Huyền Trang, VRNs
Đăng ngày: 21.02.2015
VRNs (21.02.2015) – Sài Gòn – Chương trình tri ân Quý Thương phế
binh VNCH do Quý cha DCCT Sài Gòn tổ chức đã diễn ra gần một năm nay cho hơn
1000 Quý ông TPB ở khắp các tỉnh thành trong cả nước.
Qua chương trình này, đa phần
quý ông đều cảm thấy, mình có cơ hội được gặp lại các anh em trong quân binh chủng
Quân lực VNCH, được mọi người đánh giá cao và công nhận giá trị của cuộc sống của
họ, sau hơn 40 năm bị lãng quên.
Trong những ngày chuẩn bị đón
xuân mới Ất Mùi, VRNs hân hạnh được tiếp chuyện với cha Giuse Đinh Hữu Thoại,
Trưởng Văn phòng Công lý và Hòa bình DCCT -Sài Gòn sẽ chia sẻ với quý vị rõ hơn
hơn về công việc tri ân quý TPB VNCH trong năm 2014 vừa qua.
Huyền Trang, VRNs: Kính thưa Cha, xin Cha cho mọi người một cái
nhìn tổng quát về công việc tri ân quý TPB VNCH trong năm 2014 vừa qua ạ?
Cha Giuse Đinh Hữu Thoại: DCCT Sài Gòn bắt đầu tổ chức chương trình Tri ân
quý TPB VNCH từ ngày 28/4/2014 với con số hơn 400 anh tham dự. Sau đó, các anh
thông tin cho nhau và càng ngày càng có nhiều TPB đến nộp hồ sơ ghi danh tham
gia. Tính đến thời điểm này đã có 1.413 anh.
Từ ngày 28/4/2014 đến nay chúng
tôi còn tổ chức được 1 đợt khám chữa mắt cho 61 anh vào ngày 11/8/2014, 3 đợt
khám sức khoẻ tổng quát vào các ngày26/8, 23/9, 31/10 trong năm 2014 và 2 đợt
hôm 9/1 và 6/2/2015. Đầu năm nay chúng tôi cũng tổ chức ngày họp mặt tri ân hôm
12/1 thay cho ngày mà chúng tôi dự kiến là dịp Giáng sinh và cuối năm 2014,
nhưng vì bận công việc mục vụ chúng tôi không làm được. Ngoài ra, sau mỗi một đợt
khám sức khoẻ, chúng tôi tổ chức chi trả bảo hiểm y tế cho những anh đã mua tại
địa phương, cấp phát xe lắc, xe lăn, nạng, gậy và kính mắt.
Tổng cộng cả 5 đợt, chúng tôi
đã khám sức khoẻ cho: 585 anh.
Chi trả Bảo hiểm Y tế: 175 anh.
Cắtkính mắt: 132 anh
Cấp xe lắc: 157
Cấp xe lăn: 53
Cấp nạng nách: 62
Cấp gậy: 19
Các hoạt động khác:
- Các Phế binh VNCH qua đời: 11
người
1. Nguyễn Văn Xúp (Sài Gòn, 7/2014)
2. Lê Xuân (Bình Phước, 8/2014)
3. Vinhsơn Nguyễn Hoàng Hiệp (SG, 8/2014)
4. Đào Văn Thành (8/2014)
5. Phêrô Đinh Văn Phước (9/2014)
6. Phan Cơ Hữu (10/2014)
7. Nguyễn Văn Còn (10/2014)
8. Võ Thành Tâm (SG, 12/2014)
9. Phan Văn Hoàng (Tiền Giang, 1/2015)
10. Nguyễn Văn Đực (SG, 1/2015)
11. Nguyễn Văn Xương (SG, 2/2015)
Giúp chi phí toàn bộ đám tang:
1 trường hợp
Phúng điếu và hỗ trợ: 10 trường
hợp
- Thăm Phế binh đau ốm nằm bệnh
viện, giúp chi phí hỗ trợ thuốc và viện phí rất nhiều trường hợp.
Huyền Trang, VRNs: Các con số Cha vừa chia sẻ được phân bổ về địa
lý như thế nào, ngoài TP Saigon ra thì các tỉnh nào có TPB tham dự chương trình
ạ?
Cha Giuse Đinh Hữu Thoại: Trong 1.413 TPB thì có 979 anh sinh sống tại
vùng Sài Gòn, kể cả những anh không có nhà cửa, chỉ sống lây lất qua ngày, vô
gia cư (72), số TPB ở SG chiếm tỉ lệ 69.3%. 30.7% còn lại thuộc 25 tỉnh khác
như Đồng Nai (6.7%), Tiền Giang 3.9%, BR-VT 3.8%, Long An 3%, An Giang 2.6%,….
Huyền Trang, VRNs: Còn những TPB tuy đã có trong danh sách nhưng họ
không có khả năng đến với chương trình vì sức khỏe, hoặc vì gia cảnh, thì Cha
có dự định điều gì dành cho họ?
