Sunday, 8 February 2015

Mùa Xuân và những vị đắng của tuổi thơ Việt Nam! (Nguyễn Quang - Việt Báo)





08/02/2015

Tiết trời năm nay lạnh hơn vào dịp Tết trên các vùng Tây Nguyên của Việt Nam, du khách đến Việt Nam thường có một chuyến du hành vòng quanh đất nước, Đà Lạt có chợ Âm Phủ với những thức ăn nóng về đêm, những món ăn dù không lạ lắm nhưng ai cũng thấy ngon vì giữa khuya trời lạnh món gì bốc khói lên cũng khiến ta thấy thích chính đó là khoái cảm đầu tiên!

Việt Nam dù còn nghèo khổ nhưng cái gì bây giờ cũng nóng, đó là tính hấp dẫn của Việt Nam ngày nay. Như chợ Âm Phủ ở Hà Nội khi đào lên làm đường có đến mấy trăm xác người đã từng bị chôn tập thể và xem ra chuyện dân chủ đất nước này khó xảy ra, nhưng rồi cũng đang rất nóng, không có gì mà không thể xảy ra với dân Giao Chỉ… Mấy trăm tờ báo lề trái, lề phải không bằng một tờ Chân Dung Quyền Lực đánh toét mặt tầng lớp lãnh đạo cộng sản Hà Nội, nhưng càng lộ mặt tham nhũng thì càng kéo nhau lên chức cao hơn vì hầu như sự thường với quyền lực thế gian càng ác càng thêm quyền lực.

Chuyện gắn thêm một sao lên cờ Trung Quốc tại Phủ Chủ Tịch Nước để đón Tập Cận Bình, ngay lúc còn Phó Chủ tịch Trung Quốc, như một thể hiện tình nguyện từ hồn ma Lê Chiêu Thống hiện về cho thời Bắc Thuộc Mới qua Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu, Nguyễn Phú Trọng!

Và trong dân có hối lộ tình dục, có chợ tình ở Sa Pa, ngày xưa mỗi tháng một lần và bây giờ vì nhu cầu của khách du lịch luôn tổ chức vào dịp cuối tuần. Song chuyện mua tình thời giây phút nào cũng có người dẫn đường dắt mối…Chợ tình bây giờ cũng không còn là dịp để trai gái Mông tỏ tình với nhau nữa mà biến thành những cuộc mặc cả để bán tình dục. Cảnh vườn hoa thị trấn Sa Pa với nhiều thiếu nữ người Mông tuổi chừng mười hai đến mười lăm đang trò chuyện rất đẩy đưa với khách, các cô gái yêu kiều xứ Mông ngày nào xinh xắn trong bộ trang phục thổ cẩm, bây giờ mặc quần jeans váy ngắn lang thang xuống chợ tình. Đêm về khuya sương rơi càng lạnh, những giọt sương mang vị đắng của tuổi thơ miền du lịch nổi tiếng Sa Pa.

Trên cao nguyên này cũng như Đà Lạt, những nơi có thắng cảnh và có nhiều du khách đến thăm hầu như các em đều bỏ học, các giáo viên cho biết: trường thì rộng nhưng phải vận động mãi học sinh mới chịu đi học, và hầu hết các trang thiết bị đều thiếu thốn nên ngay cả tiếng Việt các em cũng không thông, thôi đành chờ học tiếng Anh hoặc tiếng quan thoại luôn cho tiện về sau!

Lác đác đâu đây vẫn còn những em bé mặc đồ dân tộc với trên tay những chiếc vòng thổ cẩm đủ màu sắc... Du khách cũng gặp nhiều cháu trên tay cầm những khăn, áo, vỏ gối, chăn, đủ mọi thứ vòng...đang chào hàng. Khi được hỏi những câu giống nhau về việc đến trường lớp hay không và chúng đều có chung sự trả lời: đi học không có tiền, đi bán cái đồ được nhiều tiền hơn!

Những ai còn có tấm lòng đều ưu tư đến con trẻ nơi đây trước dòng chảy cuốn xoáy của đồng tiền. Sa Pa thủ phủ của Lào Cai, một lòng chảo được bao phủ bởi núi non trùng điệp quanh năm mây trắng phủ, con đường lên đỉnh du lịch ngoằn ngoèo theo sườn núi, cũng giống như phong cảnh Đà Lạt, Buôn Mê, KonTum…dọc hai bên đường luôn đầy hoa cỏ dại quanh năm tươi đẹp nhưng giờ đây có vị đắng từ nhụy hoa!

Hầu như ai cũng thích lên chợ tình Sapa khi đến Lào Cai, nơi có vùng du lịch nổi tiếng này, nhưng rồi nhiều khách du lịch đến một lần sẽ không bao giờ trở lại. Nhiều khách nước ngoài lên xe ngồi chờ hàng tiếng đồng hồ mà xe không rời bến, không khí trong xe ngột ngạt chịu hết nổi nên du khách đều muốn xuống xe để chọn xe khác nhưng chủ xe nhất quyết không cho... Đến lúc thu tiền thì người nước ngoài theo sự chứng kiến gấp bốn lần hơn người Việt, có những ông Tây ba lô nhìn xem người Việt trả thế nào thì trả thế ấy, thế là bị chửi bới, quát mắng thậm tệ. Du khách nước ngoài không biết tiếng Việt nhưng nhìn thái độ hung hăng của chủ xe, họ đành móc tiền ra trả cho yên thân một chuyến đến Việt Nam.

