19.02.2015
Mạng Chân Dung Quyền Lực (CDQL)
xuất hiện từ năm 2011, đến nay được hơn ba năm. CDQL được đặc biệt chú ý từ hơn
hai tháng nay, khi cuộc họp Ban chấp hành Trung ương đảng Cộng sản Việt
Nam (CSVN) lần thứ 10/Khóa XI sắp họp để chuẩn bị cho Đại Hội XII, trong cuộc họp
này có cuộc bỏ phiếu thăm dò tín nhiệm của 20 ủy viên Bộ Chính trị và Ban Bí
thư.
Cho đến nay CDQL vẫn là một điều
bí hiểm. Nó thuộc lề trái hay lề phải? lề quan hay lề dân? do ai, nhóm nào chủ
trương? mặt mũi và tư cách chính trị của họ ra sao? đang sống ở đâu, vùng miền
nào, môi trường chính trị nào? và mục đích chính trị của nó thực sự là gì? đã đạt
kết quả như mong muốn chưa? CDQL không có thêm bài nào từ ngày 21/1/2015, vậy
còn sống hay đã chấm hết?
Thật là bí hiểm, cũng là lý thú
để giới theo dõi thời cuộc trong ngoài nước bình luận, tranh luận, chung sức
tìm cho ra ngọn nguồn, giải mã một bài toán chính trị hiểm hóc giữa tình hình
chính trị khẩn trương của đất nước. Đây cũng là một đề tài sinh động cho những
cuộc họp mặt ấm cúng, có hương hoa, bánh chưng xanh, câu đối đỏ, chén rượu hồng
những ngày Tết Ất Mùi gần đến.
CDQL không thuộc «lề dân », hay
«lề trái» như ta thường hiểu, không giống như các blogger tự do mang tinh thần
đối lập phản biện với chính quyền.
Đây là điểm đen của CDQL bị nhiều
người bỏ qua nên ngộ nhận về nó. Cần vạch rõ CDQL có cách nhìn bất lương đối với
các chiến sỹ dân chủ, các tổ chức trong xã hội dân sự đang lớn mạnh. Trong bài
«Chủ tịch Trương Tấn Sang và cú lừa dân chủ của thế kỷ», CDQL cho rằng nhóm sỹ
phu «Bắc Hà háo danh» gồm các ông Nguyễn Quang A, Chu Hảo, Tương Lai, Nguyễn Huệ
Chi, Phạm Toàn, Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh, Phạm Văn Đào, Nguyễn Xuân Diện, Huỳnh
Ngọc Chênh… và nhóm Lê Công Định, Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Thăng Long …ở miền
Nam đều là dân chủ cuội, tay chân của ông Trương Tấn Sang cả. CDQL đã tự làm mất
uy tín trước công luận do sự vu cáo trắng trợn này.
CDQL cũng không phải là cơ quan
truyền thông thuộc lề đảng, được cơ quan tuyên huấn, báo chí của đảng chỉ đạo.
Nó chắc chắn chỉ thuộc về một phe nhóm riêng của đảng cầm quyền, nhưng chưa được
nhận diện rõ là phe nhóm nào, nhân vật nào ở đằng sau nó.
Vì trong một phe nhóm cầm quyền nên CDQL mới có trong tay nhiều tài liệu, hồ sơ, tin tức, công văn, hình ảnh, hoá đơn, giấy tờ… chuẩn xác, người ngoài khó có thể có. Có lúc CDQL có vẻ nắm độc quyền nhiều tin tức tuyệt mật, như kết quả thăm dò tín nhiệm tại hội nghị 10, đầy đủ, cụ thể, chuẩn xác trong khi báo Nhân dân, Thông tấn xã Việt Nam chưa tiết lộ. CDQL cũng là mạng duy nhất phổ biến nhiều hình ảnh ông Nguyễn Bá Thanh nằm chữa bệnh trong bệnh viện ở Hoa Kỳ, cùng với tin về hành trình - đường bay, sân bay, ngày giờ cất, hạ cánh khi trở về nước.
