói: “Thưa TBT, tôi
xin nói thật, nay tôi không thuyết phục nổi vợ con tôi về chủ nghĩa Mác-Lê nin
được nữa rồi”. (Hết
Trích)
Về
sự kiện này, xin lưu ý người đọc mấy mốc thời gian quan trọng sau: Giữa lúc rừng
núi biên giới phía Bắc chưa hoàn toàn im tiếng súng, biển Đông chưa nhạt phai
màu máu của 64 chiến sĩ HQND chết tức tưởi bởi bàn tay giặc Tầu ở Gạc ma 1988,
nhưng vì quá lo sợ sụp đổ, đặt nhân dân và đất nước qua một bên, ngày
3-4/9/1990 Ban Lãnh Đạo Việt Nam lúc đó gồm Nguyễn Văn Linh (TBT), Đỗ Mười
(CTHĐBT), Phạm Văn Đồng (Cố vấn tối cao) đã lén ký thỏa hiệp Thành Đô với Trung
Quốc. Với thỏa hiệp đó trong tay, cả thầy lẫn tớ hoan hỉ mỗi bên một kiểu. BLĐ
Trung Quốc hoan hỉ có một Việt Nam nhu nhược tự nguyện làm phên giậu cho mình.
BLĐ Việt Nam nhờ thỏa ước đó mà tránh được cái chết chùm tất yếu cùng với Liên
Xô và Đông Âu cộng sản... Nhưng, cái giá đớn đau mà người Việt Nam phải trả là
quá lớn. Bức hình dưới đây làm đau lòng người Việt Nam nào giàu lòng tự trọng
và “Một thời kỳ Bắc Thuộc mới, rất nguy hiểm đã bắt đầu” - (Nguyễn
Cơ Thạch).
Hội nghị Thành Đô 1990
Theo
tôi, nếu là trí thức chính trị chân chính không ai có thể nói rằng mình không
có lỗi khi hoàn toàn không báo động được cho dân tộc biết trước những gì về hiểm
họa tồi tệ này.
Hà
Đông 3-2-2015.
Nguyễn
Thượng Long
-
Nơi ở: Số nhà 4 - Đường Văn La – Phường Phú La – Hà Đông – Hà Nội - ĐT:
0433521066 & 01652323836.
-
Email: nguyenthuonglong571@gmail.com
Đón
đọc: Phần II - NGHĨ VỀ ĐẢNG…
No comments:
Post a Comment