Ngụy Kinh Sinh
Lê Minh
Nguyên
dịch
Như
một quy tắc chung, khi Đảng Cộng sản vận động chống lại sự hình thành các phe
phái, thì đó chính là lúc các phe phái đã được nhanh chóng hình thành, với sự
đe dọa đến các đỉnh cao của quyền lực. Điều gì có thể làm cho các quan chức,
tuy ăn chia không đồng đều các mối lợi tham nhũng, bây giờ lại có thể cùng nhau
đoàn kết để chống lại một kẻ thù chung? Đó chắc chắn không phải cái gọi là thế
lực thù địch của những nhà dân chủ; cũng không phải cái được gọi là liên minh
quốc tế chống Trung Quốc; cũng không phải là các nhóm tôn giáo như Pháp Luân
Công, Thiên chúa giáo, hay tương tự...
*
Mọi
người đều ưa thích tiên đoán những sự việc sẽ xảy ra, nhưng tôi không có tài
năng đó. Tôi không có khả năng tiên đoán về một tương lai xa, vì vậy tôi sẽ chỉ
nói về những triển vọng mà tôi nghĩ cho năm tới. Nhìn chung, tiên đoán đòi hỏi
rất nhiều thông tin và dữ liệu, đó là phạm vi của các chuyên gia và học giả.
Tương tự, đó cũng là nhu cầu cho các công việc của những nhà sử học, nhưng theo
cái hướng ngược lại.
Các
nhà sử học nói về những gì đã xảy ra; nhưng thường thiếu các sự kiện và phải dựa
trên số liệu giai thoại mà nó đòi hỏi rất nhiều ở sự suy đoán và luận cứ. Vì vậy,
điều tự nhiên là, ít đáng tin cậy để tiên đoán tương lai dựa trên những sự kiện
quá khứ và các dữ liệu mà chất lượng chưa được xác nhận.
Vì
vậy, tôi thường không tin những người tiên đoán dựa theo sự kiện và dữ liệu viện
dẫn, nhưng nghiêng nhiều hơn về phía những người đưa ra triển vọng (thay vì
tiên đoán) dựa trên kinh nghiệm và trực giác. Ngoại suy/extrapolate các xu thế
lớn mà nó có thể xảy ra, có lẽ sẽ may mắn cho ra kết quả trúng.
Trong
những năm gần đây của các vấn đề Trung Quốc, những sự kiện ý nghĩa nhất bao gồm
các phong trào dân chủ ở cả Đài Loan và Hồng Kông. Một số người sẽ không đồng
ý. Họ sẽ nói động thái lớn nhất là Tập Cận Bình đang tiến tới việc củng cố chế
độ độc tài vững chắc hơn. Nhưng đó là sự thay đổi chính trị trên một đường ray
bình thường, vì vậy không nên được coi là một sự kiện lớn. Sở dĩ như vậy vì động
thái này không đáp ứng được những tiên đoán mà vài nhóm ưu tú/elites mơ ước, và
tổn thương niềm tự hào của họ. Cho nên, đối với các nhóm ưu tú này, họ xem đó
như là điều lớn nhất thì không đáng ngạc nhiên.
Những
người khác vẫn sẽ từ chối để chấp nhận những điều tôi nêu ra. Họ sẽ nói rằng
Đài Loan đã là một nền dân chủ, vì vậy không còn có phong trào tranh đấu cho
dân chủ. Bình luận như thế tạo ra một sai lầm to lớn. Dân chủ là hệ thống cách
mạng liên tục và phong trào liên tục, được định chế hóa cho công việc đổi mới
và hoàn thiện. Sau khi Hoa Kỳ trở nên độc lập và thiết lập một hệ thống dân chủ
hơn hai trăm năm trước đây, nó đã có đổ máu và thậm chí cách mạng cùng nội chiến.
Cho nên, chúng ta thấy thực tế của sự tiến bộ, điều này làm cho nó trở nên một
mô hình tốt của thế giới.
Mặc
dù Đài Loan được biết đến như là một chế độ dân chủ ổn định, tổng thống đầu
tiên của chính quyền dân chủ này bị vào tù, theo sau là một tổng thống mới,
không chỉ di chuyển gần hơn về phía Trung Quốc đại lục độc tài, mà còn liên tục
cho ra các loại vũ khí kiểu ám sát, làm cho mọi người nghi ngờ ông có ý định đi
về hướng toàn trị. Mặc dù so với Tập Cận Bình ông không thành công, nhưng những
động thái của ông thì đủ để làm cho mọi người sợ hãi và lo ngại rằng tương lai
dân chủ đang bị đe dọa ở Đài Loan.