Vì trong một phe nhóm cầm quyền nên CDQL mới có trong tay nhiều tài liệu, hồ sơ, tin tức, công văn, hình ảnh, hoá đơn, giấy tờ… chuẩn xác, người ngoài khó có thể có. Có lúc CDQL có vẻ nắm độc quyền nhiều tin tức tuyệt mật, như kết quả thăm dò tín nhiệm tại hội nghị 10, đầy đủ, cụ thể, chuẩn xác trong khi báo Nhân dân, Thông tấn xã Việt Nam chưa tiết lộ. CDQL cũng là mạng duy nhất phổ biến nhiều hình ảnh ông Nguyễn Bá Thanh nằm chữa bệnh trong bệnh viện ở Hoa Kỳ, cùng với tin về hành trình - đường bay, sân bay, ngày giờ cất, hạ cánh khi trở về nước.
Có những nhận định khác nhau về
mạng CDQL. Ban Tuyên huấn Trung ương đảng cho rằng đây là một mạng truyền thông
phản động, nhảm nhí, có hại, vô giá trị, nhưng không kết tội, không đề nghị
truy tố và phá sóng của nó.
Một số ý kiến cho rằng CDQL phê
phán tố cáo nặng nề hầu hết các ủy viên Bộ Chính trị và Ban Bí thư như các ông
Nguyễn Xuân Phúc, Phùng Quang Thanh, Trương Tấn Sang, Nguyễn Sinh Hùng, Nguyễn
Hòa Bình, Phạm Quang Nghị, Lê Thanh Hải, Tô Huy Rứa, và cả Tổng Bí thư Nguyễn
Phú Trọng. Riêng với ông Nguyễn Tấn Dũng có bài phê phán nhẹ nhàng, nhưng lại
có bài tâng bốc ông rất đặc biệt, ra ngày 21/1/2015: «Mũi thuyền rẽ sóng - mũi
Cà Mau». Do đó CDQL có thể là thuộc phe nhóm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, vì
nó rất có lợi cho ông. Đây là nhận định của rất nhiều người. CDQL phục vụ khá
rõ cho ý đồ và tham vọng của ông Dũng nhằm chức Tổng Bí thư, thậm chí kiêm nhiệm
thêm chức Chủ tịch nước (như tại Trung Quốc) tại Đại Hội XII tới.
Cũng có ý kiến cho rằng CDQL có
tay nghề cao trong săn tin, bài viết có tính chuyên nghiệp, bài bản, văn phong
chải chuốt, lập luận chặt chẽ, nhiều tin mật, phải là từ một cơ quan an ninh,
phản gián có kinh nghiệm, phải chăng từ Tổng cục an ninh 1 do Trung tướng Nguyễn
Chí Thành, một người rất thân cận với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, nắm giữ, và chỉ
có cơ quan an ninh, phản gián này mới có thể vươn xa, nhập sâu để có những tấm ảnh
thật và tin tức mật nói trên. Đây là những phán đoán cần có thời gian để xác
minh.
Nhân dịp này tôi xin có đôi lời
nhắn nhủ chân thành với ông Nguyễn Tấn Dũng, người mà do làm nhiệm vụ nhà báo
tôi đã có hai lần gặp ở Kiên Giang và Hà Nội những năm 1978 và 1984.
Thưa Thủ
tướng Nguyễn Tấn Dũng,
Tôi là một
nhà báo tự do sống ở nước ngoài, theo dõi sát tình hình trong nước. Ông là nhân
vật có uy tín nhất trong số người lãnh đạo ở trong nuớc, đang ở thế thượng
phong trong Ban Chấp hành trung Trung ương đảng cũng như trong Quốc hội.
