Friday 13 February 2015

Nguyễn Bá Thanh chết thì trách nhiệm có hết? (Huỳnh Bá Hải)





Chi tiết
Được đăng ngày Thứ sáu, 13 Tháng 2 2015 19:21

Như vậy thì sau hơn 6 tháng ở nước ngoài và hơn 1 tháng về Đà Nẵng để điều trị bệnh thì cuối cùng ông Nguyễn Bá Thanh cũng "được cho là chết " vào ngày 13/2/2015. Báo chí ở Việt Nam được bật đèn xanh cho phép đưa tin về cái chết của ông Trưởng ban nội chính trung ương về chống tham nhũng.

Thông tin về cái chết cũng như tang lễ của ông Nguyễn Bá Thanh có nhiều cung bậc nhưng nhìn chung thì có các chi tiết:

1. Tang lễ cữ hành tại tư gia trên đường Cách Mạng Tháng Tám thuộc Thành phố Đà Nẵng chứ không phải tại một địa điểm dành cho đảng viên cao cấp

2. Nghi lễ theo phong tục địa phương chứ không theo nghi lễ mà Trung ương đảng hay Ban nội chính trung ương hay Bộ chính trị hoạch định.

3. An táng tại phần đất của gia đình dòng tộc chứ không vào nợi đã được "quy hoạch" cho cán bộ cấp cao.

Vì sao có chuyện này? 

Theo dõi suốt tiến trình chữa trị bệnh cho ông Nguyễn Bá Thanh từ khi đưa ra nước ngoài cho đến khi về lại Việt Nam cũng có nhiều câu hỏi đặt ra:

1. Vì sao đi Singapore và đi Mỹ chữa trị mà không phải qua Trung Quốc?

2. Vì sao về nước lại chọn ở Thành phố Đà Nẵng mà không phải là Hà Nội?

3. Vì sao về Đà Nẵng thì chọn Bệnh viện Đa Khoa mà không chọn bệnh viện C nơi dành cho cán bộ cao cấp điều trị?

Rất tương tự trường hợp điệp viên Phạm Xuân Ẩn: "Khi tôi chết đừng chôn chung tôi với người cọng sản".

Với tư cách là một đảng viên đảng cộng sản là nhân vật cao cấp trong Ban nội chính trung ương thì ông Nguyễn Bá Thanh đã không hoàn thành nhiệm vụ của một đảng viên mà ông ta cống hiến. Qua cái chết của ông, người ta có quyền kết luận rằng người cộng sản cũng chẳng tốt lành gì với nhau. Nghĩa là ông ta tìm mọi cách xa lánh hay phủ nhận mọi mối liên quan với đảng cộng sản cho dù là những quyền lợi mà đáng ra ông ta được thụ hưởng.

Báo chí Việt Nam đưa tin là từ anh xe ôm cho đến chị bán vé số cũng đến khóc than cho cái chết của ông Nguyễn Bá Thanh mà không nói đến một người giàu có nào ở Hà Nội hay Sài Gòn lên báo chí khóc than cho sự ra đi của một người "có công với dân với nước". Không có người dân Cồn Dầu nào khóc cho cái chết của ông ta. Hàng ngàn dân oan ở Đà Nẵng từng là nạn nhân của ông Nguyễn Bá Thanh chẳng ai được báo chí nhắc đến. Chi tiết người dân nghèo than khóc ông Nguyễn Bá Thanh có cái gì giống giống với cách người Bắc Triều Tiên khóc khi "lãnh tụ " họ đi gặp Mac- Lê Nin. Họ khóc cho cái chết của ông ta chứ không khóc cho mảnh đời nghèo khó của họ.

Là một người con của Quảng Nam Đà Nẵng được cho là thành công nhất làm đẹp quê hương mà cho đến ngày nhắm mắt vẫn còn người bán vé số hay chạy xe ôm hoặc người dân bị chết trong nhà tạm giam thì chắc ông Nguyễn Bá Thanh cũng chưa xong "nợ trần".

Khi Việt Nam có tự do dân chủ thì hồ sơ từng con người được lật trở lại để cho lịch sử phán xét công minh. Chết chưa phải là hết. Mồ to lăng lớn chưa thể nói người đó có công nhiều với dân với nước. Ngàn năm bia miệng kia mới là quan trọng chứ lịch sử bị che đây, làm sai lệch mấy chục năm chưa thấm tháp gì. 

Hơn 1 tháng này từ ngày 9/1/2015 đến ngày 13/2/2015 khi về điều trị ở phòng đặc biệt tại tầng 2 của Khoa ung bướu của Bệnh viện Dà Nẵng được canh gác đặc biệt. Không hình ảnh nào của ông ta được báo chí lề đảng cập nhật gây nghi ngờ cho dư luận. Cùng với những tuyên bố các quan chức làm người ta nghi ngờ . Khi thì "Tau khỏe chứ có chi mô" rồi thì "bệnh ông Thanh tiến trển tốt", nào là "khỏe hơn",  "phục hồi nhanh"... Tất cả là giả dối.

Chỉ có chuyện các bệnh nhân đang điều trị ung thư ở đây là than phiền nhiều nhất là có thật. Số là cổng chính lên các tầng 3 và 4 bị chặn lại để đảm bảo bí mật bệnh tình của ông Thanh. Do vậy các bệnh nhân đi bằng cầu thang phụ rất khó khăn phía sau để lên tầng 3 và tầng 4, người bình thường đi cũng mệt vì leo lên từng người một. Với các bệnh nhân giai đoạn cuối thì họ càng đau đớn khi bị hành thân xác nên nhiều người vừa leo cầu thang vừa nguyền rủa: "Ông này về làm chi mà cho bệnh nhân khốn khổ thế này?". Nhiều người bệnh trước ông Nguyễn Bá Thanh nặng hơn nhưng chưa chết thì ông ta chết trước người ta rồi. Như vậy hơn 1 tháng trước khi chết thì ông Nguyễn Bá thanh cũng làm khổ lụy thêm nhiều người. Chết mà vừa đau đớn thân xác, tốn kém tiền bạc và công sức nhiều người làm cho bao cảnh đời khác liên lụy thì có sướng ích gì? Chết như thế thì đã hết trách nhiệm chưa? 

Với ông Nguyễn Bá Thanh, chết chưa chắc là đã hết.

Huỳnh Bá Hải



No comments:

Post a Comment

View My Stats