Monday, 16 February 2015

Khi một chính khách từ trần (Hoàng Ngọc Tuấn)





Mon, 02/16/2015 - 13:15 — hoangngoctuan

Top of Form
Bottom of Form
Ở các nước tự do và văn minh, khi một chính khách nổi tiếng vừa từ trần, tất cả báo chí và hệ thống truyền hình, truyền thanh đồng loạt đưa tin và ôn lại tất cả những điều tốt và xấu mà chính khách ấy đã làm. Ai đã làm toàn việc tốt thì bản Obituary (Tiểu sử người quá cố) sẽ công bố toàn việc tốt. Ai đã làm cả những việc tốt và xấu thì bản Obituary sẽ công bố cả những việc tốt và xấu. Ai đã làm toàn việc xấu thì bản Obituary sẽ công bố toàn việc xấu.

Ví dụ: Khi tổng thống Suharto của Indonesia chết (2008), thì Orbituary trên báo The Guardian tổng kết tất cả những điều tham tàn khủng khiếp mà ông ta đã làm.

Khi tổng thống Václav Havel của Czech chết (2011) thì Orbituary trên báo The Guardian tổng kết tất cả những gì ông đã làm, và tất cả đều tuyệt vời.

Ở Việt Nam bây giờ thì khác. Khi một chính khách nổi tiếng của Đảng CSVN vừa chết, thì tất cả báo chí và hệ thống truyền hình, truyền thanh đồng loạt đưa tin và ra sức ca tụng, tô vẽ tối đa, và tất nhiên không hề nhắc đến bất cứ một việc xấu hay điều ác nào mà chính khách ấy đã làm.

Thế rồi khi các trang Facebook của vô số cá nhân bắt đầu vạch ra những việc xấu và những điều ác của chính khách ấy, thì lập tức hàng loạt dư luận viên xen vào để tranh cãi với đủ mọi cách nguỵ biện và những "bằng chứng" giả mạo.

Nếu tranh cãi không nổi, thì đội quân dư luận viên bèn giở ra những ngón đòn khác, chẳng hạn:

1/ Dư luận viên rêu rao "nghĩa tử là nghĩa tận" với ý rằng "chết là hết, có gì cũng bỏ qua hết." Ấy thế nhưng kẻ "chết" chẳng "hết" chút nào, vì những lời ca tụng thổi phồng hay láo khoét, và những màn diễn trò ỉ ôi khóc lóc rình rang, con nít khóc, bà già khóc, vẫn kéo dài suốt nhiều ngày sau đó.

Hơn thế nữa, đối với một người bình thường thì sau khi chết, có thể nói "nghĩa tử là nghĩa tận". Nhưng đối với một người đã làm những việc gây ảnh hưởng đến hàng triệu người khác, thì không thể "nghĩa tử là nghĩa tận", mà người ấy phải chịu sự phán xét mãi mãi. Adolf Hitler đã chết năm 1945, nhưng thế giới vẫn tiếp tục phán xét những hành động của Hitler, tiếp tục truy lùng những tên tay sai SS còn lẩn trốn, và tiếp tục lên án tội ác của Hitler để làm một bài học cho hậu thế.

2/ Dư luận viên rêu rao rằng "chuyện Công hay Tội ra sao thì hãy để lịch sử sau này xét". Ấy thế nhưng ngay từ lúc chính khách vừa nhắm mắt thì họ đã tung ra hàng ngàn bài ca tụng cái Công lên tới mây xanh, còn cái Tội thì họ lờ tịt. Và đến khi nào thì "lịch sử sau này" mới "phán xét" thì chẳng ai biết được. Thậm chí, cái gọi là "lịch sử" ấy lại do chính cái hệ thống cầm quyền ấy làm chủ. Cái hệ thống cầm quyền ấy, với cái tài mị dân, lừa đảo và láo khoét của nó, thì nó dư sức viết lại "lịch sử", dư sức biến Đen thành Trắng, Ác thành Thiện.

Sau này, nếu có xảy ra một cuộc tranh luận "xét Công và Tội" của chính khách, thì dư luận viên sẽ xen vào chơi trò đánh lận. Chúng sử dụng cái Công đã được phóng đại quá sức để so với cái Tội đã được che giấu và đã co rút lại chỉ còn một chút xíu. Thực chất của cái trò này là giả vờ đóng vai "khách quan", nhắc đến vài ba chuyện sai lầm lẻ tẻ của chính khách (sau khi chúng đã luôn mồm lải nhải "thông tin này chưa chắc chính xác"!), rồi chúng ráng sức thổi phồng cái Công lên cho khổng lồ (và nhấn mạnh rằng "đây là thông tin chính xác"!). Nói gọn, đó là trò lưu manh, giả vờ nêu ra vài cái sai lầm lẻ tẻ, để ca tụng những cái Công to tát do chúng thổi phồng và bịa đặt.

Ở các nước tự do và văn minh, người ta xét sự nghiệp chính trị của một chính khách như một tổng thể. Nếu một chính khách mà có Tội quá nhiều hơn Công, thì chính khách ấy sẽ bị phê phán chứ không được ca tụng.

Adolf Hitler đã có nhiều cái Công đối với nước Đức, nhưng ông ta có những cái Tội quá lớn, vì thế lịch sử không hề ca tụng ông ta, mà chỉ lên án ông ta.

Mời các bạn đọc bài viết "Hitler's place in history" (Vị trí của Hitler trong lịch sử), trong bộ Bách Khoa Toàn Thư Britannica:







No comments:

Post a Comment

View My Stats