Được đăng ngày Chủ nhật, 01 Tháng 2 2015 11:17
Kiều hối là tiền, đồng tiền luôn có hai mặt. Trong bối
cảnh hiện nay của Việt Nam kiều hối luôn thể hiện tác động tích cực.
Trong bài trả lời phỏng vấn báo Đất Việt các chuyên
gia đều cho rằng, 90 tỷ USD kiều hối Việt Nam nhận trong 14 năm
(12 tỷ USD/năm 2014) chỉ là con số chưa được thống kê đầy đủ. Kiều hối
có vai trò rất lớn trong việc duy trì sức sống nền kinh tế, ổn định tỉ giá, dự
trữ ngoại hối...
Khó
kiểm soát được dòng kiều hối thực
Tiến sĩ Võ Trí Thành - Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu
quản lý kinh tế trung ương (CIEM-Central Institute for Economic Management) cho
biết, báo cáo của ông dựa trên điều tra từ mấy trăm hộ dân tại các tỉnh Hà Nội,
Thành phố Hồ Chí Minh, Quảng Bình và các tỉnh miền Tây.
Lượng kiều hối về Việt Nam có từ nhiều nguồn khác
nhau : người Việt Nam định cư ở nước ngoài ; lao động Việt Nam đi xuất khẩu ;
chưa kể các hợp đồng, hợp tác nghiên cứu khoa học...
Tiến sĩ Võ Trí Thành cũng thừa nhận, dự báo,
năm 2014 kiều hối của cả nước có thể đạt từ 11 - 12 tỷ USD, chiếm khoảng 8% GDP
cả nước năm 2014 con số này có thể đang được đánh giá thấp hơn lượng kiều hối
thực đang chảy vào Việt Nam bởi nó chỉ dựa trên các kênh chính thức.
Điều tra cho thấy có tới 20-25% lượng kiều hối được
chuyển qua con đường không chính thức. Con số này rất khó kiểm soát và không thống
kê được.
Theo Tiến sĩ Thành, nhìn về tổng thể, kiều hối về Việt
Nam luôn có hai mặt tích cực và tiêu cực, tuy nhiên trong bối cảnh của Việt Nam
vừa qua kiều hối luôn thể hiện tác động tích cực.
Đầu tiên phải nói tác động của nó với kinh tế vĩ mô.
Trong nhiều năm liền, kinh tế Việt Nam luôn trong tình trạng khó khăn, cán cân
thương mại thậm hụt lớn, gây khó khăn trong điều hành chính sách tiền tệ, duy
trì chính sách tỉ giá hối đoái. Kiều hối chính là yếu tố giúp cán cân thanh
toán quốc tế bớt rủi ro, tăng tính lành mạnh.
Trong những năm gần đây, kiều hối góp phần làm tăng
thặng dư, giúp ngân hàng tăng dự trữ ngoại hối (từ 10 tỷ USD lên tới 35 tỷ
USD).
Kiều hối còn làm tăng thu nhập khả dụng, qua đó làm
tăng tiết kiệm cho người dân, giúp cuộc sống bình ổn, đảm bảo, tạo điều kiện
cho đầu tư vào sản xuất kinh doanh.
Trong trường hợp cán cân thanh toán quốc tế
dương (tức là dư) thì kiều hối có thể sẽ gây áp lực ngược lại
cho nền kinh tế. Nếu tiếp tục nhận thêm kiều hối nó sẽ làm đồng nội tệ lên
giá, ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của hàng hóa trong nước.
Việc này đồng nghĩa với việc ngoại tệ ở trong nước
ra nước ngoài ít hơn ngoại tệ ở nước ngoài chảy vào Việt Nam. Tuy nhiên, ở
Việt Nam chưa xảy ra tình trạng này và kiều hối vẫn đang có tác động tích cực.
Cũng không loại trừ khả năng không nhỏ họ gửi về để
hưởng lãi suất chênh lệch. Hay kiều hối về nhưng lại đầu tư vào chứng khoán, bất
động sản, gây rủi ro, tạo ra những tác động không tích cực.
Đối với vi mô, kiều hối dựa trên hai mô-típ. Về lý
thuyết là lòng thương cảm, quan hệ người với người, quan hệ huyết thống.
Thứ hai là kiều hối vào đầu tư.
Tiến sĩ Thành cho biết, hiện có khoảng 30% lượng
kiều hối được gửi về Việt Nam trong 3 - 5 năm gần đây được gửi vào ngân hàng để
lấy lãi. Gần 30% được đầu tư cho sản xuất, kinh doanh và dịch vụ. 20% để tích
trữ vàng, hơn 16% đổ vào bất động sản và nhà đất.