Con người
không có ai hoàn hảo. Do đó thật đáng tiếc là công luận còn phân vân về những
thiếu sót ở nơi ông. Sự thiếu hiểu biết sâu sắc về nền chính trị, kinh tế, tài
chính, đối ngoại và quốc phòng của thế giới của ông theo tôi thấy hình như được
bù đắp khá tốt bởi một số cố vấn chuyên gia tin cẩn. Do dó ông đã có những phát
ngôn rất chuẩn, đi vào lòng người. Chỉ còn là việc thực hiện trong cuộc sống.
Không thể để nó chỉ nằm trên giấy.
Việc rất hệ
trọng là xin ông hết sức suy nghĩ về cuộc sống cá nhân, gia đình. Xin được nói
thẳng rằng có người đã chê ông là ông còn tệ hơn vài ông trong Bộ Chính trị.
Mong ông lấy đó làm tự răn mình. Nếu ông tự nguyện ngay từ hôm nay thực hiện
đúng phương châm của người CS «Hy sinh trước thiên hạ, hưởng thụ sau thiên hạ»,
lấy tự phê bình làm lẽ sống, gương mẫu về liêm khiết, không lấy một đồng của
dân, của nước, sống thanh bạch như những ông quan thanh liêm thời trước, không
chạy theo tư lợi vật chất và thói hưởng lạc của bọn trọc phú vô văn hoá, từ đó
chống tham nhũng quyết liệt và có hiệu quả như ông đã hứa hẹn, thì ông sẽ có cả
thiên hạ trong tầm tay. Tôi biết đây là việc khó chỉ có những người có bản lãnh
đặc biệt mới vượt qua nổi. Cuộc đời ông theo tôi biết đã vượt qua bao thử thách
cam go. Nay là bước thử thách cuối cùng.
Xin ông
trong một đêm yên tĩnh, nghĩ đến hàng triệu đồng đội, đồng bào ta đã ngã xuống
với hy vọng dân ta có tự do và hạnh phúc. Ông đang có điều kiện là một nhà cứu
quốc, cứu dân tuyệt vời trong cơn trầm luân khổ ải mấy chục năm nay. Ông hãy vượt
qua chính mình, trong một cuộc tâm sự thần kỳ, tự mình đối diện với chính mình,
và quyết chí. Hàng trăm triệu con người Việt Nam sẽ ghi công ơn ông trong lòng,
trong trái tim họ.
Xin ông
nghĩ cho kỹ, suy cho cùng. Xin ông chớ bỏ qua thời cơ ngàn năm một thuở này.
Ông hãy tự nguyện đứng ra với một nhóm nhân tài tâm huyết kiên cường khôn khéo
cùng nhân dân đưa Tổ Quốc Việt Nam từ độc đoán toàn trị sang Kỷ nguyên Độc lập,
Dân chủ, Tự do và Hạnh phúc thật sự cho mọi người. Được vậy lịch sử sẽ mãi mãi
ghi công ơn ông.
Theo tôi
nghĩ, ông muốn là ắt được, vì đó cũng là khát vọng cháy bỏng chân chính của
toàn dân lúc này.
Kính thư,
Bùi Tín.
Paris ngày 19/2/2015; mồng Một Tết Ất Mùi.
Bùi Tín.
Paris ngày 19/2/2015; mồng Một Tết Ất Mùi.
* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài
viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh
quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Chốt lại Chân dung quyền lực chỉ là Page rác rưởi, chẳng thuộc phe phái nào cả. Nên đừng ngộ nhận là của ai, của ông nào thuôc Chính phủ. Đừng quên có một cơ quan, bộ phận theo dõi sát sao những Page này, nếu của Chính phủ thì càng dễ quan sát, tình báo để làm cái mẹ gì?
ReplyDeleteTự nhiên lôi ra vài dòng thông tin không phải thuộc lề Đảng, hay thuộc phe đối lập. Chốt lại là của ông Dũng. Suy luận logic phết :))