Monday,
February 23, 2015
Ở
vùng đất nào tối tăm nhất là vùng đất thường sản sinh ra tư tưởng sáng nhất.
Các tôn giáo ra đời hầu hết ở châu Á: Phật, Hồi, Bà La Môn,
Hindu, Cơ Đốc giáo, etc, vì châu Á là cái nôi của văn hóa phong kiến tập
quyền, con người sống với nhau không khác chiếm hữu nô lệ ở châu Âu. Những tư
tưởng triết học giúp nhân loại phát triển khoa học đưa đời sống con
người ngày một tốt hơn, lại xuất hiện ở châu Âu, nơi tối tăm về chế độ
chiếm hữu nô lệ.
Ở
vùng đất xưa cũ bao giờ cũng là nơi văn hóa thuần chủng bám rễ lâu bền, bảo
thủ khó thay đổi, và khó phát triển. Châu Âu và châu Á, kể cả châu
Phi - cựu lục địa - là những nơi sản sinh ra tư tưởng tốt đẹp của
nhân loại, nhưng lại không sử dụng nó theo hướng tốt đẹp, mà bị con người
lợi dụng tư tưởng tốt ấy để sản sinh ra những chế độ độc
tài nhằm thu vén sở hữu và quyền lực về cho giai cấp cầm quyền. Đại diện là chiếm hữu nô lê, phong kiến và cộng sản là những
chế độ tồi tệ nhất của loài người sinh ra ở các cựu lục địa này.
Nhưng ở
Tân lục địa - châu Mỹ - lại là nơi con người biết tiếp thu và áp dụng
hữu ích nhất cho nhân loại để Hoa Kỳ lãnh đạo thế giới nhân bản
nhất. Úc và New Zealand cũng là tân lục địa, ở đó con người
sống với nhau cũng nhân bản hơn.
Việt
Nam cũng vậy, càng vào Nam - vùng đất mới - văn hóa sống của con người Việt
cũng thoáng hơn. Đại diện Sài Gòn là đất lành chim đậu. Sài Gòn
là vùng đất không phân biệt tầng lớp, vùng địa lý, nhưng đầy sức
sống để những ai muốn có cơ hội để đi lên.
Vùng đất
mới là vùng đất của những hội tụ đa văn hóa, đa sắc tộc và nhiều
tư duy rộng mở. Nó tiếp nhận và bao dung cho mọi cá thế để xây dựng cuộc đời
mới.
Cứ
mỗi lần trở lại quê nhà là mỗi lần đau lòng, vì tư duy của cả dân đến
quan đều bảo thủ và chậm tiến. Không trách được, vì họ chưa được
khai tâm, mở trí ở một vùng đất cựu lục địa, đứng trên
phương diện quốc gia, mặc dù Bình Định chỉ mới ra đời chỉ chưa đầy
700 năm trong cuộc Nam tiến của dân tộc.
Nói
chuyện với bạn bè, ở Bình Dương cũng có cái tên Bình Đường của xứ Tây
Sơn Bình Định, ở Nhà Bè Sài Gòn cũng có cái tên Phú Xuân của Huế, etc, tôi
nói rằng, đó là chứng tích di dân, mở cõi mang theo cả tên làng, tên núi,
tên sông của ông cha ta, nhưng dân Bình Dương sống thoáng hơn dân
Bình Định.
Một
người bạn nói, dân Bình Định rất dễ thương khi còn là dân, nhưng khi làm
quan thì lại ác. Tôi bảo, quan ở đâu trên thế giới cũng ác,
nếu luật pháp kém phân minh, do chế độ chính trị ác độc của chính khách tạo ra,
chứ không riêng Bình Định và Việt Nam. Và dân ở đâu cũng dễ
thương chứ không chỉ dân ở Bình Định hay ở Việt Nam.
Cứ
mỗi lần di dân là mỗi lần người dân bỏ đất cũ đi tìm vùng đất được quyền sống mới
thấu hiểu về chính trị, văn hóa và luật pháp, nên họ xây dựng vùng đất mới
một nét văn hóa sống mới và nền pháp luật tốt đẹp hơn.
Tuổi
thơ ở đâu, quê hương ở đó. Đó là chân lý trường tồn.
Cuối thập niên 1970, khi Đặng Tiểu Bình quyết định tặng học bổng toàn
phần cho những tài năng trẻ du học Hoa Kỳ, mà không bắt buộc họ quay về, nhằm
giúp ích cho Trung Hoa tương lai, thì nhiều lãnh đạo cao cấp của
Trung Hoa lúc bấy giờ lo ngại. Nhưng ông Đặng vẫn thực hiện, và khẳng định,
họ ra đi rồi họ sẽ về, vấn đề là chế độ đãi ngộ. Năm
1990, ông Đặng đã chứng minh được điều này, và hôm nay
Trung Hoa là cường quốc.
Gần đây,
những người Việt trốn chạy cộng sản ở Việt Nam - mà thường được gọi
là thuyền nhân: boat people - là những thanh niên ra đi từ tuổi đôi
mươi, sức trẻ tràn trề ra đi 40 năm trước, giờ đã cạn ngọn đèn dầu
sức lực ở xứ người, quay về Việt nam nghỉ hưu và chờ nằm với mảnh đất
chôn nhau cắt rún.
Bản
thân tôi cũng không ngoài quy luật này. Tết nào, tôi cũng mong được về quê
Bình Định để ăn tết. Vì ở đó, tôi có tuổi thơ ngây, là
những ngày đẹp nhất của một đời người, dù tuổi thơ của thế hệ chúng
tôi vô cùng vất vả với chiến tranh, rồi với từng con tem, cái phiếu thời bao cấp
của cộng sản chiếm miền Nam.
Văn
hóa không chỉ là chứng cứ cho sự tồn tại của một dân tộc, mà còn là gốc rễ của
sự phát triển cho tư tưởng, kinh tế, chính trị, giáo dục và mọi lĩnh vực của mọi
xã hội.
Hầu
hết các lãnh đạo chính trị ở các quốc gia nhược tiểu đều có nhiều
chuyến công du quốc tế, đi khắp nơi ở các nền văn hóa, văn minh nhất
toàn cầu, nhưng họ không vì thế mà canh tân quốc gia, mà ngược lại, để củng
cố quyền lực của mình, họ nghĩ ra những chính sách bảo thủ, và tệ hại để
giữ lấy cái văn hóa, và chính sách không hội nhập.
Phải
chi con người ở những vùng đất cũ thấu hiểu về văn hóa, và biết hội
nhập nó để góp sức để canh tân quê hương tốt đẹp hơn?
No comments:
Post a Comment