Tuy nhiên, tỉ lệ đầu tư vào sản xuất trong nhiều
năm nay không có sự thay đổi.
Không
loại trừ khả năng chuyển tiền ra
Khó kiểm soát lượng kiều hối thực còn có
khả năng người Việt trong nước nhận kiều hối nhưng lại chuyển tiền ra nước
ngoài, mặc dù việc này đã được hạn chế rất nhiều.
Tiến sĩ Thành cho biết, theo quy định của Việt Nam
thì người Việt Nam cũng như những người nước ngoài, khi xuất cảnh mỗi người
được phép mang theo một lượng tiền nhất định (khoảng 5000-7000 USD). Hình thức
này thường không phải khai báo, rất khó kiểm soát.
Thứ hai, là hình thức buôn lậu, nhập vàng lậu.
Hay một hình thức chuyển tiền rất nhanh không thông qua con đường chính thức
tức là có giao dịch chuyển tiền nhưng lượng tiền không thay đổi.
Ví dụ, một kiều bào ở nước ngoài gửi tiền cho người
thân trong nước khoảng 5.000 USD. Bằng một cuộc điện thoại có thể sẽ có người
trong nước mang ngoại tệ đến cho người cần chuyển, không thông qua ngân hàng. Số
tiền sẽ được chuyển lại bên nước ngoài, còn trong nước giao dịch bằng giao ngoại
tệ trực tiếp.
Ông Thành cho rằng, số liệu báo cáo có thể đã đánh
giá thấp hơn lượng kiều hối thực nhưng chưa tính khả năng chuyển tiền ra. Tuy
nhiên, điều này cho thấy tiềm năng để thu hút kiều hối qua kênh chính thức còn
rất lớn. Các kênh chính thức phải cải thiện, cạnh tranh để thu hút lượng
kiều hối qua con đường không chính thức.
Vì sao phải hút nguồn kiều hối qua con đường chính
thức, nếu qua con đường chính thức có thể nắm được thông tin tổng thể lượng kiều
hối để tạo điều kiện nghiên cứu, tác động tới kinh tế vĩ mô. Qua đó có những
chính sách phù hợp hơn để quản lý đồng tiền.
Đồng thời giảm thiểu rủi ro cho người nhận và người
gửi.
Việt
Nam phải làm gì ?
Tiến sĩ Võ Trí Thành khẳng định, kiều hối lớn
hơn ODA và lớn hơn cả vốn FDI được giải ngân thực tế trong vài
năm trở lại đây. Lợi thế lớn nhất của kiều hối hiện nay là không tiềm ẩn rủi
ro như vốn FDI, ODA, những dòng vốn mà có thể đem đến như phụ thuộc chủ quyền
hoặc các can thiệp mang động cơ chính trị của các nhà tài trợ. Kiều hối về ta
và do người dân làm chủ đầu tư.
Tuy nhiên, chính sách quản lý, cách chơi là
khác nhau. Kiều hối quyền quyết định là của người nhận tiền. ODA liên quan
tới chương trình đầu tư, nguồn vay giữa hai chính phủ, liên quan tới hiệu
quả đầu tư công. Còn FDI, ông chủ là người nước ngoài, họ đầu tư chủ yếu là sản
xuất, kinh doanh tạo dịch vụ, hàng hóa. Vấn đề của FDI là tạo ra hiệu quả kinh
doanh và qua đó tạo sức lan tỏa tới các sản xuất trong nước, tạo năng lực cạnh
tranh qua chuyển giao công nghệ, kỹ năng. Do đó, so sánh về tổng thể, ý nghĩa,
số lượng, nguồn lực cả 3 đều quan trọng, nhưng người chơi, cách chơi, cách thức
nhìn nhận chính sách cũng khác nhau.
Như đã nói, nếu hướng được kiều hối vào sản xuất đó
sẽ là nguồn lực rất lớn thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Vậy phải làm sao để hướng
được kiều hối vào sản xuất hiệu quả ?
Ở đây là bài toán ổn định vĩ mô, cải cách chính
sách, tạo dựng môi trường kinh doanh bình đẳng, minh bạch... tức là tạo ra thị
trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng, giảm chi phí giao dịch doanh nghiệp.
Bên cạnh định hướng tiền vào đâu, cần phải có chính
sách gì. Ví dụ FDI có ưu đãi. Còn kiều hối bản chất là tiền,
do người dân quyết định. Hướng định người dân lựa chọn thế nào, đầu tư vào
đâu lại phải quay lại dựa vào lòng tin, sự ổn định, phát triển
kinh tế.
Vũ
Lan
Theo Đất Việt
Theo Đất Việt
-----------------------------------
Vũ Quang Việt
Cập nhật lần cuối 26/01/2015
No comments:
Post a Comment