Cha Giuse Đinh Hữu Thoại: Đối với những TPB sức khoẻ kém, mù, tai biến,…không
thể tự đi xe khách hay xe buýt, mà lại chỉ sống 1 mình thì việc di chuyển về SG
tham dự họp mặt hay nhận quà là cả 1 vấn đề lớn với họ. Chúng tôi cố gắng tìm
kiếm những cách khác để chuyển quà cho họ, hoặc có thể tìm kiếm tình nguyện
viên đến tận nơi thăm và trao quà cho họ.
Huyền Trang, VRNs: Ngoài chương trình tri ân, chúng con được biết
Cha đang tiến hành một chương trình hỗ trợ các hoàn cảnh khó khăn ở bệnh viện
hoặc tang lễ, xin Cha cho biết thêm thông tin này ạ?
Cha Giuse Đinh Hữu Thoại: Khá nhiều TPB khi phải nhập viện thì người nhà
liên lạc với Phòng CLHB chúng tôi để mong hỗ trợ chi phí chữa trị. Trừ những bệnh
nan y mà chi phí quá lớn và kéo dài thì chúng tôi không dám hứa, nhưng những
trường hợp chi phí vài triệu chúng tôi lo được cho họ. Ví dụ như hôm tháng
1/2015 vừa qua, 1 TPB mổ phaco mắt phải tại BV Mắt, chi phí và thuốc men gần
5tr, và hôm 11/2 một TPB khác mổ khối u mắt gần 3tr,…thì chúng tôi giúp trọn vẹn
chi phí. Khi có 1 TPB qua đời, nếu trong vòng 30km, chúng tôi có TNV đến viếng
và phúng điếu, bình thường là 1tr. Tuy nhiên nếu thấy gia cảnh khó khăn, chúng
tôi hỗ trợ 5tr. Tính đến nay có 11 TPB qua đời, có 1 trường hợp rất khổ, quan
tài đặt trong nhà không lọt mà 1 phần lộ ra ngoài,…chúng tôi hỗ trợ toàn bộ chi
phí tang lễ. Còn những trường hợp ở xa thì chúng tôi gửi phúng điếu, chứ không
đến được.
Huyền Trang, VRNs: Thưa cha, sau gần 1 năm hoạt động thì cha đánh
giá như thế nào về các kết quả đã thu được?
Cha Giuse Đinh Hữu Thoại: Trước hết, chúng tôi phải thừa nhận rằng: có rất
nhiều người yêu thương các anh TPB VNCH. Rất nhiều người VN trong và ngoài nước
không kềm nổi sự xúc động khi xem những phóng sự của hoạt động tri ân quý TPB
VNCH.
Thứ hai, sau gần 10 tháng phụ
trách chương trình này, chúng tôi thấy rõ sức mạnh của truyền thông. Chính nhờ
những clips về chuỗi hoạt động tri ân quý TPB VNCH mà nhiều người khi xem không
nén nổi xúc động, thậm chí rơi nước mắt và thấy rằng phải hy sinh chi tiêu hàng
ngày để chia sẻ với những người hơn 40 năm trước đã có công rất lớn trong việc
gìn giữ sự an bình cho hậu phương miền Nam VN yên tâm học hành và làm việc.
Xin trích đọc 1 lá thư tôi vừa
nhận được hôm 11/2 từ một nhóm thân hữu Seattle-USA gửi về:….
Tóm lại, tôi tin rằng càng ngày
càng có nhiều người sẵn sàng chung tay nâng đỡ quãng đời còn lại của các anh
TPB VNCH. Chúng tôi cũng chợt nghĩ đến việc trong tương lai cũng nên có dự án
“làng TPB” cho những anh vô gia cư có nơi cư ngụ. Con số này hiện nay đã gần
100.
Huyền Trang, VRNs: Thưa cha, điều gì đã làm cản trở sự phát triển cộng
đồng trong các mục tiêu của Chương trình Tri ân Quý TPB VNCH ạ? Và cha sẽ khắc
phục những khó khăn này ra sao ạ?
Cha Giuse Đinh Hữu Thoại: Việc tri ân quý TPB VNCH là một việc bác ái, nói
đúng hơn là 1 bổn phận của xã hội nói chung, bất kể là bên thắng cuộc hay bên
thua cuộc, vì họ là những người lính bảo vệ quê hương trong một giai đoạn lịch
sử. Giả sử tôi sinh ra vào thời chiến tranh thì rất có thể cũng là 1 người
lính. Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolo 2 cũng từng là 1 người lính ở quê hương Ba
Lan của ngài. Đặc biệt hơn, tri ân quý TPB VNCH là 1 việc bổn phận của những
ngườitrực tiếp chịu ơn các anh, tức là những người đã từng sống ở miền Nam trước
năm 1975.Nhờ những người lính này mà miền Nam Vn đã có những ngày tháng yên
bình và hạnh phúc.Nói chung, việc tri ân các TPB VNCH là một việc đáng cho cả
xã hội phải làm, vì nó giúp cho XH chúng ta nhân bản hơn, biết quan tâm nhau
hơn.Việc ấy một cách nào đó giúp cộng đồng VN phát triển toàn diện hơn.