May
mắn thay, hệ thống dân chủ ổn định có chức năng tự làm mới. Phong Trào Sinh
Viên Hoa Hướng Dương (The Sunflower Student Movement) huy động sự phấn khích của
toàn xã hội do bất mãn. Không chỉ nó ngăn cản Tổng thống Mã Anh Cửu (Ma
Ying-Jeou) trong việc tiếp tục di chuyển gần với chế độ độc tài ở đại lục, mà
còn làm cho Quốc Dân Đảng thua trong cuộc bầu cử rất quan trọng giữa nhiệm kỳ,
do đó buộc ông Mã phải thả cựu tổng thống Trần Thủy Biển (Chen Shuibian) để
thích ứng với thông lệ quốc tế và khôi phục lại niềm tin của quần chúng.
Tình
hình của Hồng Kông thì khó khăn hơn. Nó không có dân chủ, nhưng chỉ có hệ thống
pháp luật và hệ thống bán-dân chủ do người Anh để lại. Sau nhiều năm bị thiệt hại
và bị làm suy yếu bởi Đảng Cộng sản, hệ thống pháp luật ở Hồng Kông đã xuống cấp
đến mức gần giống với hệ thống của Trung Quốc đại lục dưới chế độ Cộng sản. Hệ
thống chính trị Hồng Kông là hệ thống bán-độc tài mà người Anh đã để lại cho chế
độ Cộng sản. Dưới sự lãnh đạo của cánh tả ái quốc, người dân Hồng Kông âm thầm
chấp nhận kết quả này.
Từ
lịch sử như vậy, người ta có thể nhìn thấy sự phức tạp của nó như thế nào,
trong những người gọi là dân chủ ở Hồng Kông. Nó không đủ để chỉ dựa vào những
người này để chiến đấu chống lại Đảng Cộng sản. May mắn thay, thế hệ trẻ ở Hồng
Kông có được một nền giáo dục cởi mở hơn, với những thông tin cũng đủ cởi mở.
Những người trẻ này ít bị ảnh hưởng bởi những ý tưởng truyền thống Trung Quốc
như trung thành, ái quốc, thực dụng và ít bị Cộng sản tẩy não, do đó họ có khả
năng lãnh đạo ngọn thủy triều đang dâng cao.
Có
những người khá thiển cận và các agents Cộng Sản, sẽ nói rằng Cách Mạng Dù ở Hồng
Kông đã thất bại. Đây là một sai lầm to lớn. Trong thực tế, giống như những cuộc
cách mạng dân chủ ôn hòa ở hầu hết các nước, cuộc cách mạng này đã tạo được ảnh
hưởng trong khi không bị đàn áp bởi lực lượng vũ trang. Nó đã tạo ra được các
điều kiện cho việc liên tục của phong trào, duy trì được áp lực cho các chiến dịch
tiếp theo.
Quan
trọng nhất là những người tham gia đã không rút lui. Họ đã giữ chặc được lý tưởng
và duy trì được niềm tin của những người ủng hộ. Niềm tin này không chỉ là niềm
tin của người dân Hồng Kông tự phát phấn đấu để có phổ thông đầu phiếu thực sự,
mà còn là niềm tin của người dân Trung Quốc đại lục chống chế độ độc tài của Đảng
Cộng sản. Người dân ở Trung Quốc đại lục không chỉ được thấy các cuộc đấu tranh
điển hình, mà cũng còn thấy sự yếu kém của Đảng Cộng sản và do đó làm gia tăng
sự tự tin của họ.
Những
yếu kém này của ĐCS là gì? Đó là những đấu đá nội bộ trong giới lãnh đạo Cộng sản.
Không thể có chuyện một chế độ tham nhũng và độc tài mà không có đấu đá nội bộ.
Khi tham nhũng đã đạt đến một bước ngoặt, chống tham nhũng đã trở thành điều
không thể được. Đó là vì hầu hết giai cấp quan liêu đều đã vượt quá mức án tử
hình ở Trung Quốc; chống tham nhũng tới giai cấp này thì chỉ có thể chống tham
nhũng một cách có chọn lựa.
Nếu
có một cuộc thập tự chinh chống tham nhũng thực sự, thì tình trạng sẽ là quan
chức nổi loạn chống các quan chức. Cả giai cấp quan chức sẽ ngừng đấu đá nội bộ
và đoàn kết lại để nổi loạn, tương đương với một cuộc nội chiến. Có thể nó sẽ dẫn
đến một cuộc nội chiến thực sự, trái ngược với các dạng đảo chánh khác nhau mà
thường cho ra các kết quả tương đối khiêm tốn. Vì vậy, Tập Cận Bình thực ra
không dám có một chiến dịch chống tham nhũng thực sự.