Nhiều du khách rời khỏi SaPa hay với nhiều thành phố khác mà như muốn chạy, vì bị những người bán hàng rong đeo bám suốt quyết không tha, họ mời chào mua hàng lưu niệm.

Dọc đường hành hương du khách sẽ được nghe hoặc chứng kiến tận mắt xe khách tông trụ điện, hay tàu lửa cán xe tải, các xe va chạm nhau là chuyện thường ngày.

Du khách cũng nghe những lời tâm sự của công nhân, những người phải ra khỏi tỉnh đi làm xa trở về quê ăn Tết vì Tết Tây và Tết Ta, người Việt vẫn còn ăn hai cái Tết, nhưng năm nay họ không có mấy hy vọng trở lại các thành phố vì các nhà máy phải phải cắt giảm nhân công. Nhiều người nằm lại các thành phố không về nhà chờ xem có thêm được cơ hội nào khác, nhưng quả là mọi chuyện với người dân bình thường đều có thể tiên đoán được: không ai có ý kiến gì vì hàng hóa làm ra đều bất động.

Và tại Sài Gòn đến những ngày giáp tết vẫn còn nhiều người sắp hàng dài trước Sứ quán Hàn quốc để lập thủ tục lấy chồng Hàn ngày càng nhiều hơn hầu mong sao cho một sự đổi đời. Người dân từ Nam chí Bắc nhận ra chỉ có cán bộ Cộng sản, nhất là thành phần tư bản đỏ phung phí từ tiền tham nhũng của chúng, còn người dân đều trong khó khăn.

Một cái Tết không vui vì người dân Việt Nam có nhiều trải nghiệm về chiến tranh và hòa bình, cho dù không có cuộc chiến nào giống nhau. Hiện tình quân đội có thể làm đảo chánh bất cứ lúc nào vì người lãnh đạo chóp bu quân đội bị phơi bày với khuôn mặt nham nhở tham ô hèn hạ nhất trong quân sử Việt Nam. Quân đội đang nhiễu loạn nhưng ở VN chỉ có quân đội mới dẹp được côn an. Ngành công an đang biến thái đến tha hóa nhiều mặt. Quân đội đang bị đánh từ bên trong, ngay trong đầu não! Quân lính mất phương hướng! Tiếng nguyền rủa từ các cựu chiến binh: Chúng tôi sẽ quyết không cho con cháu tham gia bộ đội để cho chúng tham ô!

Sài Gòn năm nay không trang trí nhiều ngoài cái lõm trung tâm Nhà thờ Đức Bà và chấm hết! Không hào phóng như mọi năm cho dù có nhiều tiền đô từ người thân ở nước ngoài gởi về đi nữa. Mọi người đều thấy rằng đất nước này cần thay đổi, tất cả người dân trong nước không còn ngậm ngùi, âm thầm ráng chịu đựng, nhưng họ đã mạnh dạn phát biểu những suy nghĩ của mình mà không có gì sợ hãi. Mọi sự như chỉ cần châm ngòi là nổ!
Các cháu nhỏ tự vứt cái khăn quàng đỏ đồng hành cùng người lớn trong phong trào: Chúng tôi không thích cộng sản.

Chúng muốn vứt những thứ màu đỏ đang là biểu tượng của gian dối chung quanh.
Với một thượng tầng gồm cha chú những người tự nhận là lãnh đạo đất nước đang tranh giành quyền lực, từ lòng tham mà phô bày cái ác tột cùng đến độ không còn là con người với nhau.

Và mỗi độ Xuân về, sau Noel hoặc Tết Tây, mọi người mong rằng các cháu gái vị thành niên sẽ không ồ ạt kéo nhau đi nạo thai, phá thai…vì giết người tại Việt Nam ngày nay trở thành bình thường do mọi thứ từ gia đình, học đường đã dạy cho con em sự gian dối và bạn muốn sống phải biết gian ngoa chứ không phải sự khôn ngoan và thay vì trí thông minh là dạy nhau sự xảo quyệt.

Những mùa Xuân để lại trong lịch sử dân tộc thường là những mùa Xuân tắm máu và hy vọng mùa Xuân này sẽ là một sự thay đổi máu êm thắm hơn khi mỗi người trong chúng ta hãy giảm bớt đi lòng tham, dục vọng khả giác, ích kỷ, kiêu ngạo… đó chính là vứt bỏ thứ độc tài cộng sản nhơ bẩn mà chúng ta hằng kêu gọi.

Nguyễn Quang






No comments:

Post a Comment

View My Stats