Thế nhưng, với cái tâm thiếu sự
thiện của mình, nhà cầm quyền CSVN chủ trương loại trừ những TPB VNCH này. Họ
không hề có một chính sách nào cho những người bị thương tật vì chiến tranh của
Quân lực VNCH, mà thậm chí còn miệt thị các anh là “nguỵ quân, nguỵ quyền”. Đã
không giúp đỡ họ, nhà cầm quyền này còn sách nhiễu họ không ngừng. Mỗi khi nhận
được quà của đồng đội hay người hảo tâm nào ở ngoại quốc, nhiều ông TPB bị công
an mời ra đồn làm việc, hạch hỏi họ đủ điều, đe doạ họ không được nhận bất cứ sự
giúp đỡ của ai. Hành vi này của công an VN cũng làm cho một số anh lo lắng, ngại
đi gặp nhau vì sợ sự khủng bố tinh thần của công an. Mặc dù chúng tôi ít khi
thông báo trước ngày gặp gỡ nhưng khi thông tin ngày họp mặt đến tai công an
thì nhiều ông TPB đã bị ngăn chặn không cho đến. Để khắc phục khó khăn này, đa
số các anh TPB đã nói thẳng với công an: “Nếu các ông làm được như nhà thờ thì
chúng tôi đến chỗ các ông, không đến nhà thờ nữa. Chúng tôi quá khó khăn, nên
nơi nào giúp đỡ thì chúng tôi đến!”
Khó khăn thứ 2 là rất nhiều TPB
ở xa SG, mà các anh lại di chuyển rất khó khan vì thương tật để lại trên thân
thể. Có những trường hợp đang nằm trên giường bệnh không thể đi đâu được….
Chúng tôi đang cố gắng tìm kiếm TNV đến thăm họ tại tư gia…
Huyền Trang, VRNs: Thưa cha, qua chương trình Tri Ân quý TPB VNCH,
cha muốn gửi thông điệp gì đến với Quý TPB VNCH cũng như Quý khán thính giả
đang theo dõi chương trình ạ?
Cha Giuse Đinh Hữu Thoại: Thật ra, điều chúng tôi nhắm đến trước hết là phục
hồi danh dự và điều kiện sống của các anh sau gần 40 năm bị xã hội loại trừ.
Các anh là những vị ân nhân của người dân miền Nam VN nhưng lại không được cư xử
đúng phẩm giá. Hãy hỏi những người đã sống ở miền Nam từ năm 1954 đến năm 1975
xem có đúng như vậy không. Sự thật là như vậy. Những người lính bảo vệ sự yên
lành cho dân, đã phải hy sinh một phần thân thể cho đất nước này phải được đối
xử hết sức trân trọng. Một xã hội loại trừ họ là một xã hội vô nhân đạo, xã hội
ấy không xứng đáng để người dân tin tưởng.
Nhà cầm quyền chụp mũ và tuyên
truyền rằng khi giúp đỡ quý TPB VNCH là chúng tôi “làm chính trị”. Có một số
người tin vào những luận điệu tuyên truyền đó. Chúng tôi nghĩ thế này: loan báo
TM cho những người bị bỏ rơi là linh đạo của Tu sĩ DCCT. Chúng tôi đang sống
đúng linh đạo của mình, ai muốn chụp mũ gì thì cứ chụp. Chúng tôi không bao giờ
chùng bước trước tiếng kêu của người nghèo.
Chúng ta cũng cần biết điều
này: Đức Hồng Y Angelo Bagnasco, Tổng Gám Mục giáo phận Gênôvađã tuyên bố rằng:
“Chính trị là một hình thức ‘tận tụy vì thiện ích chung’ và như thế, là ‘một sự
biểu hiện của bác ái’”.
Trong Tông Huấn “Niềm Vui Của
Tin Mừng” của Đức Thánh Cha Phanxicô viết ở số 182: “Nếu quả thực ‘việc điều
hoà trật tự công bằng của xã hội và nhà nước là một trách nhiệm chính trị’, thì
Hội Thánh ‘không thể đứng bên lề cuộc đấu tranh cho công lý’. Mọi Kitô hữu, bao
gồm cả các mục tử của họ, được kêu gọi bày tỏ quan tâm đối với việc xây dựng một
thế giới tốt đẹp hơn…”
Trong số 205, Đức Thánh Cha viết:
“Chính trị, dù thường bị chê bai, vẫn là một ơn gọi cao cả và một trong những hình
thức cao quí nhất của bác ái, khi nó tìm kiếm lợi ích chung”.
Một giáo dân và là một trí thức
viết: “Khi dân Chúa, nhất là mục tử, dấn thân cho công lý, cho người nghèo, thì
vẫn “thường bị chê bai”, nhưng con cái Chúa phải dấn thân, vì đó là “ơn gọi cao
cả” và “một trong những hình thức cao quý nhất của bác ái”.
Huyền Trang, VRNs: Con xin chân thành cám ơn cha Giuse
Huyền Trang, VRNs
No comments:
Post a Comment