Đa
số các nhà quan sát đã không thức tỉnh từ mơ ước hảo huyền của mình, và do đó
đã không để ý đến hai hành động chính mà Tập Cận Bình đã thực hiện. Một là để lấy
lòng những người cánh tả bằng cách tấn công những người cấp tiến; thứ hai, hình
thành chính sách tối ư quan trọng của ông là chống lại việc thành lập các phe
phái trong nội bộ Đảng Cộng sản.
Như
một quy tắc chung, khi Đảng Cộng sản vận động chống lại sự hình thành các phe
phái, thì đó chính là lúc các phe phái đã được nhanh chóng hình thành, với sự
đe dọa đến các đỉnh cao của quyền lực. Điều gì có thể làm cho các quan chức,
tuy ăn chia không đồng đều các mối lợi tham nhũng, bây giờ lại có thể cùng nhau
đoàn kết để chống lại một kẻ thù chung? Đó chắc chắn không phải cái gọi là thế
lực thù địch của những nhà dân chủ; cũng không phải cái được gọi là liên minh
quốc tế chống Trung Quốc; cũng không phải là các nhóm tôn giáo như Pháp Luân
Công, Thiên chúa giáo, hay tương tự.
Những
mối đe dọa này thì vẫn còn quá xa. Cái mối đe dọa gần nhất là Vuơng Kỳ Sơn
(Wang Qishan), kẻ muốn đưa các quan chức tham nhũng vào tù, và Tập Cận Bình,
người ủng hộ ông Vuơng. Cả hai ông Tập và Vuơng sẽ không bị lừa vì bản thân họ
là những bậc thầy về mặt lừa đảo người khác. Những gì Đảng Cộng sản tuyên bố là
kẻ thù chỉ là những mục tiêu giả. Các mục tiêu thực là những quan chức tham
nhũng. Hơn nữa, không ai biết mình không có tên trong danh sách đen của chống
tham nhũng có chọn lọc này.
Tập
Cận Bình hiện đang ở vào một tình thế khó xử tương tự như cưỡi trên lưng một
con hổ. Ông ta sẽ mất sự hỗ trợ lớn, thậm chí còn nhanh hơn, nếu ông không thực
hiện chiến dịch chống tham nhũng. Kết quả sẽ là tất cả mọi người trở thành kẻ nổi
loạn tựa như Trần Thắng (Chen Sheng) và Ngô Quảng (Wu Guang) - những nông dân nổi
dậy thời Trung Quốc cổ đại. Ngược lại, Tập sẽ mất sự ủng hộ của các quan chức nếu
ông thực hiện chiến dịch chống tham nhũng. Sẽ có cán bộ dũng cảm hơn Bạc Hy Lai
(Bo Xilai) và Lệnh Kế Hoạch (Ling Jihua) để khởi xướng một cuộc đảo chính trong
chính phủ và thậm chí nổi loạn một cách bất ngờ với những binh sĩ. Trung Quốc
thực sự là một con bệnh nan y.
Có
những kẻ nịnh bợ luôn nói rằng Tập đang chơi cờ trên một quy mô lớn. Hai trụ cột
chính chống đỡ Tập là thế hệ thứ hai của cộng sản đỏ và những người thờ Mao bên
cánh tả. Nó thực sự như vậy, đây là thực tế mà các nhà quan sát đã thấy. Thế hệ
thứ hai của Cộng Sản đỏ có mối quan hệ lịch sử với Tập, trong khi những người
thờ Mao bên cánh tả có một khối lớn cảm tình viên trong giới quần chúng kém may
mắn. Chiến lược của Tập Cận Bình là dựa vào hai nhóm này để tranh đấu chống các
quan chức tham nhũng cứu Đảng Cộng sản.
Các
sự kiện lớn sẽ nổ ra năm nay có lẽ sẽ xuất phát từ đây. Có rất nhiều người cộng
sản của thế hệ thứ hai. Tuy nhiên, những người có quyền lực và tiền bạc là các
quan chức tham nhũng và trục lợi cho mình. Liệu họ sẽ ủng hộ một chiến dịch chống
tham nhũng và trở lại những lý tưởng cộng sản? Ở trụ cột kia, những người thờ
Mao bên cánh tả thì thực sự hết sức chống đối những kẻ tư bản đang nắm quyền.
Cho nên, tôi không lạc quan về ván cờ tướng mà Tập Cận Bình đang chơi. Hãy để
cho ông ta chơi cho đến khi sụp đổ chế độ độc tài này. Đây là những gì chúng ta
thực tình hy vọng. Cảm ơn, ông Tập.
*
Nguồn:
Wei
Jingsheng - Prospects to Greet the New Year of 2015 While Sending the Old
Year Off
Bản
tiếng Việt:
No comments:
Post a Comment